Theo Forbes của Mỹ, Ấn Độ đã triển khai xe tăng T-90 tại khu vực biên giới tranh chấp Ladakh. Tuy nhiên, việc triển khai loại xe tăng có trọng lượng tới 45 tấn này ở khu vực cao nguyên và miền núi, nơi đường giao thông và cầu ở trong tình trạng tồi tệ, do vậy phải đối mặt với thách thức không nhỏ. Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: FlickrCác lực lượng tăng, thiết giáp Ấn Độ hiện đang đóng quân tại khu vực Daulet Beg Oldi, cao hơn 4.800 m so với mực nước biển. Vị trí khu vực này có tầm hết sức quan trọng, chỉ cách biên giới Ấn-Trung vài km, ngay phía nam con đèo chiến lược Karakoram. Ảnh: Con đèo chiến lược Karakoram. - Nguồn: WikipediaXe tăng chiến đấu chủ lực T-90 do Nga sản xuất (về cơ bản là T-72 được hiện đại hóa và cải tiến), có trọng lượng chiến đấu khoảng 45 tấn. Mặc dù nhẹ hơn so với xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ (70 tấn), nhưng rõ ràng T-90 nặng hơn nhiều so với xe tăng hạng nhẹ Type 15 của Trung Quốc (33 tấn). Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: FlickrT-90 được trang bị pháo nòng trơn 125 mm, có thể bắn cả đạn pháo và phóng tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng. Về hệ thống bảo vệ bao gồm lớp giáp hỗn hợp, ngoài ra còn trang bị thêm giáp phản ứng nổ và hệ thống gây nhiễu hồng ngoại, để ngăn chặn tên lửa chống tăng có điều khiển. Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: FlickrMặc dù xe tăng hạng nhẹ Type 15 của Trung Quốc chưa trải qua thực chiến, nhưng xe tăng T-90 của Nga đã tham gia chiến đấu ở Syria và là loại xe tăng bị thiệt hại ít nhất trong tất cả các loại xe tăng tham chiến tại đây. Ảnh: Xe tăng Type 15 của Trung Quốc. - Nguồn: WikipediaQuân đội Ấn Độ hiện là lực lượng đang sử dụng xe tăng T-90 nhiều nhất trên thế giới, số T-90 của Ấn Độ hiện được coi là xương sống của lực lượng xe tăng của quốc gia Nam Á này; tuy nhiên xe tăng T-90S của Ấn Độ có một số thiết bị không phải của Nga, như hệ thống quan sát ảnh nhiệt được sản xuất tại Pháp. Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: WikipediaXe tăng Type 15 của Trung Quốc là loại xe tăng hạng nhẹ, có thể dễ dàng vượt qua những con đường và cây cầu mà T-90 không thể đi qua. Ngược lại, 1.000 xe tăng T-90 của Ấn Độ trang bị có hỏa lực và khả năng bảo vệ tốt hơn. Ảnh: Xe tăng Type 15 của Trung Quốc. - Nguồn: WikipediaViệc Ấn Độ đưa xe tăng T-90 ra khu vực biên giới nơi xung đột, nhằm đưa ra lời cảnh báo với Trung Quốc, nếu Trung Quốc cố tình vượt qua đường biên giới. Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: WikipediaĐây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ triển khai xe tăng ở khu vực Ladakh. Trong Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, Ấn Độ đã sử dụng máy bay vận tải An-12 của Liên Xô, để vận chuyển xe tăng hạng nhẹ AMX-13 do Pháp chế tạo tới Ladakh và xe tăng T-72 cũng được triển khai tới khu vực này vào năm 2016. Ảnh: Xe tăng AMX-13 của Ấn Độ. - Nguồn: Flickr Vào năm 1962, các bản tin của Ấn Độ vào thời điểm đó cho biết, các kíp xe tăng đã nhanh chóng thích nghi với nhiệt độ rất lạnh và không khí loãng ở độ cao 4.500 m. Tuy nhiên, những chiếc xe tăng này phải đối mặt với mối đe dọa của tự nhiên hơn là mối đe dọa của con người gây ra. Ảnh: Xe tăng AMX-13 của Ấn Độ trong Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. - Nguồn: FlickrLadakh là một trong những khu vực có địa hình hiểm trở và khí hậu khắc nghiệt nhất trên trái đất để có thể sử dụng xe tăng. Áp suất không khí thấp và không khí loãng đã gây ra nhiều rắc rối cho hệ thống làm mát và nhiên liệu của xe, nhất là việc khởi động xe trong điều kiện nhiệt độ thấp; đồng thời nhiệt độ quá thấp, cũng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của động cơ. Ảnh: Địa hình khu vực Ladakh, giáp giới Ấn Độ và Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia Năm 2016, trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình quốc gia Ấn Độ, một Đại tá quân đội Ấn Độ cho biết, không khí loãng và nhiệt độ âm 50 độ trong khu vực Ladakh, buộc xe tăng Ấn Độ phải sử dụng nhiên liệu cùng chất bôi trơn đặc biệt ít nhất hai lần một đêm và động cơ phải luôn được khởi động để ngăn chặn sự đóng băng. Ảnh: Địa hình khu vực Ladakh, giáp giới Ấn Độ và Trung Quốc. - Nguồn: WikipediaXe tăng T-90 được trang bị kính ngắm ảnh nhiệt và các cảm biến tiên tiến khác, có thể phát hiện mục tiêu vào ban đêm và trong sương mù dày đặc; do vậy sẽ phát huy vai trò là hỏa lực quan trọng cho bộ binh. Mặt khác, trong địa hình núi hẹp, xe tăng cũng cần sự bảo vệ của bộ binh, để nó không bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng di động. Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: WikipediaNếu xung đột nổ ra ở khu vực Ladakh, xe tăng T-90 có thể giành ưu thế trước xe tăng Type 15; nhưng ở dãy Himalaya, nơi được coi là "nóc nhà thế giới", mối đe dọa lớn nhất đối với xe tăng T-90 và Type 15 không phải là kẻ thù, mà chính là vấn đề khí hậu. Ảnh: Xe tăng Type 15 của Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia
Theo Forbes của Mỹ, Ấn Độ đã triển khai xe tăng T-90 tại khu vực biên giới tranh chấp Ladakh. Tuy nhiên, việc triển khai loại xe tăng có trọng lượng tới 45 tấn này ở khu vực cao nguyên và miền núi, nơi đường giao thông và cầu ở trong tình trạng tồi tệ, do vậy phải đối mặt với thách thức không nhỏ. Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: Flickr
Các lực lượng tăng, thiết giáp Ấn Độ hiện đang đóng quân tại khu vực Daulet Beg Oldi, cao hơn 4.800 m so với mực nước biển. Vị trí khu vực này có tầm hết sức quan trọng, chỉ cách biên giới Ấn-Trung vài km, ngay phía nam con đèo chiến lược Karakoram. Ảnh: Con đèo chiến lược Karakoram. - Nguồn: Wikipedia
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 do Nga sản xuất (về cơ bản là T-72 được hiện đại hóa và cải tiến), có trọng lượng chiến đấu khoảng 45 tấn. Mặc dù nhẹ hơn so với xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ (70 tấn), nhưng rõ ràng T-90 nặng hơn nhiều so với xe tăng hạng nhẹ Type 15 của Trung Quốc (33 tấn). Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: Flickr
T-90 được trang bị pháo nòng trơn 125 mm, có thể bắn cả đạn pháo và phóng tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng. Về hệ thống bảo vệ bao gồm lớp giáp hỗn hợp, ngoài ra còn trang bị thêm giáp phản ứng nổ và hệ thống gây nhiễu hồng ngoại, để ngăn chặn tên lửa chống tăng có điều khiển. Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: Flickr
Mặc dù xe tăng hạng nhẹ Type 15 của Trung Quốc chưa trải qua thực chiến, nhưng xe tăng T-90 của Nga đã tham gia chiến đấu ở Syria và là loại xe tăng bị thiệt hại ít nhất trong tất cả các loại xe tăng tham chiến tại đây. Ảnh: Xe tăng Type 15 của Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia
Quân đội Ấn Độ hiện là lực lượng đang sử dụng xe tăng T-90 nhiều nhất trên thế giới, số T-90 của Ấn Độ hiện được coi là xương sống của lực lượng xe tăng của quốc gia Nam Á này; tuy nhiên xe tăng T-90S của Ấn Độ có một số thiết bị không phải của Nga, như hệ thống quan sát ảnh nhiệt được sản xuất tại Pháp. Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: Wikipedia
Xe tăng Type 15 của Trung Quốc là loại xe tăng hạng nhẹ, có thể dễ dàng vượt qua những con đường và cây cầu mà T-90 không thể đi qua. Ngược lại, 1.000 xe tăng T-90 của Ấn Độ trang bị có hỏa lực và khả năng bảo vệ tốt hơn. Ảnh: Xe tăng Type 15 của Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia
Việc Ấn Độ đưa xe tăng T-90 ra khu vực biên giới nơi xung đột, nhằm đưa ra lời cảnh báo với Trung Quốc, nếu Trung Quốc cố tình vượt qua đường biên giới. Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: Wikipedia
Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ triển khai xe tăng ở khu vực Ladakh. Trong Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, Ấn Độ đã sử dụng máy bay vận tải An-12 của Liên Xô, để vận chuyển xe tăng hạng nhẹ AMX-13 do Pháp chế tạo tới Ladakh và xe tăng T-72 cũng được triển khai tới khu vực này vào năm 2016. Ảnh: Xe tăng AMX-13 của Ấn Độ. - Nguồn: Flickr
Vào năm 1962, các bản tin của Ấn Độ vào thời điểm đó cho biết, các kíp xe tăng đã nhanh chóng thích nghi với nhiệt độ rất lạnh và không khí loãng ở độ cao 4.500 m. Tuy nhiên, những chiếc xe tăng này phải đối mặt với mối đe dọa của tự nhiên hơn là mối đe dọa của con người gây ra. Ảnh: Xe tăng AMX-13 của Ấn Độ trong Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. - Nguồn: Flickr
Ladakh là một trong những khu vực có địa hình hiểm trở và khí hậu khắc nghiệt nhất trên trái đất để có thể sử dụng xe tăng. Áp suất không khí thấp và không khí loãng đã gây ra nhiều rắc rối cho hệ thống làm mát và nhiên liệu của xe, nhất là việc khởi động xe trong điều kiện nhiệt độ thấp; đồng thời nhiệt độ quá thấp, cũng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của động cơ. Ảnh: Địa hình khu vực Ladakh, giáp giới Ấn Độ và Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia
Năm 2016, trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình quốc gia Ấn Độ, một Đại tá quân đội Ấn Độ cho biết, không khí loãng và nhiệt độ âm 50 độ trong khu vực Ladakh, buộc xe tăng Ấn Độ phải sử dụng nhiên liệu cùng chất bôi trơn đặc biệt ít nhất hai lần một đêm và động cơ phải luôn được khởi động để ngăn chặn sự đóng băng. Ảnh: Địa hình khu vực Ladakh, giáp giới Ấn Độ và Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia
Xe tăng T-90 được trang bị kính ngắm ảnh nhiệt và các cảm biến tiên tiến khác, có thể phát hiện mục tiêu vào ban đêm và trong sương mù dày đặc; do vậy sẽ phát huy vai trò là hỏa lực quan trọng cho bộ binh. Mặt khác, trong địa hình núi hẹp, xe tăng cũng cần sự bảo vệ của bộ binh, để nó không bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng di động. Ảnh: Xe tăng T-90S của Ấn Độ. - Nguồn: Wikipedia
Nếu xung đột nổ ra ở khu vực Ladakh, xe tăng T-90 có thể giành ưu thế trước xe tăng Type 15; nhưng ở dãy Himalaya, nơi được coi là "nóc nhà thế giới", mối đe dọa lớn nhất đối với xe tăng T-90 và Type 15 không phải là kẻ thù, mà chính là vấn đề khí hậu. Ảnh: Xe tăng Type 15 của Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia