Theo Hãng tin Sputnik của Nga, ngày 25/10, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố thông tin về việc lực lượng không quân chiến thuật Nga, đã bắn hạ một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine, ở khu vực Nikolayev.Thông tin cho biết: "Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã bắn hạ một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine gần khu dân cư Kaluga ở vùng Nikolaev". Đồng thời đã phá hủy một bãi đậu máy bay trực thăng của Ukraine gần khu dân cư.Đây là chiếc chiến đấu cơ MiG-29 thứ hai của Không quân Ukraine bị rơi vào tháng 10. Trước đó, khi một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine đang thực hiện nhiệm vụ tác chiến phòng không ở Kiev, đã va phải một chiếc UAV tự sát Geran-2 và bị rơi; phi công nhảy dù thành công.Đáng chú ý là chiếc chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine va vào chiếc UAV tự sát Geran-2 của Nga bị rơi, là chiếc MiG-29 của đội bay biểu diễn của Không quân Ukraine, nhưng đã được sửa lại để đưa vào chiến đấu và đây cũng là vụ va chạm đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới, khi một chiếc chiến đấu cơ bị một chiếc UAV bắn hạ.Nhưng khác với hoạt động phòng không Kyiv, nơi chiếc MiG-29 bị bắn rơi lần này là khu định cư Kaluga ở vùng Nikolayev, nơi đang diễn ra xung đột căng thẳng nhất giữa Nga và Ukraine ở miền nam Ukraine.Việc chiếc chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ukraine bị bắn rơi cho thấy, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ phòng không tại các khu vực trọng yếu, MiG-29 vẫn thực hiện các chức năng của lực lượng không quân tiền tuyến, đó là giành ưu thế tác chiến trên không và hỗ trợ lực lượng chiến đấu mặt đất. Tuy nhiên, các máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine, về cơ bản là những mẫu đời đầu; dù Ukraine đã nâng cấp số MiG-29 này, nhưng do thiết kế tổng thể lạc hậu, nên các hoạt động chiếm ưu thế trên không chỉ có thể uy hiếp được các UAV.Khi MiG-29 của Ukraine phải đối mặt với những chiến đấu cơ hiện đại của Nga như Su-30SM, Su-35 và các máy bay chiến đấu hạng nặng mới khác, MiG-29 sẽ “trở về chính mình” khi không thể chiếm lợi thế.Tuy nhiên dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự phương Tây, máy bay MiG-29 của Ukraine đã có thể sử dụng được tên lửa chống radar AGM-88 của Mỹ; do vậy chúng có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công các đài radar và các trung tâm chỉ huy của Nga.Từ khi MiG-29 của Ukraine có thể mang phóng tên lửa AGM-88, loại chiến đấu cơ này được Quân đội Nga đưa vào diện “săn lùng” đặc biệt; nên có khả năng lần này, Không quân Nga đã lập vòng vây phục kích.Không quân Nga đã sử dụng các máy bay chiến đấu tối tân để ẩn nấp và bay gần khu vực mục tiêu; và khi máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine xuất hiện, sẽ ngay lập tức bị tấn công bất ngờ, bằng tên lửa không đối không tầm xa.Thông tin về vụ chiến đấu MiG-29 của Ukraine bị bắn hạ chưa kịp lắng xuống, thì thông tin một chiếc tiêm kích bom Su-24M của Không quân Ukraine, đã bị chiếc máy bay đánh chặn mạnh nhất của Không quân Nga là MiG-31, dùng tên lửa không đối không tầm xa R-37M bắn hạ, lại xuất hiện.Đây là trường hợp đầu tiên được xác nhận về việc Không quân Nga sử dụng MiG-31BM trong không chiến tầm xa, bao gồm cả việc sử dụng tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37M, còn được gọi là RVV-BD.Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, chiếc chiến đấu cơ MiG-31 đã phối hợp với máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50; sau khi chiếc MiG-31 phóng tên lửa R-37M, thì chiếc A-50 chiếu xạ radar vào chiếc Su-24M của Ukraine; do vậy tên lửa R-37M đã lập kỷ lục bắn hạ mục tiêu, ở tầm bắn tối đa.Tầm bắn tối đa của tên lửa R-37M là 398 km, với tốc độ 7.350 km/h, thời gian bay với cự ly như vậy chỉ mất trong 3 phút. Trước đây, tên lửa R-37M đã được nhìn thấy trên lãnh thổ Ukraine; nhưng cho đến nay, chỉ có một thông tin đề cập đến việc một máy bay của Ukraine đã bị bắn hạ.Trước đây, thành tích đối không của Không quân Nga không thực sự “sắc nét”, nhưng lần này, rõ ràng là Không quân Nga đã lập công.Việc Ukraine liên tiếp mất 3 máy bay chiến đấu cho thấy quân đội Nga đã bắt đầu săn tìm chiến đấu cơ Ukraine bằng lực lượng không quân. Với tổn thất này, có thể máy bay chiến đấu của Ukraine sẽ vắng mặt trên bầu trời vài ngày tới, điều này giúp quân đội Nga triển khai lực lượng mà không có mối đe dọa trên không.
Theo Hãng tin Sputnik của Nga, ngày 25/10, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố thông tin về việc lực lượng không quân chiến thuật Nga, đã bắn hạ một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine, ở khu vực Nikolayev.
Thông tin cho biết: "Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã bắn hạ một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine gần khu dân cư Kaluga ở vùng Nikolaev". Đồng thời đã phá hủy một bãi đậu máy bay trực thăng của Ukraine gần khu dân cư.
Đây là chiếc chiến đấu cơ MiG-29 thứ hai của Không quân Ukraine bị rơi vào tháng 10. Trước đó, khi một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine đang thực hiện nhiệm vụ tác chiến phòng không ở Kiev, đã va phải một chiếc UAV tự sát Geran-2 và bị rơi; phi công nhảy dù thành công.
Đáng chú ý là chiếc chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine va vào chiếc UAV tự sát Geran-2 của Nga bị rơi, là chiếc MiG-29 của đội bay biểu diễn của Không quân Ukraine, nhưng đã được sửa lại để đưa vào chiến đấu và đây cũng là vụ va chạm đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới, khi một chiếc chiến đấu cơ bị một chiếc UAV bắn hạ.
Nhưng khác với hoạt động phòng không Kyiv, nơi chiếc MiG-29 bị bắn rơi lần này là khu định cư Kaluga ở vùng Nikolayev, nơi đang diễn ra xung đột căng thẳng nhất giữa Nga và Ukraine ở miền nam Ukraine.
Việc chiếc chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ukraine bị bắn rơi cho thấy, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ phòng không tại các khu vực trọng yếu, MiG-29 vẫn thực hiện các chức năng của lực lượng không quân tiền tuyến, đó là giành ưu thế tác chiến trên không và hỗ trợ lực lượng chiến đấu mặt đất.
Tuy nhiên, các máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine, về cơ bản là những mẫu đời đầu; dù Ukraine đã nâng cấp số MiG-29 này, nhưng do thiết kế tổng thể lạc hậu, nên các hoạt động chiếm ưu thế trên không chỉ có thể uy hiếp được các UAV.
Khi MiG-29 của Ukraine phải đối mặt với những chiến đấu cơ hiện đại của Nga như Su-30SM, Su-35 và các máy bay chiến đấu hạng nặng mới khác, MiG-29 sẽ “trở về chính mình” khi không thể chiếm lợi thế.
Tuy nhiên dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự phương Tây, máy bay MiG-29 của Ukraine đã có thể sử dụng được tên lửa chống radar AGM-88 của Mỹ; do vậy chúng có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công các đài radar và các trung tâm chỉ huy của Nga.
Từ khi MiG-29 của Ukraine có thể mang phóng tên lửa AGM-88, loại chiến đấu cơ này được Quân đội Nga đưa vào diện “săn lùng” đặc biệt; nên có khả năng lần này, Không quân Nga đã lập vòng vây phục kích.
Không quân Nga đã sử dụng các máy bay chiến đấu tối tân để ẩn nấp và bay gần khu vực mục tiêu; và khi máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine xuất hiện, sẽ ngay lập tức bị tấn công bất ngờ, bằng tên lửa không đối không tầm xa.
Thông tin về vụ chiến đấu MiG-29 của Ukraine bị bắn hạ chưa kịp lắng xuống, thì thông tin một chiếc tiêm kích bom Su-24M của Không quân Ukraine, đã bị chiếc máy bay đánh chặn mạnh nhất của Không quân Nga là MiG-31, dùng tên lửa không đối không tầm xa R-37M bắn hạ, lại xuất hiện.
Đây là trường hợp đầu tiên được xác nhận về việc Không quân Nga sử dụng MiG-31BM trong không chiến tầm xa, bao gồm cả việc sử dụng tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37M, còn được gọi là RVV-BD.
Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, chiếc chiến đấu cơ MiG-31 đã phối hợp với máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50; sau khi chiếc MiG-31 phóng tên lửa R-37M, thì chiếc A-50 chiếu xạ radar vào chiếc Su-24M của Ukraine; do vậy tên lửa R-37M đã lập kỷ lục bắn hạ mục tiêu, ở tầm bắn tối đa.
Tầm bắn tối đa của tên lửa R-37M là 398 km, với tốc độ 7.350 km/h, thời gian bay với cự ly như vậy chỉ mất trong 3 phút. Trước đây, tên lửa R-37M đã được nhìn thấy trên lãnh thổ Ukraine; nhưng cho đến nay, chỉ có một thông tin đề cập đến việc một máy bay của Ukraine đã bị bắn hạ.
Trước đây, thành tích đối không của Không quân Nga không thực sự “sắc nét”, nhưng lần này, rõ ràng là Không quân Nga đã lập công.
Việc Ukraine liên tiếp mất 3 máy bay chiến đấu cho thấy quân đội Nga đã bắt đầu săn tìm chiến đấu cơ Ukraine bằng lực lượng không quân. Với tổn thất này, có thể máy bay chiến đấu của Ukraine sẽ vắng mặt trên bầu trời vài ngày tới, điều này giúp quân đội Nga triển khai lực lượng mà không có mối đe dọa trên không.