Nằm giữa biên giới Croatia, Bosnia và Herzegovina, đây là một căn cứ sân bay bí mật có tên Zeljava (thuộc Quân đội Liên bang Nam Tư), một trong những căn cứ quân sự bí mật lớn bậc nhất châu Âu thời chiến tranh lạnh và quy mô của nó thậm chí vẫn còn vượt xa các căn cứ quân sự thời hiện đại bây giờ. Nguồn ảnh: APS.Nằm dưới chân đỉnh núi Pljesivica của Croatia (thuộc Nam Tư cũ), căn cứ sân bay bí mật này vừa tận dụng ngọn núi này làm một tấm khiên chắn, vừa tận dụng đỉnh núi cao 1600 mét trên ngọn núi này làm nơi đặt trạm radar kiểm soát cảnh báo sớm. Đây là một phần tử quan trọng trong toàn bộ hàng rào radar cảnh báo sớm của Nam Tư thời bấy giờ. Nguồn ảnh: APS.Một nhà chứa máy bay cực kỳ kiên cố được đục thẳng vào bên trong núi đá, với mức độ kiên cố này, khó có một loại vũ khí nào thời đó có thể làm hư hại các máy bay chiến đấu được cất giấu ở phía trong. Nguồn ảnh: APS.Cửa hầm để máy bay được thiết kế để phù hợp với các loại chiến đấu cơ thời bấy giờ và để tăng tối đa khả năng bảo vệ các máy bay bên trong nhà chứa, cửa hầm được thiết kế đúng theo hình dáng mặt cắt dọc của máy bay bao gồm diện tích đủ cho cánh ngang và cánh đuôi. Nguồn ảnh: APS.Đường băng Zeljava. Được xây dựng trong vòng 20 năm từ năm 1948 cho tới năm 1968, sân bay quân sự này đã từng được đóng dấu tuyệt mật và được gọi bằng cái tên mã Objct 505 (Đề án 505). Toàn bộ công trình này trị giá tới 6 tỷ USD và là một trong những công trình quân sự đắt nhất châu Âu tính cho tới hiện tại. Nguồn ảnh: APS.Bên trong hầm chứa có diện tích cực lớn, người ta vẫn không thể thống kê chi tiết được rằng bên trong hầm chứa này có khả năng cất giấu bao nhiêu máy bay vì các khu vực chức năng ngày nay đều đã bị bỏ hoang, khó có thể xác định được nhiệm vụ của từng khu vực. Nguồn ảnh: APS.Đường băng dã chiến của sân bay quân sự lớn bậc nhất châu Âu này có chiều dài 2000 mét và căn cứ Zeljava có tới 5 đường băng dài như vậy. Tất cả các đường băng đều được xây dựng bằng cách phá núi, tạo khoảng không. Nguồn ảnh: APS.Mặc dù được coi là một công trình tuyệt mật nhưng sau khi phía CIA giải mã những tài liệu về căn cứ quân sự Zeljava vào đầu những năm 2000 vừa qua thì sự thật khá phũ phàng đó là ngay từ những năm 1950, phía Mỹ đã có được những thông tin tình báo quan trọng về sự tồn tại của hệ thống sân bay quân sự cũng như hàng rào radar phòng thủ Nam Tư tại đây. Nguồn ảnh: APS.Mặc dù không công nhận nhưng chắc chắn một điều phía Mỹ đã xây dựng phương án tấn công, vô hiệu hóa, đánh chiếm hay thậm chí là xóa sổ sân bay quân sự lớn bậc nhất Liên Xô này ngay từ khi nó còn... chưa xây xong vì phía Mỹ đã biết tới sự tồn tại, quy mô và chính xác vị trí của sân bay Zeljava từ hàng chục năm trước khi nó hoàn thành. Nguồn ảnh: APS.Khi cách mạng Nam Tư nổ ra vào năm 1991, căn cứ quân sự này đã bị đưa vào danh sách phá dỡ dưới lệnh của chính quyền mới. Tới năm 1992, sau khi tháo dỡ hết hoàn toàn nguyên liệu, sắt thép, máy móc ra khỏi hầm, người ta đã nhồi vào trong hầm 56 tấn thuốc nổ và chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của sân bay quân sự đắt bậc nhất, lớn bậc nhất nhưng cũng bị phát hiện sớm bậc nhất trong thời kỳ chiến tranh lạnh này. Nguồn ảnh: APS.
Nằm giữa biên giới Croatia, Bosnia và Herzegovina, đây là một căn cứ sân bay bí mật có tên Zeljava (thuộc Quân đội Liên bang Nam Tư), một trong những căn cứ quân sự bí mật lớn bậc nhất châu Âu thời chiến tranh lạnh và quy mô của nó thậm chí vẫn còn vượt xa các căn cứ quân sự thời hiện đại bây giờ. Nguồn ảnh: APS.
Nằm dưới chân đỉnh núi Pljesivica của Croatia (thuộc Nam Tư cũ), căn cứ sân bay bí mật này vừa tận dụng ngọn núi này làm một tấm khiên chắn, vừa tận dụng đỉnh núi cao 1600 mét trên ngọn núi này làm nơi đặt trạm radar kiểm soát cảnh báo sớm. Đây là một phần tử quan trọng trong toàn bộ hàng rào radar cảnh báo sớm của Nam Tư thời bấy giờ. Nguồn ảnh: APS.
Một nhà chứa máy bay cực kỳ kiên cố được đục thẳng vào bên trong núi đá, với mức độ kiên cố này, khó có một loại vũ khí nào thời đó có thể làm hư hại các máy bay chiến đấu được cất giấu ở phía trong. Nguồn ảnh: APS.
Cửa hầm để máy bay được thiết kế để phù hợp với các loại chiến đấu cơ thời bấy giờ và để tăng tối đa khả năng bảo vệ các máy bay bên trong nhà chứa, cửa hầm được thiết kế đúng theo hình dáng mặt cắt dọc của máy bay bao gồm diện tích đủ cho cánh ngang và cánh đuôi. Nguồn ảnh: APS.
Đường băng Zeljava. Được xây dựng trong vòng 20 năm từ năm 1948 cho tới năm 1968, sân bay quân sự này đã từng được đóng dấu tuyệt mật và được gọi bằng cái tên mã Objct 505 (Đề án 505). Toàn bộ công trình này trị giá tới 6 tỷ USD và là một trong những công trình quân sự đắt nhất châu Âu tính cho tới hiện tại. Nguồn ảnh: APS.
Bên trong hầm chứa có diện tích cực lớn, người ta vẫn không thể thống kê chi tiết được rằng bên trong hầm chứa này có khả năng cất giấu bao nhiêu máy bay vì các khu vực chức năng ngày nay đều đã bị bỏ hoang, khó có thể xác định được nhiệm vụ của từng khu vực. Nguồn ảnh: APS.
Đường băng dã chiến của sân bay quân sự lớn bậc nhất châu Âu này có chiều dài 2000 mét và căn cứ Zeljava có tới 5 đường băng dài như vậy. Tất cả các đường băng đều được xây dựng bằng cách phá núi, tạo khoảng không. Nguồn ảnh: APS.
Mặc dù được coi là một công trình tuyệt mật nhưng sau khi phía CIA giải mã những tài liệu về căn cứ quân sự Zeljava vào đầu những năm 2000 vừa qua thì sự thật khá phũ phàng đó là ngay từ những năm 1950, phía Mỹ đã có được những thông tin tình báo quan trọng về sự tồn tại của hệ thống sân bay quân sự cũng như hàng rào radar
phòng thủ Nam Tư tại đây. Nguồn ảnh: APS.
Mặc dù không công nhận nhưng chắc chắn một điều phía Mỹ đã xây dựng phương án tấn công, vô hiệu hóa, đánh chiếm hay thậm chí là xóa sổ sân bay quân sự lớn bậc nhất Liên Xô này ngay từ khi nó còn... chưa xây xong vì phía Mỹ đã biết tới sự tồn tại, quy mô và chính xác vị trí của sân bay Zeljava từ hàng chục năm trước khi nó hoàn thành. Nguồn ảnh: APS.
Khi cách mạng Nam Tư nổ ra vào năm 1991, căn cứ quân sự này đã bị đưa vào danh sách phá dỡ dưới lệnh của chính quyền mới. Tới năm 1992, sau khi tháo dỡ hết hoàn toàn nguyên liệu, sắt thép, máy móc ra khỏi hầm, người ta đã nhồi vào trong hầm 56 tấn thuốc nổ và chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của sân bay quân sự đắt bậc nhất, lớn bậc nhất nhưng cũng bị phát hiện sớm bậc nhất trong thời kỳ chiến tranh lạnh này. Nguồn ảnh: APS.