Vào giữa năm 2019, thông qua đường hàng không, Nga đã cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ những thành phần đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf theo hợp đồng hai nước đã ký với nhau.Tiếp đó vài tuần, một cơ số đạn tên lửa cũng đã tới Ankara thông qua đường biển, như vậy toàn bộ tổ hợp S-400 đã được bàn giao đầy đủ cho phía đối tác.Tưởng như sau khi nhận hàng thì chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nga, nhưng thực tế thì điều này chưa diễn ra.Cụ thể theo nguồn tin từ Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa trả tiền cho tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf đầu tiên, bất chấp việc họ đã nhận khoản vay do Moskva cung cấp.Lý do dẫn đến hành động trên của Thổ Nhĩ Kỳ được biện minh là bởi hệ thống S-400 chưa đưa vào làm nhiệm vụ chiến đấu ở quốc gia này, và theo hợp đồng thì Ankara hoàn toàn có thể trì hoãn việc thanh toán tiền mua vũ khí Nga.Trước thực tế trên, giới phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện chiến lược "hai mặt", đó là họ chưa triển khai hệ thống S-400 để làm nhiệm vụ chiến đấu, do vậy trong trường hợp này Ankara không phải trả nợ cho Nga.Mặt khác Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra rằng nếu S-400 Triumf chính thức trực chiến, Mỹ sẽ ngay lập tức áp dụng biện pháp trừng phạt lên Ankara, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của họ nhất là đang trong thời điểm khó khăn.Mặc dù vậy, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có xác nhận chính thức về thông tin nói trên từ cả hai phía Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.Tuy nhiên điều đáng chú ý là một vài tháng trước đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết Ankara muốn vay khoản tiền gần 10 tỷ USD từ Washington để sớm vượt qua khủng hoảng kinh tế.Trong trường hợp tổ hợp phòng không S-400 chính thức làm nhiệm vụ trực chiến, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ buộc phải bắt đầu trả tiền cho Nga và đồng thời chắc chắn họ sẽ không có khoản vay từ Mỹ, chưa kể còn hàng loạt biện pháp trừng phạt khác đi kèm.Không chỉ có vậy, các phương tiện truyền thông phương Tây còn đưa tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch hoãn cho S-400 trực chiến đến ít nhất là cuối năm nay, thậm chí Ankara còn có thể bán lại Triumf cho Mỹ.Nếu thông tin trên là chính xác, ngoài việc thu hồi số tiền bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ thì Nga còn gặp vướng mắc với khoản chi mà ngân hàng trung ương nước này đã cho Ankara vay nhưng chưa được sử dụng để thanh toán.Đây có thể xem như “trái đắng” quá lớn đối với Nga, họ đang ở trong tình thế có thể "bị mất cả chì lẫn chài" trong thương vụ mua bán vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ.Thậm chí thiệt hại đối với Nga có thể còn lớn hơn nhiều nếu Thổ Nhĩ Kỳ dùng S-400 để chống lại họ trên chiến trường Syria hoặc Libya, hay tiết lộ bí mật của vũ khí này cho Mỹ.
Vào giữa năm 2019, thông qua đường hàng không, Nga đã cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ những thành phần đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf theo hợp đồng hai nước đã ký với nhau.
Tiếp đó vài tuần, một cơ số đạn tên lửa cũng đã tới Ankara thông qua đường biển, như vậy toàn bộ tổ hợp S-400 đã được bàn giao đầy đủ cho phía đối tác.
Tưởng như sau khi nhận hàng thì chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nga, nhưng thực tế thì điều này chưa diễn ra.
Cụ thể theo nguồn tin từ Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa trả tiền cho tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf đầu tiên, bất chấp việc họ đã nhận khoản vay do Moskva cung cấp.
Lý do dẫn đến hành động trên của Thổ Nhĩ Kỳ được biện minh là bởi hệ thống S-400 chưa đưa vào làm nhiệm vụ chiến đấu ở quốc gia này, và theo hợp đồng thì Ankara hoàn toàn có thể trì hoãn việc thanh toán tiền mua vũ khí Nga.
Trước thực tế trên, giới phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện chiến lược "hai mặt", đó là họ chưa triển khai hệ thống S-400 để làm nhiệm vụ chiến đấu, do vậy trong trường hợp này Ankara không phải trả nợ cho Nga.
Mặt khác Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra rằng nếu S-400 Triumf chính thức trực chiến, Mỹ sẽ ngay lập tức áp dụng biện pháp trừng phạt lên Ankara, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của họ nhất là đang trong thời điểm khó khăn.
Mặc dù vậy, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có xác nhận chính thức về thông tin nói trên từ cả hai phía Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên điều đáng chú ý là một vài tháng trước đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết Ankara muốn vay khoản tiền gần 10 tỷ USD từ Washington để sớm vượt qua khủng hoảng kinh tế.
Trong trường hợp tổ hợp phòng không S-400 chính thức làm nhiệm vụ trực chiến, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ buộc phải bắt đầu trả tiền cho Nga và đồng thời chắc chắn họ sẽ không có khoản vay từ Mỹ, chưa kể còn hàng loạt biện pháp trừng phạt khác đi kèm.
Không chỉ có vậy, các phương tiện truyền thông phương Tây còn đưa tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch hoãn cho S-400 trực chiến đến ít nhất là cuối năm nay, thậm chí Ankara còn có thể bán lại Triumf cho Mỹ.
Nếu thông tin trên là chính xác, ngoài việc thu hồi số tiền bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ thì Nga còn gặp vướng mắc với khoản chi mà ngân hàng trung ương nước này đã cho Ankara vay nhưng chưa được sử dụng để thanh toán.
Đây có thể xem như “trái đắng” quá lớn đối với Nga, họ đang ở trong tình thế có thể "bị mất cả chì lẫn chài" trong thương vụ mua bán vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thậm chí thiệt hại đối với Nga có thể còn lớn hơn nhiều nếu Thổ Nhĩ Kỳ dùng S-400 để chống lại họ trên chiến trường Syria hoặc Libya, hay tiết lộ bí mật của vũ khí này cho Mỹ.