Theo hãng tin Lenta, Bộ Quốc phòng Nga hôm 16/11 đã lên tiếng xác nhận việc triển khai tiêm kích MiG-31 tới căn cứ Hmeymin, Syria. Nguồn ảnh: Airlines.netNói về nhiệm vụ của việc đưa tiêm kích MiG-31 tới Syria, BQP Nga cho biết rằng, đó là nhằm bảo đảm an toàn đường không cho căn cứ Hmeymin, cũng như hoạt động của Không quân Nga và Syria tại đây. Nguồn ảnh: Airlines.net“Điều quan trọng đầu tiên, MiG-31 có khả năng không đối không cực kỳ mạnh mẽ. Việc triển khai nó tới Syria sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng phòng không tại vùng Tartus và tỉnh Latakia (Syria), đặc biệt là khi kết hợp với tổ hợp tên lửa S-300V4 và S-400”, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Nguồn ảnh: Airlines.netCũng theo BQP Nga, đặc biệt là tiêm kích MiG-31 với hệ thống radar mạng pha cực mạnh sẽ giúp kiểm soát và bảo vệ không phận Syria theo mốc thời gian thực. Qua đó cho phép Không quân Nga giảm bớt tần suất hoạt động của các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50. Nguồn ảnh: Airlines.net“Việc sử dụng máy bay AWACS A-50 bay từ Nga tới Syria khá tốn kém. Tiêm kích MiG-31 chính là lời giải cho bài toán trên”, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay. Nguồn ảnh: Airlines.netThật vậy, với sức mạnh của hệ thống radar mạng pha trên tiêm kích MiG-31 thì nó hoàn toàn có thể đáp ứng vai trò báo động sớm các mối đe dọa trên không. Nguồn ảnh: Airlines.netĐa số các phiên bản MiG-31 đều được trang bị radar mạng pha bị động RP-31 N007 Zaslon có khả năng phát hiện mục tiêu có tiết diện phản xạ radar (RCS) 19m2 ở cách 200km và với RCS 3m2 cách 35km; theo dõi tự động cách 120km; phát hiện đồng thời được 24 mục tiêu; tấn công đồng thời được 6 mục tiêu; có thể phát hiện tín hiệu hồng ngoại từ mục tiêu cách 56km; có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa hành trình bay ở độ cao thấp. Nguồn ảnh: WikipediaTrên phiên bản hiện đại hóa MiG-31BM được trang bị radar nâng cấp Zaslon-M với anten lớn hơn cho tầm trinh sát đến 400km với mục tiêu cỡ lớn; có thể tấn công đồng thời cả mục tiêu trên không và trên bộ; phát hiện mục tiêu RCS 19m2 cách 400km còn RCS 5m2 cách 282km; phát hiện được mục tiêu bay với tốc độ siêu nhanh Mach 5-6...Nguồn ảnh: Key publishingĐặc biệt là các máy bay tiêm kích MiG-31 có thể tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm phản kháng của đối phương bằng tên lửa không đối không R-33 (tầm phóng 304km) và R-37 (tầm phóng 398km). Nguồn ảnh: Airlines.netTrong tác chiến tầm gần và tầm trung, tiêm kích MiG-31 có thể triển khai cả tên lửa không đối không tầm nhiệt R-73 và tên lửa dẫn đường radar chủ động tầm trung R-77. Nguồn ảnh: Airlines.netThậm chí, nếu cần tiêm kích MiG-31 có thể mang phóng cả tên lửa chống radar Kh-31P hay Kh-58; không kích mục tiêu mặt đất bằng vũ khí dẫn đường như tên lửa Kh-59/29, bom hàng không KAB-1500/500 với sức tải 9 tấn. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo hãng tin Lenta, Bộ Quốc phòng Nga hôm 16/11 đã lên tiếng xác nhận việc triển khai tiêm kích MiG-31 tới căn cứ Hmeymin, Syria. Nguồn ảnh: Airlines.net
Nói về nhiệm vụ của việc đưa tiêm kích MiG-31 tới Syria, BQP Nga cho biết rằng, đó là nhằm bảo đảm an toàn đường không cho căn cứ Hmeymin, cũng như hoạt động của Không quân Nga và Syria tại đây. Nguồn ảnh: Airlines.net
“Điều quan trọng đầu tiên, MiG-31 có khả năng không đối không cực kỳ mạnh mẽ. Việc triển khai nó tới Syria sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng phòng không tại vùng Tartus và tỉnh Latakia (Syria), đặc biệt là khi kết hợp với tổ hợp tên lửa S-300V4 và S-400”, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Nguồn ảnh: Airlines.net
Cũng theo BQP Nga, đặc biệt là tiêm kích MiG-31 với hệ thống radar mạng pha cực mạnh sẽ giúp kiểm soát và bảo vệ không phận Syria theo mốc thời gian thực. Qua đó cho phép Không quân Nga giảm bớt tần suất hoạt động của các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50. Nguồn ảnh: Airlines.net
“Việc sử dụng máy bay AWACS A-50 bay từ Nga tới Syria khá tốn kém. Tiêm kích MiG-31 chính là lời giải cho bài toán trên”, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay. Nguồn ảnh: Airlines.net
Thật vậy, với sức mạnh của hệ thống radar mạng pha trên tiêm kích MiG-31 thì nó hoàn toàn có thể đáp ứng vai trò báo động sớm các mối đe dọa trên không. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đa số các phiên bản MiG-31 đều được trang bị radar mạng pha bị động RP-31 N007 Zaslon có khả năng phát hiện mục tiêu có tiết diện phản xạ radar (RCS) 19m2 ở cách 200km và với RCS 3m2 cách 35km; theo dõi tự động cách 120km; phát hiện đồng thời được 24 mục tiêu; tấn công đồng thời được 6 mục tiêu; có thể phát hiện tín hiệu hồng ngoại từ mục tiêu cách 56km; có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa hành trình bay ở độ cao thấp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trên phiên bản hiện đại hóa MiG-31BM được trang bị radar nâng cấp Zaslon-M với anten lớn hơn cho tầm trinh sát đến 400km với mục tiêu cỡ lớn; có thể tấn công đồng thời cả mục tiêu trên không và trên bộ; phát hiện mục tiêu RCS 19m2 cách 400km còn RCS 5m2 cách 282km; phát hiện được mục tiêu bay với tốc độ siêu nhanh Mach 5-6...Nguồn ảnh: Key publishing
Đặc biệt là các máy bay tiêm kích MiG-31 có thể tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm phản kháng của đối phương bằng tên lửa không đối không R-33 (tầm phóng 304km) và R-37 (tầm phóng 398km). Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong tác chiến tầm gần và tầm trung, tiêm kích MiG-31 có thể triển khai cả tên lửa không đối không tầm nhiệt R-73 và tên lửa dẫn đường radar chủ động tầm trung R-77. Nguồn ảnh: Airlines.net
Thậm chí, nếu cần tiêm kích MiG-31 có thể mang phóng cả tên lửa chống radar Kh-31P hay Kh-58; không kích mục tiêu mặt đất bằng vũ khí dẫn đường như tên lửa Kh-59/29, bom hàng không KAB-1500/500 với sức tải 9 tấn. Nguồn ảnh: Airlines.net