Mỹ sẽ mua vũ khí gì của Hàn Quốc trong 5 năm tới?

Google News

(Kiến Thức) - Theo dự báo, trong giai đoạn từ 2018-2022, Mỹ lần đầu tiên phải nhập khẩu các máy bay chiến đấu từ Hàn Quốc với giá trị ước tính lên đến 13 tỷ USD.

Trang tin quân sự Defence Blog dẫn báo cáo của Viện Thương mại và Kinh tế Công nghiệp Hàn Quốc (KIET) nhận định, Mỹ có thể sẽ trở thành thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Hàn Quốc trong vòng nhất 5 năm tới.
Theo đó Seoul có thể sẽ nhận được hợp đồng cung cấp các máy bay huấn luyện phản lực thế hệ tiếp theo từ Washington. Theo dự báo trong giai đoạn từ 2018-2022, máy bay huấn luyện phản lực T-50A của Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ được xuất sang Mỹ để đảm bảo cho Dự án Đào tạo Phi công Cao cấp (APT).
Ngoài những chiếc T-50A, KIET cho biết, Hàn Quốc với nền kinh tế lớn thứ tư Châu Á còn có thể sẽ xuất khẩu (sang Mỹ) tàu ngầm, tàu hỗ trợ hải quân, pháo tự hành và vũ khí dẫn đường.
 Máy bay huấn luyện phản lực T-50A. Ảnh: YouTube.
Mục tiêu của dự án APT đang được không quân Mỹ triển khai là thay thế các máy bay huấn luyện T-28 Talons bằng một mẫu máy bay huấn luyện mới. Nếu T-50A được lựa chọn, nó sẽ được sản xuất bởi một liên doanh quốc phòng Mỹ-Hàn, và biến thể dành cho Không quân Mỹ sẽ khác hoàn toàn so với phiên bản T-50 Golden Eagle hiện đang phục vụ trong Không quân Hàn Quốc cùng quân đội của nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Mời độc giả xem thêm video: Chiến đấu cơ Su-25 của Nga (Nguồn: BBC)
Theo nhận định của KIET, máy bay T-50A là sản phẩm duy nhất đáp ứng được tất cả yêu cầu của dự án APT và Hàn Quốc hoàn toàn có thể cung cấp những chiếc T-50 theo đúng lịch trình mà phía Mỹ đề ra với rủi ro ở mức thấp nhất. Trong khi đó, về phần mình, Lockheed Martin cũng có những phòng bị nhất định cho APT nếu chi phí và tiến độ dành cho dự án này vượt quá khả năng của họ.
Bản thân T-50A là dòng máy bay huấn luyện phản lực tốt nhất thế giới hiện nay, nó được đánh giá có hiệu suất bay tốt, dễ điều khiển và thích hợp cho các bài bay huấn luyện mô phỏng cho các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
KIET cho hay nếu Mỹ chọn máy bay phản lực này thì đây sẽ là cột mốc đánh dấu bước ngoặt cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Hàn Quốc.
Cũng theo KIET, nước này cần phải tham gia vào chiến lược thị trường 5P+1G (trong đó 5P là địa điểm, sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và chính trị còn 1G là chính phủ) nhằm tối đa hóa cơ hội bán các sản phẩm nội địa ra nước ngoài.
Thiên An (Theo Denfence Blog)

>> xem thêm

Bình luận(0)