Trong khi tình hình Hong Kong đang ngày càng trở nên căng thẳng với các cuộc biểu tình quy mô ngày càng lớn diễn ra bất kể ngày đêm thì Hải quân Mỹ lại có lời đề nghị rất... không đúng lúc với Chính quyền Bắc Kinh khi đòi cho tàu chiến vào thăm Đặc khu Hành chính này. Nguồn ảnh: USnavy.Hai tàu chiến được Mỹ dự định đưa vào thăm Hong Kong trong thời gian sắp tới được xác định là một tàu đổ bộ tấn công lớp San Antonio và một tàu tuần dương hạm hộ vệ tên lửa lớp Ticonderoga mang tên USS Lake Erie. Nguồn ảnh: USnavy.Cả hai tàu đều vừa rời cảng chính tại California, Mỹ và dự kiến sang tháng sau sẽ có mặt tại Hong Kong. Tuy nhiên lời đề nghị viếng thăm của Mỹ đã bị phía Bắc Kinh từ chối thẳng thừng. Nguồn ảnh: USnavy.Đây không phải là lần đầu tiên Hải quân Mỹ bị chính quyền Trung Quốc từ chối tiếp đón một cách phũ phàng như vậy. Trong quá khứ, cụ thể là vào tháng 9/2018, tàu đổ bộ USS Wasp của Hải quân Mỹ cũng đã bị từ chối chuyến thăm tới Trung Quốc. Nguồn ảnh: USnavy.Vào thời điểm đó, dù Bắc Kinh không đưa ra lý do cụ thể nhưng thực tế ai cũng biết đó là do tình hình căng thẳng giữa chính quyền Trung Quốc - Mỹ khi cuộc chiến tranh kinh tế đang ngày càng nóng lên. Nguồn ảnh: USnavy.Còn trong lần này, lý do thậm chí còn rõ ràng hơn khi mà tình hình Hong Kong đang trở nên cực kỳ bất ổn với những cuộc biểu tình diễn ra ở quy mô ngày càng lớn và thậm chí những người biểu tình đã "phong toả" sân bay Hồng Kông tới này thứ hai liên tục. Nguồn ảnh: USnavy.Sáng sớm hôm qua ngày 13/8, tổng thống Donald Trump thậm chí còn công khai đăng tải dòng trạng thái trên Twitter, khẳng định thông tin tình báo của Mỹ cho thấy Bắc Kinh đã "di chuyển một lượng lớn quân đội tới ranh giới giữa đại lục và Hong Kong". Nguồn ảnh: USnavy.Tuần dương hạm hộ vệ tên lửa Lake Erie được đóng theo lớp Ticonderoga và bắt đầu được đưa vào phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1993. Hiện tại, lớp Ticonderoga cũng là loại tuần dương hạm cuối cùng đang phục vụ trong Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: USnavy.Tàu có độ giãn nước 9600 tấn, chiều dài 173 mét, lườn rộng 16,8 mét và có thuỷ thủ đoàn đầy đủ 330 người. Các tuần dương hạm lớp Ticonderoga được trang bị hệ thống vũ khí chính bao gồm 122 giếng phóng tên lửa Mk 41, hai khẩu hải pháo 127mm cùng với các pháo cao tốc Phalanx, tên lửa Harpooon, RIM-66 và RUR-5. Nguồn ảnh: USnavy.Mời độc giả xem Video: Quân đội Trung Quốc tiến vào tiếp quản Hồng Kông từ tay Anh hồi năm 1997
Trong khi tình hình Hong Kong đang ngày càng trở nên căng thẳng với các cuộc biểu tình quy mô ngày càng lớn diễn ra bất kể ngày đêm thì Hải quân Mỹ lại có lời đề nghị rất... không đúng lúc với Chính quyền Bắc Kinh khi đòi cho tàu chiến vào thăm Đặc khu Hành chính này. Nguồn ảnh: USnavy.
Hai tàu chiến được Mỹ dự định đưa vào thăm Hong Kong trong thời gian sắp tới được xác định là một tàu đổ bộ tấn công lớp San Antonio và một tàu tuần dương hạm hộ vệ tên lửa lớp Ticonderoga mang tên USS Lake Erie. Nguồn ảnh: USnavy.
Cả hai tàu đều vừa rời cảng chính tại California, Mỹ và dự kiến sang tháng sau sẽ có mặt tại Hong Kong. Tuy nhiên lời đề nghị viếng thăm của Mỹ đã bị phía Bắc Kinh từ chối thẳng thừng. Nguồn ảnh: USnavy.
Đây không phải là lần đầu tiên Hải quân Mỹ bị chính quyền Trung Quốc từ chối tiếp đón một cách phũ phàng như vậy. Trong quá khứ, cụ thể là vào tháng 9/2018, tàu đổ bộ USS Wasp của Hải quân Mỹ cũng đã bị từ chối chuyến thăm tới Trung Quốc. Nguồn ảnh: USnavy.
Vào thời điểm đó, dù Bắc Kinh không đưa ra lý do cụ thể nhưng thực tế ai cũng biết đó là do tình hình căng thẳng giữa chính quyền Trung Quốc - Mỹ khi cuộc chiến tranh kinh tế đang ngày càng nóng lên. Nguồn ảnh: USnavy.
Còn trong lần này, lý do thậm chí còn rõ ràng hơn khi mà tình hình Hong Kong đang trở nên cực kỳ bất ổn với những cuộc biểu tình diễn ra ở quy mô ngày càng lớn và thậm chí những người biểu tình đã "phong toả" sân bay Hồng Kông tới này thứ hai liên tục. Nguồn ảnh: USnavy.
Sáng sớm hôm qua ngày 13/8, tổng thống Donald Trump thậm chí còn công khai đăng tải dòng trạng thái trên Twitter, khẳng định thông tin tình báo của Mỹ cho thấy Bắc Kinh đã "di chuyển một lượng lớn quân đội tới ranh giới giữa đại lục và Hong Kong". Nguồn ảnh: USnavy.
Tuần dương hạm hộ vệ tên lửa Lake Erie được đóng theo lớp Ticonderoga và bắt đầu được đưa vào phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1993. Hiện tại, lớp Ticonderoga cũng là loại tuần dương hạm cuối cùng đang phục vụ trong Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: USnavy.
Tàu có độ giãn nước 9600 tấn, chiều dài 173 mét, lườn rộng 16,8 mét và có thuỷ thủ đoàn đầy đủ 330 người. Các tuần dương hạm lớp Ticonderoga được trang bị hệ thống vũ khí chính bao gồm 122 giếng phóng tên lửa Mk 41, hai khẩu hải pháo 127mm cùng với các pháo cao tốc Phalanx, tên lửa Harpooon, RIM-66 và RUR-5. Nguồn ảnh: USnavy.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Trung Quốc tiến vào tiếp quản Hồng Kông từ tay Anh hồi năm 1997