Vào cuối tuần vừa qua, Không quân Mỹ cho biết, họ đã điều động 3 oanh tạc cơ chiến lược B-2 Spirit từ căn cứ Không quân Whiteman ở bang Missiouri (Mỹ) đến căn cứ Diego Garcia ngoài khơi Ấn Độ Dương.
Ảnh: Oanh tạc cơ B-2 Spirit của Không quân Mỹ.Được biết, B-2 Spirit là loại máy bay ném bom tầm xa chiến lược hiện đại nhất của Không quân Mỹ hiện nay, với thiết kế tàng hình trước radar và thiết kế khí động học độc đáo. Máy bay có thể mang theo tổng trọng lượng 18 tấn vũ khí với nhiều loại bom khác nhau, kể cả bom hạt nhân chiến thuật B61. Và ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí, nó vẫn có tầm bay lên tới 11.000km.
Ảnh: Máy bay ném bom B-2 cùng hai tiêm kích F-22 hộ tống.Với tầm bay xa như vậy, việc Không quân Mỹ triển khai B-2 ở căn cứ Diego Garcia, ngoài khơi Ấn Độ Dương khiến cho nó có thể vươn tới hầu hết mọi vị trí trên Biển Đông. Đặc biệt, B-2 Spirit còn có thể khai hỏa tên lửa hành trình AGM-158 JASSM với tốc độ cận âm, phiên bản nâng cấp của nó có tầm bắn tới hơn 900km hoặc phiên bản chống hạm của nó với tầm bắn trên 500km.
Ảnh: B-2 Spirit đang đậu tại căn cứ.Bên cạnh đó, hồi đầu năm nay, giữa lúc căng thăng giữa Mỹ và Iran leo thang, Không quân Mỹ đã điều động một số oanh tạc cơ B-52 tới căn cứ Diego Garcia này. Không rõ hiện nay các máy bay này đã rời đi hay chưa, tuy nhiên nếu chưa thì đây là nơi đang chưa đựng một đội máy bay ném bom hạng nặng chiến lược cực kỳ mạnh mẽ.
Ảnh: Ba mẫu oanh tạc cơ tầm xa chiến lược của Không quân Mỹ hiện nay bao gồm B-52, B-1 và B-2.Hiện nay, Không quân Mỹ đang vận hành 20 chiếc B-2 Spirit và mỗi chiếc được đặt tên theo một bang của đất nước này.
Ảnh: Máy bay ném bom B-2 Spirit hạ cánh.Máy bay có thiết kế độc đáo khi không có thân máy bay với cánh chính tách rời như máy bay thông thường cũng như không có cánh đuôi đứng. Thiết kế này làm giảm tối đa lực kéo và tạo ra lực nâng cho máy bay rất tốt. B-2 trang bị 4 động cơ F118, tốc độ tối đa 1.010km/h, tốc độ hành trình 900km/h, trần bay 15.200m.
Ảnh: B-2 Spirit tại căn cứ.Ngoài ra, oanh tạc cơ siêu thanh cánh cụp cánh xòe B-1 Lancer từ vài tháng qua đã hiện diện tại căn cứ Không quân trên lãnh thổ Nhật Bản cũng như căn cứ Anderson trên đảo Guam. Đây là vị trí có thể uy hiếp rất lớn đối với các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chỉ quyền Việt Nam, với tầm tác chiến 5.500km của loại máy bay ném bom này.
Ảnh: Hàng dài oanh tạc cơ B-1 Lancer chuẩn bị cất cánh.Trước đó trong tháng 7, một chiếc B-1 Lancer cất cánh từ Guam đã phối hợp diễn tạp hàng hải cùng cụm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Hải quân Mỹ tại khu vực biển phía bắc Nhật Bản khi cụm tàu này vừa kết thúc chuyến diễn tập tàu sân bay kép tại Biển Đông.
Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer.B-1 Lancer có chiều dài 44.5m, sử dụng thiết kế cánh cụp cánh xòe đặc trưng kiểu máy bay trong cuối chiến tranh Lạnh, tốc độ tối đa Mach 1.25, trần bay 18.000m.
Ảnh: Oanh tạc cơ B-1 LancerCó thể thấy rằng, hiện nay Không quân Mỹ đã triển khai hàng loạt oanh tạc cơ chiến lược xung quanh Biển Đông nhằm tạo thế gọng kìm khống chế Trung Quốc. Các máy bay ném bom này uy hiếp rất lớn đối với các thực thể địa lý phi pháp cũng như tàu chiến, cơ sở quân sự của Trung Quốc trên khắp Biển Đông, thậm chí còn chưa tính tới số lượng lớn tiêm kích F/A-18 triển khai từ các hàng không mẫu hạm đang hiện diện trong khu vực. Video Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ - Nguồn: QPVN
Vào cuối tuần vừa qua, Không quân Mỹ cho biết, họ đã điều động 3 oanh tạc cơ chiến lược B-2 Spirit từ căn cứ Không quân Whiteman ở bang Missiouri (Mỹ) đến căn cứ Diego Garcia ngoài khơi Ấn Độ Dương.
Ảnh: Oanh tạc cơ B-2 Spirit của Không quân Mỹ.
Được biết, B-2 Spirit là loại máy bay ném bom tầm xa chiến lược hiện đại nhất của Không quân Mỹ hiện nay, với thiết kế tàng hình trước radar và thiết kế khí động học độc đáo. Máy bay có thể mang theo tổng trọng lượng 18 tấn vũ khí với nhiều loại bom khác nhau, kể cả bom hạt nhân chiến thuật B61. Và ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí, nó vẫn có tầm bay lên tới 11.000km.
Ảnh: Máy bay ném bom B-2 cùng hai tiêm kích F-22 hộ tống.
Với tầm bay xa như vậy, việc Không quân Mỹ triển khai B-2 ở căn cứ Diego Garcia, ngoài khơi Ấn Độ Dương khiến cho nó có thể vươn tới hầu hết mọi vị trí trên Biển Đông. Đặc biệt, B-2 Spirit còn có thể khai hỏa tên lửa hành trình AGM-158 JASSM với tốc độ cận âm, phiên bản nâng cấp của nó có tầm bắn tới hơn 900km hoặc phiên bản chống hạm của nó với tầm bắn trên 500km.
Ảnh: B-2 Spirit đang đậu tại căn cứ.
Bên cạnh đó, hồi đầu năm nay, giữa lúc căng thăng giữa Mỹ và Iran leo thang, Không quân Mỹ đã điều động một số oanh tạc cơ B-52 tới căn cứ Diego Garcia này. Không rõ hiện nay các máy bay này đã rời đi hay chưa, tuy nhiên nếu chưa thì đây là nơi đang chưa đựng một đội máy bay ném bom hạng nặng chiến lược cực kỳ mạnh mẽ.
Ảnh: Ba mẫu oanh tạc cơ tầm xa chiến lược của Không quân Mỹ hiện nay bao gồm B-52, B-1 và B-2.
Hiện nay, Không quân Mỹ đang vận hành 20 chiếc B-2 Spirit và mỗi chiếc được đặt tên theo một bang của đất nước này.
Ảnh: Máy bay ném bom B-2 Spirit hạ cánh.
Máy bay có thiết kế độc đáo khi không có thân máy bay với cánh chính tách rời như máy bay thông thường cũng như không có cánh đuôi đứng. Thiết kế này làm giảm tối đa lực kéo và tạo ra lực nâng cho máy bay rất tốt. B-2 trang bị 4 động cơ F118, tốc độ tối đa 1.010km/h, tốc độ hành trình 900km/h, trần bay 15.200m.
Ảnh: B-2 Spirit tại căn cứ.
Ngoài ra, oanh tạc cơ siêu thanh cánh cụp cánh xòe B-1 Lancer từ vài tháng qua đã hiện diện tại căn cứ Không quân trên lãnh thổ Nhật Bản cũng như căn cứ Anderson trên đảo Guam. Đây là vị trí có thể uy hiếp rất lớn đối với các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chỉ quyền Việt Nam, với tầm tác chiến 5.500km của loại máy bay ném bom này.
Ảnh: Hàng dài oanh tạc cơ B-1 Lancer chuẩn bị cất cánh.
Trước đó trong tháng 7, một chiếc B-1 Lancer cất cánh từ Guam đã phối hợp diễn tạp hàng hải cùng cụm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Hải quân Mỹ tại khu vực biển phía bắc Nhật Bản khi cụm tàu này vừa kết thúc chuyến diễn tập tàu sân bay kép tại Biển Đông.
Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer.
B-1 Lancer có chiều dài 44.5m, sử dụng thiết kế cánh cụp cánh xòe đặc trưng kiểu máy bay trong cuối chiến tranh Lạnh, tốc độ tối đa Mach 1.25, trần bay 18.000m.
Ảnh: Oanh tạc cơ B-1 Lancer
Có thể thấy rằng, hiện nay Không quân Mỹ đã triển khai hàng loạt oanh tạc cơ chiến lược xung quanh Biển Đông nhằm tạo thế gọng kìm khống chế Trung Quốc. Các máy bay ném bom này uy hiếp rất lớn đối với các thực thể địa lý phi pháp cũng như tàu chiến, cơ sở quân sự của Trung Quốc trên khắp Biển Đông, thậm chí còn chưa tính tới số lượng lớn tiêm kích F/A-18 triển khai từ các hàng không mẫu hạm đang hiện diện trong khu vực.
Video Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ - Nguồn: QPVN