Trang Avia-pro của Nga dẫn bình luận từ hãng tin Trung Quốc Sohu cho rằng, thông số kỹ chiến thuật của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf đã bị cường điệu hóa đáng kể.Đáng nói nhất chính là cự ly phát hiện mục tiêu tấn công đường không được công bố trước đó là 600 km, tổ hợp này cho thấy thực tế các chỉ số thấp hơn 5 - 17%, tức là vào khoảng 500 - 570 km tùy điều kiện cụ thể.Chuyên gia quân sự Trung Quốc bình luận rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga tỏ ra vô dụng đối với một số quốc gia, nhất là khi giá thành của chúng ở mức rất cao, ước tính lên tới 500 triệu USD cho mỗi tổ hợp.Nhưng điều đáng nói nhất đó là S-400 đã có màn thể hiện kém thuyết phục trên chiến trường Syria, khiến một số quốc gia quyết định từ chối đặt mua, cụ thể là trường hợp Saudi Arabia."Hệ thống S-400 rất tuyệt vời, nhưng hầu như không tiên tiến hơn so với tổ hợp HQ-22. Mạng lưới phòng không quốc gia Trung Quốc được xây dựng theo mô hình của Liên Xô và Nga. Vì vậy câu hỏi là tại sao Saudi Arabia đột nhiên từ bỏ S-400 để chọn HQ-22"?"Không còn nghi ngờ gì nữa, lý do nằm ở chỗ hệ thống phòng không của Nga không tốt bằng vũ khí do Trung Quốc phát triển, mặc dù nó có phạm vi tác chiến rộng"."Một số chuyên gia quân sự quốc tế cũng cho rằng hành động của Saudi Arabia khi quyết định từ bỏ S-400 là khá thông minh", thông tin của Sohu cho biết.Được biết HQ-22 do Trung Quốc phát triển là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - xa, có tầm bắn tối đa 120 km, trần bay của mục tiêu bị xạ kích lên tới 27 km.Tổ hợp vũ khí này sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa sóng radio của đài điều khiển và radar bán chủ động lắp ở đầu đạn, cho khả năng chống chế áp điện tử rất cao.Bệ phóng HQ-22 đặt trên khung gầm xe mang phóng tự hành, tên lửa được phóng đi theo phương nằm nghiêng tương tự Patriot của Mỹ chứ không thẳng đứng giống như các tổ hợp S-300/400 của Nga.Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không HQ-22 được trang bị 1 đài radar điều khiển hỏa lực, có thể dẫn đường cho tên lửa đánh chặn tối đa 12 mục tiêu cùng lúc.Chưa rõ Trung Quốc căn cứ vào đâu để khẳng định rằng tổ hợp HQ-22 của họ vượt trội S-400, tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý là một lô Triumf khá lớn đã được nước này mua về để trấn giữ những địa bàn trọng yếu.Ngoài ra việc Saudi Arabia từ bỏ thương vụ mua sắm tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf với Nga được nhận định là do chịu nhiều sức ép từ Mỹ chứ không phải vì thất vọng với tính năng của vũ khí.Cuối cùng, vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Saudi Arabia sẽ sớm tiến tới ký hợp đồng mua sắm hệ thống HQ-22 do Trung Quốc chế tạo như những gì mà truyền thông quốc gia này vừa đăng tải.
Trang Avia-pro của Nga dẫn bình luận từ hãng tin Trung Quốc Sohu cho rằng, thông số kỹ chiến thuật của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf đã bị cường điệu hóa đáng kể.
Đáng nói nhất chính là cự ly phát hiện mục tiêu tấn công đường không được công bố trước đó là 600 km, tổ hợp này cho thấy thực tế các chỉ số thấp hơn 5 - 17%, tức là vào khoảng 500 - 570 km tùy điều kiện cụ thể.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc bình luận rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga tỏ ra vô dụng đối với một số quốc gia, nhất là khi giá thành của chúng ở mức rất cao, ước tính lên tới 500 triệu USD cho mỗi tổ hợp.
Nhưng điều đáng nói nhất đó là S-400 đã có màn thể hiện kém thuyết phục trên chiến trường Syria, khiến một số quốc gia quyết định từ chối đặt mua, cụ thể là trường hợp Saudi Arabia.
"Hệ thống S-400 rất tuyệt vời, nhưng hầu như không tiên tiến hơn so với tổ hợp HQ-22. Mạng lưới phòng không quốc gia Trung Quốc được xây dựng theo mô hình của Liên Xô và Nga. Vì vậy câu hỏi là tại sao Saudi Arabia đột nhiên từ bỏ S-400 để chọn HQ-22"?
"Không còn nghi ngờ gì nữa, lý do nằm ở chỗ hệ thống phòng không của Nga không tốt bằng vũ khí do Trung Quốc phát triển, mặc dù nó có phạm vi tác chiến rộng".
"Một số chuyên gia quân sự quốc tế cũng cho rằng hành động của Saudi Arabia khi quyết định từ bỏ S-400 là khá thông minh", thông tin của Sohu cho biết.
Được biết HQ-22 do Trung Quốc phát triển là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - xa, có tầm bắn tối đa 120 km, trần bay của mục tiêu bị xạ kích lên tới 27 km.
Tổ hợp vũ khí này sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa sóng radio của đài điều khiển và radar bán chủ động lắp ở đầu đạn, cho khả năng chống chế áp điện tử rất cao.
Bệ phóng HQ-22 đặt trên khung gầm xe mang phóng tự hành, tên lửa được phóng đi theo phương nằm nghiêng tương tự Patriot của Mỹ chứ không thẳng đứng giống như các tổ hợp S-300/400 của Nga.
Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không HQ-22 được trang bị 1 đài radar điều khiển hỏa lực, có thể dẫn đường cho tên lửa đánh chặn tối đa 12 mục tiêu cùng lúc.
Chưa rõ Trung Quốc căn cứ vào đâu để khẳng định rằng tổ hợp HQ-22 của họ vượt trội S-400, tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý là một lô Triumf khá lớn đã được nước này mua về để trấn giữ những địa bàn trọng yếu.
Ngoài ra việc Saudi Arabia từ bỏ thương vụ mua sắm tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf với Nga được nhận định là do chịu nhiều sức ép từ Mỹ chứ không phải vì thất vọng với tính năng của vũ khí.
Cuối cùng, vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Saudi Arabia sẽ sớm tiến tới ký hợp đồng mua sắm hệ thống HQ-22 do Trung Quốc chế tạo như những gì mà truyền thông quốc gia này vừa đăng tải.