Bên cạnh các thống kê chung về tình hình mua sắm quốc phòng của tất cả các quốc gia trên thế giới, xu hướng xuất khẩu của các nhà sản xuất lớn… thì SIPRI đã cung cấp báo cáo chi tiết về các hoạt động trên của Việt Nam. Nguồn ảnh: Soha.Đối với những hợp đồng cũ, báo cáo của SIPRI cho biết trong năm 2017, Việt Nam đã nhận được 3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung SPYDER-MR từ Israel trên tổng số 5 tổ hợp đặt hàng, số lượng đạn đánh chặn Python 5 và Derby đi kèm là 120 quả mỗi loại (trên thổng số 200 quả). Nguồn ảnh: Youture.Chúng ta cũng đã nhận đủ cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai cùng tàu ngầm Kilo 636 cuối cùng theo hợp đồng ký năm 2009, cùng với đó là 50 quả tên lửa Klub-S (bao gồm cả bản chống hạm 3M-54E lẫn bản đối đất 3M-14TE) đã được bàn giao đủ. Nguồn ảnh: Viettimes.Đáng chú ý hơn, Nga đã chuyển giao tiếp cho Việt Nam 15 quả tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E cho cặp Gepard mới (tổng số đặt hàng là 30 quả). Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Chủng loại ngư lôi cho cặp Gepard này cũng được xác định là ngư lôi chống tàu nổi - tàu ngầm TEST-71 (nhiều khả năng là phiên bản TEST-3), Việt Nam đã nhận 10 trên tổng số 30 quả. Nguồn ảnh: Sina.Trên đây là những nội dung cũ đã xuất hiện trong các bản báo cáo năm trước về mua sắm quốc phòng của Việt Nam, phần tăng thêm chỉ là tiến độ thực hiện, ngoài ra bản báo cáo năm 2017 của SIPRI cũng đã có thêm 4 chi tiết mới, như hợp đồng sản xuất 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S (đi kèm cả phiên bản xe tăng chỉ huy T-90SK) giữa Việt Nam và Nga được ký kết trong năm 2017. Nguồn ảnh: roe.ru.Tiếp theo là 4 tàu tuần tra cỡ nhỏ L&T có chiều dài 35 m thuộc gói vay tín dụng trị giá 100 triệu USD do phía Ấn Độ cung cấp cho chúng ta tại thời điểm năm 2016. Nguồn ảnh: Shephard Media.Thứ ba là việc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ "sang tên" cho Cảnh sát biển Việt Nam tàu tuần tra cỡ lớn USCGC Morgenthau (WHEC 720) lớp Hamilton. Theo thông tin của SIPRI, con tàu dưới dạng viện trợ chứ không phải thuộc chương trình Bán trang bị quốc phòng dư thừa - EDA. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Nếu như các thông tin trên không quá bất ngờ vì đã được nhắc tới nhiều lần trong năm qua, thì việc Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam 1 tàu hộ vệ lớp Pohang đã qua sử dụng theo thỏa thuận ký kết năm 2016 là điểm nhấn đáng chú ý nhất. Nguồn ảnh: Wikipedia.Thực ra tin này đã xuất hiện trên diễn đàn quân sự của Phiilippines, khi có thông tin cho biết Hàn Quốc tặng lại cho Manila và chúng ta mỗi nước 1 tàu Pohang đã qua sử dụng, nhưng đây là lần đầu tiên một trang quân sự quốc phòng uy tín như SIPRI khẳng định. Nguồn ảnh: Wikipedia.Đối tượng có khả năng nhất sẽ được phía Hàn Quốc cung cấp là tàu hộ vệ săn ngầm mang tên Gimcheon (PCC-761) thuộc thế hệ 3 (Flight III) của lớp chiến hạm Pohang, con tàu đã bị loại biên và được đưa vào diện bàn giao, trong khi chiếc kia - Chungju (PCC-762) thì Hải quân Philippines đã nhận. Nguồn ảnh: dunkbear.egloos.Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam có thêm 2 tàu Hộ vệ tên lửa có khả năng chống ngầm. (Nguồn QPVN)
Bên cạnh các thống kê chung về tình hình mua sắm quốc phòng của tất cả các quốc gia trên thế giới, xu hướng xuất khẩu của các nhà sản xuất lớn… thì SIPRI đã cung cấp báo cáo chi tiết về các hoạt động trên của Việt Nam. Nguồn ảnh: Soha.
Đối với những hợp đồng cũ, báo cáo của SIPRI cho biết trong năm 2017, Việt Nam đã nhận được 3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung SPYDER-MR từ Israel trên tổng số 5 tổ hợp đặt hàng, số lượng đạn đánh chặn Python 5 và Derby đi kèm là 120 quả mỗi loại (trên thổng số 200 quả). Nguồn ảnh: Youture.
Chúng ta cũng đã nhận đủ cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai cùng tàu ngầm Kilo 636 cuối cùng theo hợp đồng ký năm 2009, cùng với đó là 50 quả tên lửa Klub-S (bao gồm cả bản chống hạm 3M-54E lẫn bản đối đất 3M-14TE) đã được bàn giao đủ. Nguồn ảnh: Viettimes.
Đáng chú ý hơn, Nga đã chuyển giao tiếp cho Việt Nam 15 quả tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E cho cặp Gepard mới (tổng số đặt hàng là 30 quả). Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Chủng loại ngư lôi cho cặp Gepard này cũng được xác định là ngư lôi chống tàu nổi - tàu ngầm TEST-71 (nhiều khả năng là phiên bản TEST-3), Việt Nam đã nhận 10 trên tổng số 30 quả. Nguồn ảnh: Sina.
Trên đây là những nội dung cũ đã xuất hiện trong các bản báo cáo năm trước về mua sắm quốc phòng của Việt Nam, phần tăng thêm chỉ là tiến độ thực hiện, ngoài ra bản báo cáo năm 2017 của SIPRI cũng đã có thêm 4 chi tiết mới, như hợp đồng sản xuất 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S (đi kèm cả phiên bản xe tăng chỉ huy T-90SK) giữa Việt Nam và Nga được ký kết trong năm 2017. Nguồn ảnh: roe.ru.
Tiếp theo là 4 tàu tuần tra cỡ nhỏ L&T có chiều dài 35 m thuộc gói vay tín dụng trị giá 100 triệu USD do phía Ấn Độ cung cấp cho chúng ta tại thời điểm năm 2016. Nguồn ảnh: Shephard Media.
Thứ ba là việc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ "sang tên" cho Cảnh sát biển Việt Nam tàu tuần tra cỡ lớn USCGC Morgenthau (WHEC 720) lớp Hamilton. Theo thông tin của SIPRI, con tàu dưới dạng viện trợ chứ không phải thuộc chương trình Bán trang bị quốc phòng dư thừa - EDA. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Nếu như các thông tin trên không quá bất ngờ vì đã được nhắc tới nhiều lần trong năm qua, thì việc Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam 1 tàu hộ vệ lớp Pohang đã qua sử dụng theo thỏa thuận ký kết năm 2016 là điểm nhấn đáng chú ý nhất. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Thực ra tin này đã xuất hiện trên diễn đàn quân sự của Phiilippines, khi có thông tin cho biết Hàn Quốc tặng lại cho Manila và chúng ta mỗi nước 1 tàu Pohang đã qua sử dụng, nhưng đây là lần đầu tiên một trang quân sự quốc phòng uy tín như SIPRI khẳng định. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Đối tượng có khả năng nhất sẽ được phía Hàn Quốc cung cấp là tàu hộ vệ săn ngầm mang tên Gimcheon (PCC-761) thuộc thế hệ 3 (Flight III) của lớp chiến hạm Pohang, con tàu đã bị loại biên và được đưa vào diện bàn giao, trong khi chiếc kia - Chungju (PCC-762) thì Hải quân Philippines đã nhận. Nguồn ảnh: dunkbear.egloos.
Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam có thêm 2 tàu Hộ vệ tên lửa có khả năng chống ngầm. (Nguồn QPVN)