Chỉ trong ngày 1/5, ba máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã bị lực lượng phòng không Nga bắn hạ chỉ trong vòng vài giờ. Đó là 2 tiêm kích MiG-29 Fulcrum và 1 cường kích mặt đất Su-25 Frogfoot. Thông tin được tờ Bulgarian Military trích thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga đăng tải.
Ba chiếc máy bay này là một phần của lực lượng không quân chiến đấu ít ỏi của Ukraine. Các máy bay chiến đấu đã bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không (SAM) của lực lượng phòng không tiền tuyến Nga.
Bộ Quốc phòng Nga không cho biết, hệ thống phòng không nào đã bắn hạ 3 máy bay chiến đấu của Ukraine; nhưng họ xác nhận rằng hai chiếc MiG-29 đã bị bắn hạ “gần các khu dân cư Ulyanovka ở Donetsk và Mirolyubovka ở vùng Kherson”. Chiếc cường kích Su-25 bị bắn rơi gần làng Veletenskoye, vùng Kherson.
|
Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine. |
Trong những tuần gần đây, Quân đội Nga đã tăng cường cả tấn công tên lửa vào các mục tiêu Ukraine và không kích các mục tiêu trên bộ và trên không.
Trước đó vào khoảng ngày 21-22 tháng 4, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về việc bắn hạ tổng cộng bốn máy bay chiến đấu Ukraine trong vòng bảy ngày; tiếp sau đó, hai chiếc MiG-29 và hai chiếc MiG-25 cũng bị bắn hạ.
Các máy bay MiG-29 của Ukraine bị bắn rơi vào ngày 19 tháng 4 tại các khu vực Novoukrainka và Sergevka; trong khi các máy bay Su-25 bị bắn hạ ở Dolgenkoye (tỉnh Kharkov) và Ugledar ở Donetsk.
Đầu tháng 1 vừa qua, có thông tin cho rằng lực lượng Phòng không Nga (VKS), đã bắn hạ 5 máy bay chiến đấu chỉ trong một ngày; gồm một tiêm kích bom Su-24, một tiêm kích hạng nặng Su-27, một tiêm kích MiG-29 và hai chiếc cường kích mặt đất Su-25.
|
Cường kích mặt đất Su-25 của Không quân Ukraine. |
Các máy bay chiến đấu Ukraine bị bắn hạ được công bố hôm nay, rõ ràng đã lọt vào phạm vi sát thương của lực lượng phòng không của Nga được triển khai dọc chiến tuyến và cụ thể hơn là bảo vệ các khu vực đã đề cập.
Điều này rất có thể là những chiến đấu cơ của Ukraine, đang thực hiện các nhiệm vụ tuần tra trong khu vực hoặc được cử đi thực hiện một nhiệm vụ tấn công. Tuy nhiên, 4 máy bay của Ukraine bị bắn hạ hồi tháng 4, đã bị tiêm kích Nga “bắt” trên không và bị tên lửa không đối không bắn hạ.
Việc số máy bay chiến đấu ít ỏi của Không quân Ukraine bị lực lượng phòng không Nga đánh chặn là điều “đáng lo ngại”. Tất nhiên, Nga có đầy đủ khả năng để đánh chặn các máy bay này.
|
Máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine xuất kích. |
Truyền thông phương Tây đã nhiều lần đưa tin rằng, các đồng minh của Ukraine tiến hành do thám và giám sát lực lượng phòng không Nga, bằng cách sử dụng máy bay cảnh báo sớm, UAV trinh sát tầm cao và thậm chí cả máy bay chiến đấu tàng hình F-35; để kiểm tra các mối đe dọa từ lực lượng phòng không Nga với chiến đấu cơ của Ukraine.
Về vấn đề này, khi hệ thống phòng không của Nga bật radar, chúng sẽ ngay lập tức chỉ ra vị trí trận địa của nơi đặt hệ thống phòng không. Tức là phía NATO sẽ dễ dàng chuyển thông tin này cho Không quân Ukraine.
Điều này đặt ra câu hỏi, liệu các máy bay bị bắn rơi ngày hôm nay, có bị hệ thống tên lửa tầm xa S-300 tấn công hay không. Nga có hệ thống phòng không S-300 được hiện đại hóa, và có tính năng cao hơn nhiều so với loại S-300 của Ukraine.
|
Hệ thống phòng không S-300 PMU2 Favorit hiện đại hóa của Nga.
|
Một phi công F-35 của Không quân Mỹ đã nói về một khả năng như vậy. Gần đây trong một cuộc phỏng vấn, phi công này cho biết, khi tiến hành trinh sát, mặc dù đã có dữ liệu định sẵn về các hệ thống tên lửa S-300 được triển khai (ở Belarus), nhưng chiến đấu cơ của anh ta không thể nhận ra hệ thống này.
Theo phi công F-35, đó là về “chế độ ngân hàng tần số” của hệ thống phòng không S-300, mà “chúng tôi không biết”; như phi công đã nói.
Việc ba máy bay chiến đấu của Ukraine bị phòng không Nga bắn rơi hôm nay là một tin xấu đối với Kiev. Trong khi đó, Tổng thống Zelensky tiếp tục đề nghị Washington viện trợ máy bay chiến đấu F-16 cho Không quân Ukraine.
Có thông tin cho rằng, hiện có hai phi công Ukraine đang ở Mỹ, để kiểm tra khả năng lái máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, các phi công của họ có khả năng chuyển loại sang lái máy bay F-16 trong vòng 6 đến 8 tuần.
|
Máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine bay chiến đấu ở Donbass.
|
Tuy nhiên tại thời điểm này, Washington kiên quyết từ chối việc giao máy bay chiến đấu. Một tình huống mà Washington đã từng gặp phải khi từ chối giao xe tăng Abrams. Nhưng như chúng ta đã biết, “vấn đề” này sau đó đã được khắc phục.
Tuy nhiên việc chuyển giao chiến đấu cơ F-16 không hề giống xe tăng M1A1, khi nó cần một hệ thống bảo đảm khổng lồ đi theo. Điều quan trọng là một số chuyên gia cho rằng, trong trường hợp Kiev nhận được chiến đấu cơ này và triển khai trên chiến trường, chúng sẽ khó tồn tại được lâu.