Lực lượng Không quân Ukraine tiếp tục chịu tổn thất nặng nề. Riêng ngày 6/3, Quân đội Nga đã bắn rơi các máy bay Su-27, tiêm kích MiG-29 và một trực thăng Mi-8. Tổng cộng từ đầu tháng đến nay đã có 12 máy bay Ukraine bị Quân đội Nga bắn hạ.Hãng tin Nga Izvestia dẫn lời một phi công Nga cho biết: “Các cuộc đấu tay đôi trên không cho phép chúng tôi giành được lợi thế tuyệt đối bằng tên lửa không đối không dẫn đường mới và các chiến thuật chiến đấu được phát triển trong chiến dịch quân sự đặc biệt”.Theo Bộ Quốc phòng Nga, chỉ tính từ đầu tháng 3 đến nay, Lực lượng Phòng không và Không quân Nga đã bắn hạ 12 máy bay của Không quân Ukraine, bao gồm 6 máy bay cánh cố định và 6 trực thăng.Trong các vụ bắn hạ máy bay của Ukraine, hầu hết chiến công thuộc về lực lượng Không quân Nga (8 chiếc). Hiện máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine kém máy bay chiến đấu của Không quân Nga cả một thế hệ; nên họ khó có thể tạo được bất ngờ trước những chiến đấu cơ hiện đại của Nga.Trong thời gian qua, Không quân Ukraine đã mất 3 máy bay ném bom Su-24, 3 máy bay chiến đấu Su-27 và MiG-29 cùng 6 trực thăng Mi-8. Gần nhất một chiếc Su-24 của Không quân Ukraine ném bom ở chiến trường Bakhmut đã bị Không quân Nga bắn rơi.Ông Alexey Leonkov, chuyên gia quân sự của Izvestia, cho biết các tên lửa không đối không tầm xa hiện đại của Nga, đã được sử dụng ở chiến trường Ukraine; đồng thời lực lượng không quân cũng tích cực hỗ trợ các hành động tấn công của các đơn vị Nga theo nhiều hướng.“Trong những năm gần đây, nhiều loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa mới, đã được phát triển và chuyển giao cho Không quân. Nhờ các công nghệ hiện đại, chúng có tầm bắn xa hơn và chính xác hơn nhờ sử dụng phương pháp dẫn đường mới”; ông Leonkov cho biết thêm.Theo ông Leonkov, trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine, các chiến thuật mới của Không quân Nga để chế áp lực lượng không quân Ukraine đã được thực hiện. Bao gồm sử dụng máy bay chiến đấu trang bị radar cực mạnh và tên lửa tầm xa, làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.Ông Leonkov cũng cho biết thêm, khoảng cách giữa lực lượng không quân Nga và Ukraine là cả một thế hệ, do vậy Không quân Ukraine không thể đáp trả cuộc tấn công của Không quân Nga, vì máy bay chiến đấu của Ukraine đều từ thời Liên Xô, không được trang bị tên lửa không đối không hiện đại.Còn theo Tư lệnh Lực lượng Không quân Ukraine cho biết, Không quân Ukraine đang mất "những phi công giỏi nhất", trước khi được chuyển giao máy bay chiến đấu của phương Tây. Còn theo phân tích của ông Leonkov, hầu như Không quân Ukraine không còn phi công có kinh nghiệm nào trong biên chế.“Mọi người đều nhớ chuyện một phi công Ukraine lái MiG-29 để đánh chặn UAV tự sát Geran-2 của Nga. Nhưng anh ta đã để chiếc UAV tự sát của Nga đâm vào và bốc cháy. Đây là sự khẳng định về đẳng cấp của các phi công Ukraine còn lại, những người phần lớn mới ra trường và chưa có kinh nghiệm”, ông Leonkov nói.Theo tờ Politico của Mỹ cho biết, trong bối cảnh hầu hết các quốc gia từ chối cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, Lầu Năm Góc được lệnhh của Nhà trắng, bắt đầu nghiên cứu lắp đặt tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 của Mỹ, lên trên máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất.Theo số liệu đến năm 2022, đã có khoảng 2.500 quả tên lửa AIM-120 được sản xuất trên thế giới. Với phiên bản tên lửa AIM-120C mới nhất, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lên tới 180 km; đặc biệt đây cũng là loại tên lửa không đối không tầm xa đầu tiên, dẫn đường theo kiểu “bắn và quên”.Quân đội Mỹ đang xem xét liệu có thể tích hợp các tên lửa không đối không tiên tiến của phương Tây với các máy bay chiến đấu Ukraine do Liên Xô sản xuất hay không? Đây cũng là nỗ lực của phương Tây, để trang bị vũ khí mới cho các loại chiến đấu cơ khác hệ, trước chiến dịch phản công mùa xuân dự kiến. Những nỗ lực trên của Mỹ nếu thành công, có thể là một phần giải pháp cho nhu cầu tăng cường hỏa lực và phòng không của Kiev; khi cả Ukraine và Nga chuẩn bị cho các cuộc tấn công lớn vào mùa xuân này.Nhưng nếu Mỹ có cung cấp tên lửa AIM-120 cho Ukraine, có khả năng họ chỉ viện trợ phiên bản tên lửa AIM-120 đời đầu, với tầm bắn gần hơn (120 km); nhưng cũng đủ để Ukraine có trong tay một vũ khí phòng không nguy hiểm. Vì cho đến nay, Ukraine vẫn chưa sở hữu những vũ khí như vậy.Trước đây, tên lửa chống radar AGM-88 HARM của Mỹ đã được lắp đặt thành công trên các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Ukraine. Hiện có thông tin cho rằng, Ba Lan cũng đang nghiên cứu, để tiêm kích bom Su-24 của Ukraine, có thể sử dụng tên lửa hành trình chiến thuật Storm Shadow.Việc Mỹ và phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29 và cải tiến để lắp tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 cho Ukraine, có thể trở thành mối đe dọa chết người đối với Không quân Nga; vì hiện nay Quân đội Nga đang tích cực sử dụng không quân, chi viện cho chiến trường Ukraine.
Lực lượng Không quân Ukraine tiếp tục chịu tổn thất nặng nề. Riêng ngày 6/3, Quân đội Nga đã bắn rơi các máy bay Su-27, tiêm kích MiG-29 và một trực thăng Mi-8. Tổng cộng từ đầu tháng đến nay đã có 12 máy bay Ukraine bị Quân đội Nga bắn hạ.
Hãng tin Nga Izvestia dẫn lời một phi công Nga cho biết: “Các cuộc đấu tay đôi trên không cho phép chúng tôi giành được lợi thế tuyệt đối bằng tên lửa không đối không dẫn đường mới và các chiến thuật chiến đấu được phát triển trong chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, chỉ tính từ đầu tháng 3 đến nay, Lực lượng Phòng không và Không quân Nga đã bắn hạ 12 máy bay của Không quân Ukraine, bao gồm 6 máy bay cánh cố định và 6 trực thăng.
Trong các vụ bắn hạ máy bay của Ukraine, hầu hết chiến công thuộc về lực lượng Không quân Nga (8 chiếc). Hiện máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine kém máy bay chiến đấu của Không quân Nga cả một thế hệ; nên họ khó có thể tạo được bất ngờ trước những chiến đấu cơ hiện đại của Nga.
Trong thời gian qua, Không quân Ukraine đã mất 3 máy bay ném bom Su-24, 3 máy bay chiến đấu Su-27 và MiG-29 cùng 6 trực thăng Mi-8. Gần nhất một chiếc Su-24 của Không quân Ukraine ném bom ở chiến trường Bakhmut đã bị Không quân Nga bắn rơi.
Ông Alexey Leonkov, chuyên gia quân sự của Izvestia, cho biết các tên lửa không đối không tầm xa hiện đại của Nga, đã được sử dụng ở chiến trường Ukraine; đồng thời lực lượng không quân cũng tích cực hỗ trợ các hành động tấn công của các đơn vị Nga theo nhiều hướng.
“Trong những năm gần đây, nhiều loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa mới, đã được phát triển và chuyển giao cho Không quân. Nhờ các công nghệ hiện đại, chúng có tầm bắn xa hơn và chính xác hơn nhờ sử dụng phương pháp dẫn đường mới”; ông Leonkov cho biết thêm.
Theo ông Leonkov, trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine, các chiến thuật mới của Không quân Nga để chế áp lực lượng không quân Ukraine đã được thực hiện. Bao gồm sử dụng máy bay chiến đấu trang bị radar cực mạnh và tên lửa tầm xa, làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.
Ông Leonkov cũng cho biết thêm, khoảng cách giữa lực lượng không quân Nga và Ukraine là cả một thế hệ, do vậy Không quân Ukraine không thể đáp trả cuộc tấn công của Không quân Nga, vì máy bay chiến đấu của Ukraine đều từ thời Liên Xô, không được trang bị tên lửa không đối không hiện đại.
Còn theo Tư lệnh Lực lượng Không quân Ukraine cho biết, Không quân Ukraine đang mất "những phi công giỏi nhất", trước khi được chuyển giao máy bay chiến đấu của phương Tây. Còn theo phân tích của ông Leonkov, hầu như Không quân Ukraine không còn phi công có kinh nghiệm nào trong biên chế.
“Mọi người đều nhớ chuyện một phi công Ukraine lái MiG-29 để đánh chặn UAV tự sát Geran-2 của Nga. Nhưng anh ta đã để chiếc UAV tự sát của Nga đâm vào và bốc cháy. Đây là sự khẳng định về đẳng cấp của các phi công Ukraine còn lại, những người phần lớn mới ra trường và chưa có kinh nghiệm”, ông Leonkov nói.
Theo tờ Politico của Mỹ cho biết, trong bối cảnh hầu hết các quốc gia từ chối cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, Lầu Năm Góc được lệnhh của Nhà trắng, bắt đầu nghiên cứu lắp đặt tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 của Mỹ, lên trên máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất.
Theo số liệu đến năm 2022, đã có khoảng 2.500 quả tên lửa AIM-120 được sản xuất trên thế giới. Với phiên bản tên lửa AIM-120C mới nhất, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lên tới 180 km; đặc biệt đây cũng là loại tên lửa không đối không tầm xa đầu tiên, dẫn đường theo kiểu “bắn và quên”.
Quân đội Mỹ đang xem xét liệu có thể tích hợp các tên lửa không đối không tiên tiến của phương Tây với các máy bay chiến đấu Ukraine do Liên Xô sản xuất hay không? Đây cũng là nỗ lực của phương Tây, để trang bị vũ khí mới cho các loại chiến đấu cơ khác hệ, trước chiến dịch phản công mùa xuân dự kiến.
Những nỗ lực trên của Mỹ nếu thành công, có thể là một phần giải pháp cho nhu cầu tăng cường hỏa lực và phòng không của Kiev; khi cả Ukraine và Nga chuẩn bị cho các cuộc tấn công lớn vào mùa xuân này.
Nhưng nếu Mỹ có cung cấp tên lửa AIM-120 cho Ukraine, có khả năng họ chỉ viện trợ phiên bản tên lửa AIM-120 đời đầu, với tầm bắn gần hơn (120 km); nhưng cũng đủ để Ukraine có trong tay một vũ khí phòng không nguy hiểm. Vì cho đến nay, Ukraine vẫn chưa sở hữu những vũ khí như vậy.
Trước đây, tên lửa chống radar AGM-88 HARM của Mỹ đã được lắp đặt thành công trên các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Ukraine. Hiện có thông tin cho rằng, Ba Lan cũng đang nghiên cứu, để tiêm kích bom Su-24 của Ukraine, có thể sử dụng tên lửa hành trình chiến thuật Storm Shadow.
Việc Mỹ và phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29 và cải tiến để lắp tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 cho Ukraine, có thể trở thành mối đe dọa chết người đối với Không quân Nga; vì hiện nay Quân đội Nga đang tích cực sử dụng không quân, chi viện cho chiến trường Ukraine.