Cuộc xung đột Nga-Ukraine là cuộc xung đột cục bộ lớn nhất kể từ thế kỷ 21, quân đội Nga và Ukraine đều phải trả giá đắt trên chiến trường. Có nhiều lý do khiến quân đội Ukraine cầm cự được hơn 290 ngày; và Không quân Ukraine đã có đóng góp quan trọng trong cuộc chiến.Lực lượng Không quân Ukraine đã tồn tại hơn 290 ngày, bất chấp họ phải đối địch với một đối thủ có sức mạnh vượt trội như Không quân Nga. Việc cầm cự thành công của Không quân Ukraine, mang đến cho thế giới một cái nhìn khác về sức mạnh của lực lượng này. Có thể nói, thế giới không thể xem thường sức mạnh của Không quân Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine kế thừa di sản khổng lồ của Không quân Liên Xô, trong đó riêng Không đoàn 24 của Không quân Liên Xô đã có 255 máy bay chiến đấu cánh cố định. Trong đó có các loại máy bay chiến đấu hiện đại như MiG-29, Su-27 và MiG-23. Ngoài Không đoàn 24, Ukraine còn sở hữu Sư đoàn Không quân 5, Lữ đoàn không quân 14 và 17 của Không quân Liên Xô và các đơn vị không quân chiến thuật khác với nhiều máy bay chiến đấu hiện đại khi đó. Đáng chú ý là 5 trung đoàn máy bay ném bom hạng nặng thuộc Sư đoàn không quân 46, Trung đoàn không quân hải quân 161 và Trung đoàn máy bay ném bom chiến lược hạng nặng 184. Đây là những đơn vị át chủ bài của Không quân Liên Xô khi đó. Trung đoàn máy bay ném bom hạng nặng 184 được biên chế 18 máy bay ném bom Tu-160; đây là những máy bay ném bom chiến lược mới nhất và hiện đại nhất của Không quân Liên Xô khi đó, có khả năng ném bom hạt nhân. Theo số liệu liên quan, Ukraine có 2.400 máy bay vào thời điểm đó; đây thực sự là một lực lượng không quân quá mạnh. Tuy nhiên, nền kinh tế của Ukraine thực sự không thể “nuôi” được nhiều máy bay chiến đấu như vậy. Để giảm bớt áp lực kinh tế, Không quân Ukraine đã xuất khẩu một số lượng lớn máy bay sang các nước thế giới thứ ba, hoặc "trả lại" những chiếc máy bay “không cần thiết” cho Nga.Sau khi tiến hành nhiều lần liên tục cắt giảm biên chế, trang bị, Không quân Ukraine ngày nay có 5 trung đoàn máy bay chiến đấu và 3 trung đoàn trực thăng tấn công mặt đất, gồm hơn 220 máy bay chiến đấu các loại. Số lượng này là đủ cho Không quân Ukraine trong giai đoạn hiện nay.Tất nhiên, 8 trung đoàn hàng không hiện tại vẫn là “tinh túy” của Lực lượng Không quân Ukraine. Trong quá trình tổ chức lại và thu hẹp lực lượng Không quân, quân đội Ukraine đã không giải thể các đơn vị máy bay chiến đấu tinh nhuệ nhất.Trong quá trình giảm biên chế, trang bị, một số đơn vị không quân dự bị của Không quân Ukraine và đặc biệt là đội máy bay ném bom chiến lược Ukraine giải tán và trả lại một số máy bay ném bom chiến lược Tu-160 cho Nga, một số bị phá hủy và một số đưa vào viện bảo tàng.Hiện 8 trung đoàn không quân chiến đấu còn lại của Không quân Ukraine thuộc lực lượng không quân tinh nhuệ mà Không quân Ukraine sở hữu, nên không thể giải tán mà luôn được tăng cường sức mạnh. Để tăng cường hiệu quả chiến đấu của 8 trung đoàn không quân hiện có, Không quân Ukraine liên tục tìm nguồn cung cấp phụ tùng cho hơn 220 máy bay từ kho máy bay trong nước và sử dụng công nghệ của riêng mình để nâng cấp số Su-27 theo những “bí quyết công nghệ riêng”.Trong 10 tháng sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, quân đội Ukraine đã sử dụng di sản lực lượng không quân khổng lồ được thừa hưởng từ Liên Xô để liên tục hỗ trợ hoạt động của 8 trung đoàn không quân hiện có, bằng tất cả những gì họ có thể.Mặc dù những chiếc máy bay cũ trong kho của Ukraine không thể bay ra chiến trường, nhưng chúng chắc chắn là nguồn phụ tùng thay thế rất hiệu quả. Điều này khiến người ta có ấn tượng rằng, số lượng máy bay của Không quân Ukraine luôn nhiều vô kể. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Ukraine quả thực đã chịu tổn thất. Tài sản của Liên Xô để lại, dù lớn đến đâu cũng có hạn. Theo thống kê của Oryx, hiện Không quân Ukraine đã mất 22 chiếc MiG-29, 6 chiếc Su-27 và hơn 30 chiếc Su-24/Su-25, tức là hơn một nửa tổn thất. Nếu không có sự hỗ trợ từ phương Tây, đến tháng 2 năm sau, Không quân Ukraine sẽ tiêu sạch toàn bộ tài sản.Còn theo thông tin mới nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Rastislav Kacher tuyên bố rằng, chính quyền Slovakia đã đồng ý chuyển giao cho Ukraine hàng nghìn tên lửa phòng không, cũng như một phi đội máy bay chiến đấu MiG-29, bao gồm 10 máy bay chiến đấu và một máy bay huấn luyện.Một trong những lý do khiến Slovakia vừa qua không cung cấp tiêm kích MiG-29 cho Ukraine, là do những chiếc máy bay này được đưa đi hiện đại hóa để có thể trang bị tên lửa theo tiêu chuẩn NATO.Tính đến nay, theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, ít nhất 75 máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine đã bị phá hủy, gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu loại này được công bố chính thức của Ukraine, và gần bằng số lượng máy bay chiến đấu MiG-29 đang phục vụ của các quốc gia châu Âu cộng lại.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine là cuộc xung đột cục bộ lớn nhất kể từ thế kỷ 21, quân đội Nga và Ukraine đều phải trả giá đắt trên chiến trường. Có nhiều lý do khiến quân đội Ukraine cầm cự được hơn 290 ngày; và Không quân Ukraine đã có đóng góp quan trọng trong cuộc chiến.
Lực lượng Không quân Ukraine đã tồn tại hơn 290 ngày, bất chấp họ phải đối địch với một đối thủ có sức mạnh vượt trội như Không quân Nga. Việc cầm cự thành công của Không quân Ukraine, mang đến cho thế giới một cái nhìn khác về sức mạnh của lực lượng này.
Có thể nói, thế giới không thể xem thường sức mạnh của Không quân Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine kế thừa di sản khổng lồ của Không quân Liên Xô, trong đó riêng Không đoàn 24 của Không quân Liên Xô đã có 255 máy bay chiến đấu cánh cố định. Trong đó có các loại máy bay chiến đấu hiện đại như MiG-29, Su-27 và MiG-23.
Ngoài Không đoàn 24, Ukraine còn sở hữu Sư đoàn Không quân 5, Lữ đoàn không quân 14 và 17 của Không quân Liên Xô và các đơn vị không quân chiến thuật khác với nhiều máy bay chiến đấu hiện đại khi đó.
Đáng chú ý là 5 trung đoàn máy bay ném bom hạng nặng thuộc Sư đoàn không quân 46, Trung đoàn không quân hải quân 161 và Trung đoàn máy bay ném bom chiến lược hạng nặng 184. Đây là những đơn vị át chủ bài của Không quân Liên Xô khi đó.
Trung đoàn máy bay ném bom hạng nặng 184 được biên chế 18 máy bay ném bom Tu-160; đây là những máy bay ném bom chiến lược mới nhất và hiện đại nhất của Không quân Liên Xô khi đó, có khả năng ném bom hạt nhân. Theo số liệu liên quan, Ukraine có 2.400 máy bay vào thời điểm đó; đây thực sự là một lực lượng không quân quá mạnh.
Tuy nhiên, nền kinh tế của Ukraine thực sự không thể “nuôi” được nhiều máy bay chiến đấu như vậy. Để giảm bớt áp lực kinh tế, Không quân Ukraine đã xuất khẩu một số lượng lớn máy bay sang các nước thế giới thứ ba, hoặc "trả lại" những chiếc máy bay “không cần thiết” cho Nga.
Sau khi tiến hành nhiều lần liên tục cắt giảm biên chế, trang bị, Không quân Ukraine ngày nay có 5 trung đoàn máy bay chiến đấu và 3 trung đoàn trực thăng tấn công mặt đất, gồm hơn 220 máy bay chiến đấu các loại. Số lượng này là đủ cho Không quân Ukraine trong giai đoạn hiện nay.
Tất nhiên, 8 trung đoàn hàng không hiện tại vẫn là “tinh túy” của Lực lượng Không quân Ukraine. Trong quá trình tổ chức lại và thu hẹp lực lượng Không quân, quân đội Ukraine đã không giải thể các đơn vị máy bay chiến đấu tinh nhuệ nhất.
Trong quá trình giảm biên chế, trang bị, một số đơn vị không quân dự bị của Không quân Ukraine và đặc biệt là đội máy bay ném bom chiến lược Ukraine giải tán và trả lại một số máy bay ném bom chiến lược Tu-160 cho Nga, một số bị phá hủy và một số đưa vào viện bảo tàng.
Hiện 8 trung đoàn không quân chiến đấu còn lại của Không quân Ukraine thuộc lực lượng không quân tinh nhuệ mà Không quân Ukraine sở hữu, nên không thể giải tán mà luôn được tăng cường sức mạnh.
Để tăng cường hiệu quả chiến đấu của 8 trung đoàn không quân hiện có, Không quân Ukraine liên tục tìm nguồn cung cấp phụ tùng cho hơn 220 máy bay từ kho máy bay trong nước và sử dụng công nghệ của riêng mình để nâng cấp số Su-27 theo những “bí quyết công nghệ riêng”.
Trong 10 tháng sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, quân đội Ukraine đã sử dụng di sản lực lượng không quân khổng lồ được thừa hưởng từ Liên Xô để liên tục hỗ trợ hoạt động của 8 trung đoàn không quân hiện có, bằng tất cả những gì họ có thể.
Mặc dù những chiếc máy bay cũ trong kho của Ukraine không thể bay ra chiến trường, nhưng chúng chắc chắn là nguồn phụ tùng thay thế rất hiệu quả. Điều này khiến người ta có ấn tượng rằng, số lượng máy bay của Không quân Ukraine luôn nhiều vô kể.
Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Ukraine quả thực đã chịu tổn thất. Tài sản của Liên Xô để lại, dù lớn đến đâu cũng có hạn. Theo thống kê của Oryx, hiện Không quân Ukraine đã mất 22 chiếc MiG-29, 6 chiếc Su-27 và hơn 30 chiếc Su-24/Su-25, tức là hơn một nửa tổn thất. Nếu không có sự hỗ trợ từ phương Tây, đến tháng 2 năm sau, Không quân Ukraine sẽ tiêu sạch toàn bộ tài sản.
Còn theo thông tin mới nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Rastislav Kacher tuyên bố rằng, chính quyền Slovakia đã đồng ý chuyển giao cho Ukraine hàng nghìn tên lửa phòng không, cũng như một phi đội máy bay chiến đấu MiG-29, bao gồm 10 máy bay chiến đấu và một máy bay huấn luyện.
Một trong những lý do khiến Slovakia vừa qua không cung cấp tiêm kích MiG-29 cho Ukraine, là do những chiếc máy bay này được đưa đi hiện đại hóa để có thể trang bị tên lửa theo tiêu chuẩn NATO.
Tính đến nay, theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, ít nhất 75 máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine đã bị phá hủy, gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu loại này được công bố chính thức của Ukraine, và gần bằng số lượng máy bay chiến đấu MiG-29 đang phục vụ của các quốc gia châu Âu cộng lại.