Đó là tên lửa không đối không R-27ET1 - phiên bản của dòng tên lửa không đối không tầm trung - xa R-27 do Liên Xô/Nga sản xuất, trang bị cho các máy bay tiêm kích thế hệ 4-5. Việt Nam đã mua số lượng lớn phiên bản tên lửa R-27 cùng R-73E và RVV-AE trang bị cho các chiến đấu cơ hiện đại Su-27SK/UBK và Su-30MK/MK2. Nguồn ảnh: QĐNDThông tin về loại tên lửa không đối không R-27ET1 có tầm bắn tới gần 100km dựa theo nguồn tin của Báo Phòng không – Không quân trong bài viết về "Viện Kỹ thuật Phòng không-Không quân: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học" đăng ngày 9/2/2018. “…Tổ chức thử nghiệm mặt đất nguồn bức xạ động cơ và tiết sáng hồng ngoại lắp trên UAV-02 và khả năng bắt bám của tên lửa hồng ngoại R-27ET1; R73E trên máy bay Su-30MK2 đạt kết quả tốt”, bài viết có đoạn. Nguồn ảnh: QĐNDMặc dù R-27 thường được biết tới là trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động, thế nhưng trong quá trình phát triển, Tổng Công ty Tên lửa Chiến dịch - Chiến thuật (KTRV) đã nghiên cứu thành công phiên bản sử dụng hệ dẫn đường hồng ngoại (bám theo dấu nhiệt phát ra từ máy bay đối phương) mà vẫn giữ được tầm bắn cực xa của R-27. Bởi đa số các loại tên lửa tầm nhiệt nổi tiếng hiện nay được xếp vào loại "không đối không tầm ngắn". Nguồn ảnh: ArtemTheo tài liệu bán hàng của KTRV, tên lửa không đối không R-27ET1 dài 4,49m, đường kính thân 0,23-0,26m, sải cánh 0,8m, sải cánh lái 0,9m, tổng trọng lượng phóng tới 343kg, trong đó có đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 39kg sử dụng ngòi nổ radar kết hợp cảm biến tiệm cận mục tiêu. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoTên lửa có khả năng tiêu diệt hầu hết mọi mục tiêu trên không bao gồm các loại máy bay chiến đấu, vận tải, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các biện pháp đối phó gây nhiễu hồng ngoại của đối phương. Nguồn ảnh: Missile.ruTên lửa được trang bị 2 tầng động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn lên tới 80km, biến R-27ET1 trở thành “vua” các loại tên lửa tầm nhiệt hiện nay. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminNgoài ra, R-27 có thể bắn được cả mục tiêu bám đuôi máy bay với cự ly tối đa ở chế độ phóng độc đáo này là 20km, tầm bắn tối thiểu 300m. Tên lửa có thể phóng ở độ cao chỉ từ 20m tới 27km. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminNgoài R-27ET1, không quân Việt Nam còn được biết tới là có trong trang bị các phiên bản tên lửa R-27 sử dụng dầu tự dẫn radar bán chủ động có tầm phóng từ 70-100km. Nguồn ảnh: QĐNDMặc dù ra đời từ những năm 1980, nhưng với việc liên tục được cải tiến khiến R-27 vẫn được coi là một trong những "sát thủ trên không" nguy hiểm bậc nhất thế giới. Tuy nhiên lịch sử tham chiến của R-27 lại rất kỳ cục, khi nó chủ yếu được dùng để chống lại chính các máy bay do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Durame.Ví dụ như cuộc xung đột Etriean-Ethiopian, các máy bay Su-27 của Ethiopian đã dùng R-27 bắn hạ MiG-29 của Etriean. Hay cuộc xung đột Donbass, giới quân sự phương Tây tin rằng, ít nhất một chiếc Su-25 của Ukraine đã bị MiG-29 Nga bắn rơi bằng tên lửa R-27T. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video: Tường tận “gia phả” tên lửa không đối không R-27. (Nguồn Art G)
Đó là tên lửa không đối không R-27ET1 - phiên bản của dòng tên lửa không đối không tầm trung - xa R-27 do Liên Xô/Nga sản xuất, trang bị cho các máy bay tiêm kích thế hệ 4-5. Việt Nam đã mua số lượng lớn phiên bản tên lửa R-27 cùng R-73E và RVV-AE trang bị cho các chiến đấu cơ hiện đại Su-27SK/UBK và Su-30MK/MK2. Nguồn ảnh: QĐND
Thông tin về loại tên lửa không đối không R-27ET1 có tầm bắn tới gần 100km dựa theo nguồn tin của Báo Phòng không – Không quân trong bài viết về "Viện Kỹ thuật Phòng không-Không quân: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học" đăng ngày 9/2/2018. “…Tổ chức thử nghiệm mặt đất nguồn bức xạ động cơ và tiết sáng hồng ngoại lắp trên UAV-02 và khả năng bắt bám của tên lửa hồng ngoại R-27ET1; R73E trên máy bay Su-30MK2 đạt kết quả tốt”, bài viết có đoạn. Nguồn ảnh: QĐND
Mặc dù R-27 thường được biết tới là trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động, thế nhưng trong quá trình phát triển, Tổng Công ty Tên lửa Chiến dịch - Chiến thuật (KTRV) đã nghiên cứu thành công phiên bản sử dụng hệ dẫn đường hồng ngoại (bám theo dấu nhiệt phát ra từ máy bay đối phương) mà vẫn giữ được tầm bắn cực xa của R-27. Bởi đa số các loại tên lửa tầm nhiệt nổi tiếng hiện nay được xếp vào loại "không đối không tầm ngắn". Nguồn ảnh: Artem
Theo tài liệu bán hàng của KTRV, tên lửa không đối không R-27ET1 dài 4,49m, đường kính thân 0,23-0,26m, sải cánh 0,8m, sải cánh lái 0,9m, tổng trọng lượng phóng tới 343kg, trong đó có đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 39kg sử dụng ngòi nổ radar kết hợp cảm biến tiệm cận mục tiêu. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Tên lửa có khả năng tiêu diệt hầu hết mọi mục tiêu trên không bao gồm các loại máy bay chiến đấu, vận tải, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các biện pháp đối phó gây nhiễu hồng ngoại của đối phương. Nguồn ảnh: Missile.ru
Tên lửa được trang bị 2 tầng động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn lên tới 80km, biến R-27ET1 trở thành “vua” các loại tên lửa tầm nhiệt hiện nay. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Ngoài ra, R-27 có thể bắn được cả mục tiêu bám đuôi máy bay với cự ly tối đa ở chế độ phóng độc đáo này là 20km, tầm bắn tối thiểu 300m. Tên lửa có thể phóng ở độ cao chỉ từ 20m tới 27km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Ngoài R-27ET1, không quân Việt Nam còn được biết tới là có trong trang bị các phiên bản tên lửa R-27 sử dụng dầu tự dẫn radar bán chủ động có tầm phóng từ 70-100km. Nguồn ảnh: QĐND
Mặc dù ra đời từ những năm 1980, nhưng với việc liên tục được cải tiến khiến R-27 vẫn được coi là một trong những "sát thủ trên không" nguy hiểm bậc nhất thế giới. Tuy nhiên lịch sử tham chiến của R-27 lại rất kỳ cục, khi nó chủ yếu được dùng để chống lại chính các máy bay do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Durame.
Ví dụ như cuộc xung đột Etriean-Ethiopian, các máy bay Su-27 của Ethiopian đã dùng R-27 bắn hạ MiG-29 của Etriean. Hay cuộc xung đột Donbass, giới quân sự phương Tây tin rằng, ít nhất một chiếc Su-25 của Ukraine đã bị MiG-29 Nga bắn rơi bằng tên lửa R-27T. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Tường tận “gia phả” tên lửa không đối không R-27. (Nguồn Art G)