Công ty sản xuất vũ khí Rostec của Nga thông báo, họ sẽ bắt đầu nối lại việc sản xuất hàng loạt pháo chống tăng 2S25М Sprut-SDM1. Loại pháo chống tăng tự hành này sẽ được sản xuất tại nhà máy Kurganmashzavod. Cùng với đó, xe bọc thép chở quân “lưỡng cư” BT-3F, cũng sẽ bắt đầu được sản xuất. (Ảnh: Rostec).
Việc sản xuất hàng loạt pháo chống tăng Sprut-SDM1 được cho là bắt đầu vào cuối năm ngoái; điều này đã được ông Pyotr Tyukov, Giám đốc điều hành của nhà máy Kurganmashzavod công bố vào tháng 8/2022.(Ảnh: Rostec)Sau đó, phiên bản SDM1 đã thực hiện một loạt các bài kiểm tra cấp nhà nước và được Nga cấp phép cho sản xuất loạt. Tuy nhiên hơn nửa năm qua, thông tin chính thức tại sao việc sản xuất hàng loạt pháo chống tăng tự hành SDM1 tạm dừng, mà không rõ lý do.(Ảnh: Rostec)Pháo chống tăng tự hành Sprut-SDM1 là phiên bản được hiện đại hóa từ Sprut-SD. Sprut-SD được sản xuất trong giai đoạn 2005 – 2010, sau đó ngừng sản xuất; đến năm 2018, việc sản xuất của loại pháo này đã được nối lại. (Ảnh: Military)Ngày nay, mối quan tâm đến loại pháo chống tăng lại được khơi dậy, rất có thể là do cuộc xung đột với Ukraine - một cuộc xung đột ở quy mô rất lớn và có sự xuất hiện của hàng nghìn thiết giáp tham chiến cho mỗi bên.(Ảnh: Military)Sprut-SDM1 là một thiết kế đã ra đời được 8 năm; vào năm 2015, phiên bản này đã chính thức được giới thiệu trong triển lãm quốc phòng của Nga “Army-2015”. Thiết kế của pháo chống tăng tự hành mới, có sự tham gia của các chuyên gia từ Kurganmashzavod và Traktorni Zavodi.(Ảnh: Altoy)Phiên bản nâng cấp của pháo chống tăng tự hành Sprut-SDM1 cũng như phiên bản cơ bản, đều được trang bị vũ khí pháo 125mm 2A75, dùng máy nạp đạn tự động. Pháo 2A75 có thể phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng pháo.(Ảnh: Goso)Ở phiên bản Sprut-SDM1 mới nhất này, đã được Kurganmashzavod trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới, trong đó quan trọng nhất là sử dụng kính ngắm kết hợp giữa quang điện và ảnh nhiệt.(Ảnh: Rostec)Các phiên bản nối tiếp 2S25M sẽ được trang bị hệ thống kính ngắm nào, hiện vẫn chưa được Rotec công bố. Những bài viết gần đây về Sprut-SDM1 cho rằng, rất có thể đó sẽ là hệ thống ngắm đa kênh PPND B03S03 “Sodema”, đã được trang bị cho xe chiến đấu bộ binh BMP-3M nâng cấp.(Ảnh: Military)Với việc hiện đại hóa, khả năng tác chiến của pháo tự hành chống tăng 2S25M sẽ không đổi, nhưng hiệu quả được cho là sẽ tăng lên. Tức là các hệ thống điều khiển hỏa lực mới, sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng Sprut-SDM1 vào bất kỳ thời điểm nào, trong mọi điều kiện thời tiết, ngày/đêm.(Ảnh: Topwar)Trên thực tế là những thay đổi này, sẽ làm tăng đáng kể tính năng kỹ chiến thuật của loại pháo chống tăng tự hành này và cho phép chúng sử dụng hiệu quả vũ khí của mình trong mọi điều kiện chiến trường.(Ảnh: Topwar)Tất cả các đặc tính kỹ thuật chính của pháo tự hành 2S25M được nâng cấp vẫn ở mức cũ. “Sprut-SDM1” có trọng lượng chiến đấu 18 tấn; tốc độ tối đa trên đường cao tốc là 70 km/h. 2S25M có thể bơi dưới nước tới sóng cấp 3, nhờ 2 động cơ phản lực nước với tốc độ 7 km/h. Kíp xe 2S25M là 3 người (trưởng xe, lái xe và pháo thủ).(Ảnh: Rostec)Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa pháo tự hành Sprut-SDM1 và phiên bản cơ bản là khung gầm với 7 bánh chịu nặng đường kính nhỏ, dùng hệ thống treo xoắn riêng lẻ và giảm chấn thủy lực.(Ảnh: AY)Thực hiện việc đồng bộ hóa thiết bị cho lực lượng lính dù Nga, các nhà sản xuất Nga đã quyết định sử dụng khung gầm của xe chiến đấu BMD-4M cho pháo tự hành 2S25M. Tuy nhiên, khả năng thay đổi khoảng sáng gầm xe bằng cách điều chỉnh các thông số của hệ thống treo vẫn được giữ nguyên. (Ảnh: Tap)Pháo tự hành Sprut-SDM1 cũng được trang bị động cơ diesel mới, đó là loại UTD-29 công suất 500 mã lực, thay cho loại 2V-06-2 công suất 450 mã lực. Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về việc liệu những chiếc xe mới này, có được trang bị thêm lớp giáp bổ sung hay không?(Ảnh: Flagma)Nhưng có khả năng cao, Nga sẽ trang bị cho pháo tự hành chống tăng Sprut-SDM1 lớp giáp bổ sung tương tự như xe chiến đấu bộ binh BMP-3M mà Rostec cũng cung cấp cho Quân đội Nga, xuất phát từ tình hình hiện tại và kinh nghiệm chiến đấu từ cuộc xung đột tại Ukraine.(Ảnh: Rostec)
Công ty sản xuất vũ khí Rostec của Nga thông báo, họ sẽ bắt đầu nối lại việc sản xuất hàng loạt pháo chống tăng 2S25М Sprut-SDM1. Loại pháo chống tăng tự hành này sẽ được sản xuất tại nhà máy Kurganmashzavod. Cùng với đó, xe bọc thép chở quân “lưỡng cư” BT-3F, cũng sẽ bắt đầu được sản xuất. (Ảnh: Rostec).
Việc sản xuất hàng loạt pháo chống tăng Sprut-SDM1 được cho là bắt đầu vào cuối năm ngoái; điều này đã được ông Pyotr Tyukov, Giám đốc điều hành của nhà máy Kurganmashzavod công bố vào tháng 8/2022.(Ảnh: Rostec)
Sau đó, phiên bản SDM1 đã thực hiện một loạt các bài kiểm tra cấp nhà nước và được Nga cấp phép cho sản xuất loạt. Tuy nhiên hơn nửa năm qua, thông tin chính thức tại sao việc sản xuất hàng loạt pháo chống tăng tự hành SDM1 tạm dừng, mà không rõ lý do.(Ảnh: Rostec)
Pháo chống tăng tự hành Sprut-SDM1 là phiên bản được hiện đại hóa từ Sprut-SD. Sprut-SD được sản xuất trong giai đoạn 2005 – 2010, sau đó ngừng sản xuất; đến năm 2018, việc sản xuất của loại pháo này đã được nối lại. (Ảnh: Military)
Ngày nay, mối quan tâm đến loại pháo chống tăng lại được khơi dậy, rất có thể là do cuộc xung đột với Ukraine - một cuộc xung đột ở quy mô rất lớn và có sự xuất hiện của hàng nghìn thiết giáp tham chiến cho mỗi bên.(Ảnh: Military)
Sprut-SDM1 là một thiết kế đã ra đời được 8 năm; vào năm 2015, phiên bản này đã chính thức được giới thiệu trong triển lãm quốc phòng của Nga “Army-2015”. Thiết kế của pháo chống tăng tự hành mới, có sự tham gia của các chuyên gia từ Kurganmashzavod và Traktorni Zavodi.(Ảnh: Altoy)
Phiên bản nâng cấp của pháo chống tăng tự hành Sprut-SDM1 cũng như phiên bản cơ bản, đều được trang bị vũ khí pháo 125mm 2A75, dùng máy nạp đạn tự động. Pháo 2A75 có thể phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng pháo.(Ảnh: Goso)
Ở phiên bản Sprut-SDM1 mới nhất này, đã được Kurganmashzavod trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới, trong đó quan trọng nhất là sử dụng kính ngắm kết hợp giữa quang điện và ảnh nhiệt.(Ảnh: Rostec)
Các phiên bản nối tiếp 2S25M sẽ được trang bị hệ thống kính ngắm nào, hiện vẫn chưa được Rotec công bố. Những bài viết gần đây về Sprut-SDM1 cho rằng, rất có thể đó sẽ là hệ thống ngắm đa kênh PPND B03S03 “Sodema”, đã được trang bị cho xe chiến đấu bộ binh BMP-3M nâng cấp.(Ảnh: Military)
Với việc hiện đại hóa, khả năng tác chiến của pháo tự hành chống tăng 2S25M sẽ không đổi, nhưng hiệu quả được cho là sẽ tăng lên. Tức là các hệ thống điều khiển hỏa lực mới, sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng Sprut-SDM1 vào bất kỳ thời điểm nào, trong mọi điều kiện thời tiết, ngày/đêm.(Ảnh: Topwar)
Trên thực tế là những thay đổi này, sẽ làm tăng đáng kể tính năng kỹ chiến thuật của loại pháo chống tăng tự hành này và cho phép chúng sử dụng hiệu quả vũ khí của mình trong mọi điều kiện chiến trường.(Ảnh: Topwar)
Tất cả các đặc tính kỹ thuật chính của pháo tự hành 2S25M được nâng cấp vẫn ở mức cũ. “Sprut-SDM1” có trọng lượng chiến đấu 18 tấn; tốc độ tối đa trên đường cao tốc là 70 km/h. 2S25M có thể bơi dưới nước tới sóng cấp 3, nhờ 2 động cơ phản lực nước với tốc độ 7 km/h. Kíp xe 2S25M là 3 người (trưởng xe, lái xe và pháo thủ).(Ảnh: Rostec)
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa pháo tự hành Sprut-SDM1 và phiên bản cơ bản là khung gầm với 7 bánh chịu nặng đường kính nhỏ, dùng hệ thống treo xoắn riêng lẻ và giảm chấn thủy lực.(Ảnh: AY)
Thực hiện việc đồng bộ hóa thiết bị cho lực lượng lính dù Nga, các nhà sản xuất Nga đã quyết định sử dụng khung gầm của xe chiến đấu BMD-4M cho pháo tự hành 2S25M. Tuy nhiên, khả năng thay đổi khoảng sáng gầm xe bằng cách điều chỉnh các thông số của hệ thống treo vẫn được giữ nguyên. (Ảnh: Tap)
Pháo tự hành Sprut-SDM1 cũng được trang bị động cơ diesel mới, đó là loại UTD-29 công suất 500 mã lực, thay cho loại 2V-06-2 công suất 450 mã lực. Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về việc liệu những chiếc xe mới này, có được trang bị thêm lớp giáp bổ sung hay không?(Ảnh: Flagma)
Nhưng có khả năng cao, Nga sẽ trang bị cho pháo tự hành chống tăng Sprut-SDM1 lớp giáp bổ sung tương tự như xe chiến đấu bộ binh BMP-3M mà Rostec cũng cung cấp cho Quân đội Nga, xuất phát từ tình hình hiện tại và kinh nghiệm chiến đấu từ cuộc xung đột tại Ukraine.(Ảnh: Rostec)