Mặc dù hiện nay quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ đang diễn ra rất tốt đẹp, nhưng không phải vì vậy mà Washington sẵn sàng miễn áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với New Delhi vì thương vụ mua sắm hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf.Tại Mỹ, một báo cáo được chuẩn bị bởi CRS (Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội), bao gồm những đại diện từ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vừa được đưa ra và ngay lập tức thu hút sự quan tâm sâu sắc.Văn bản nói trên đã "bày tỏ lo ngại về thực tế là Ấn Độ quyết tâm theo đuổi hợp đồng mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf do Nga sản xuất".Cần lưu ý rằng theo quy định của Đạo luật CAATSA, Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ ngay sau khi Nga bàn giao đầy đủ tên lửa phòng không S-400 đầu tiên cho quốc gia Nam Á này.Đặc biệt, lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực quốc phòng của Ấn Độ - ví dụ, các hạn chế sẽ được áp dụng đối với việc cung cấp những bộ phận hay linh kiện thay thế cho nhiều loại vũ khí mà New Delhi mua từ Mỹ hoặc một quốc gia khác.Trong lúc này tại Ấn Độ, họ đang tỏ ra cực kỳ lo ngại một phương án đang được Mỹ xem xét, cụ thể là hạn chế nguồn cung vũ khí cho các máy bay chiến đấu Rafale mà nước này mới nhận được từ Pháp.Viễn cảnh trên là khả thi vì văn bản đã đề cập "hạn chế quan hệ đối tác của Ấn Độ với các nhà cung cấp vũ khí khác nhau". Cũng có ý kiến cho rằng Mỹ sẽ tuyên bố "sự không tương thích giữa hoạt động của thiết bị được tạo ra ở Nga với công nghệ do NATO sản xuất".Nói cách khác, Mỹ đã sẵn sàng không chỉ áp đặt biện pháp trừng phạt của riêng mình, mà còn chặn khả năng giao dịch trong quan hệ với một nước thứ ba - chẳng hạn như Pháp. Theo Ấn Độ, Mỹ có thể chỉ cần buộc Pháp hạn chế bán vũ khí cho tiêm kích Rafale.Nếu biện pháp hạn chế như vậy được đưa ra thì những chiến đấu cơ Rafale vừa được Pháp giao cho Ấn Độ có thể không có đủ vũ khí. Đối với New Delhi, đây là một cú đòn đáng kể bởi vì không quân nước này đặt hy vọng rất cao vào Rafale trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại biên giới.Cần nhắc lại trong quá khứ, trước yêu cầu của Mỹ thì Pháp đã hủy bỏ việc bàn giao hai tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral cho Nga, bất chấp việc phải chịu thiệt hại, bởi vậy lần này chẳng có gì bảo đảm kịch bản tương tự sẽ không lặp lại.Trên báo chí Ấn Độ, bình luận về mối đe dọa từ phía Mỹ, giới phân tích viết rằng "báo cáo của Cơ quan nghiên cứu thuộc quốc hội không phải là đệ trình chính thức thay mặt cho tất cả các nghị sĩ Mỹ"."Bản báo cáo này được chuẩn bị bởi những chuyên gia độc lập và sau đó được đưa tới cho các nhà lập pháp, để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt", báo chí Ấn Độ nhấn mạnh.Các phương tiện truyền thông Ấn Độ bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ không áp đặt biện pháp trừng phạt theo Đạo luật CAATSA đối với nước này chỉ vì thương vụ S-400.Tuy nhiên trước đó nhiều chuyên gia đã đưa ra nhận định một cách hợp lý rằng nếu Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt ngay cả với Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia NATO, thì “tại sao chúng tôi (Ấn Độ) lại có thể tin rằng mình sẽ được miễn trừ"?
Mặc dù hiện nay quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ đang diễn ra rất tốt đẹp, nhưng không phải vì vậy mà Washington sẵn sàng miễn áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với New Delhi vì thương vụ mua sắm hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf.
Tại Mỹ, một báo cáo được chuẩn bị bởi CRS (Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội), bao gồm những đại diện từ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vừa được đưa ra và ngay lập tức thu hút sự quan tâm sâu sắc.
Văn bản nói trên đã "bày tỏ lo ngại về thực tế là Ấn Độ quyết tâm theo đuổi hợp đồng mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf do Nga sản xuất".
Cần lưu ý rằng theo quy định của Đạo luật CAATSA, Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ ngay sau khi Nga bàn giao đầy đủ tên lửa phòng không S-400 đầu tiên cho quốc gia Nam Á này.
Đặc biệt, lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực quốc phòng của Ấn Độ - ví dụ, các hạn chế sẽ được áp dụng đối với việc cung cấp những bộ phận hay linh kiện thay thế cho nhiều loại vũ khí mà New Delhi mua từ Mỹ hoặc một quốc gia khác.
Trong lúc này tại Ấn Độ, họ đang tỏ ra cực kỳ lo ngại một phương án đang được Mỹ xem xét, cụ thể là hạn chế nguồn cung vũ khí cho các máy bay chiến đấu Rafale mà nước này mới nhận được từ Pháp.
Viễn cảnh trên là khả thi vì văn bản đã đề cập "hạn chế quan hệ đối tác của Ấn Độ với các nhà cung cấp vũ khí khác nhau". Cũng có ý kiến cho rằng Mỹ sẽ tuyên bố "sự không tương thích giữa hoạt động của thiết bị được tạo ra ở Nga với công nghệ do NATO sản xuất".
Nói cách khác, Mỹ đã sẵn sàng không chỉ áp đặt biện pháp trừng phạt của riêng mình, mà còn chặn khả năng giao dịch trong quan hệ với một nước thứ ba - chẳng hạn như Pháp. Theo Ấn Độ, Mỹ có thể chỉ cần buộc Pháp hạn chế bán vũ khí cho tiêm kích Rafale.
Nếu biện pháp hạn chế như vậy được đưa ra thì những chiến đấu cơ Rafale vừa được Pháp giao cho Ấn Độ có thể không có đủ vũ khí. Đối với New Delhi, đây là một cú đòn đáng kể bởi vì không quân nước này đặt hy vọng rất cao vào Rafale trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại biên giới.
Cần nhắc lại trong quá khứ, trước yêu cầu của Mỹ thì Pháp đã hủy bỏ việc bàn giao hai tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral cho Nga, bất chấp việc phải chịu thiệt hại, bởi vậy lần này chẳng có gì bảo đảm kịch bản tương tự sẽ không lặp lại.
Trên báo chí Ấn Độ, bình luận về mối đe dọa từ phía Mỹ, giới phân tích viết rằng "báo cáo của Cơ quan nghiên cứu thuộc quốc hội không phải là đệ trình chính thức thay mặt cho tất cả các nghị sĩ Mỹ".
"Bản báo cáo này được chuẩn bị bởi những chuyên gia độc lập và sau đó được đưa tới cho các nhà lập pháp, để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt", báo chí Ấn Độ nhấn mạnh.
Các phương tiện truyền thông Ấn Độ bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ không áp đặt biện pháp trừng phạt theo Đạo luật CAATSA đối với nước này chỉ vì thương vụ S-400.
Tuy nhiên trước đó nhiều chuyên gia đã đưa ra nhận định một cách hợp lý rằng nếu Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt ngay cả với Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia NATO, thì “tại sao chúng tôi (Ấn Độ) lại có thể tin rằng mình sẽ được miễn trừ"?