Ngày 21/6, một quốc gia được coi là đồng minh “không hiệp ước” của Ấn Độ là Nga, đã chấp nhận đề xuất của Ấn Độ, “bán nhanh” 33 máy bay chiến đấu, gồm 21 chiếc MiG-29 và 12 chiếc Su-30, với tổng giá trị lên đến 780 triệu USD; số lượng máy bay này đủ để trang bị cho hai phi đội. Ảnh: Máy bay Mig-29 của Nga. Nguồn: Angad singh - Vitaly kuzmin.Ngoài ra, với tư cách là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất Ấn Độ, Nga đã hứa sẽ nhanh chóng cung cấp số vũ khí trị giá 1 tỷ USD, bao gồm đạn dược, tên lửa, bom có dẫn đường, tên lửa chống tăng và hệ thống phòng không di động… theo yêu cầu của New Delhi. Ảnh: Xe tăng T-90 của Ấn Độ. Nguồn: Angad singh - Vitaly kuzminCòn đối với phương Tây, Không quân Ấn Độ (IAF) vừa nhận lô tiêm kích đa nhiệm Rafale đầu tiên của Pháp bao gồm, máy bay, tên lửa hành trình MBDA Scalp và tên lửa không đối không Meteor. Đây được xem là bước chuẩn bị để IAF tiếp nhận 6 máy bay Rafale đầu tiên từ Pháp vào ngày 27/7 tới đây. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh (đứng giữa) trong buổi lễ bàn giao chiếc tiêm kích Rafale đầu tiên. Nguồn: The Economic Times.Hãng tin Nga Sputnik dẫn các nguồn tin cho biết, theo kế hoạch ban đầu, lô Rafale đầu tiên mà hãng Dassault Aviation sẽ bàn giao cho quân đội Ấn Độ chỉ có 4 chiếc, tuy nhiên con số này đã tăng lên sau 6 chiếc sau một đàm phán giữa hai bên.Theo tờ Thời báo kinh tế của Ấn Độ ra ngày 30/6, Chính phủ Pháp hứa sẽ triển khai máy bay tiếp dầu của mình, để đảm bảo đảm số máy bay Rafale có thể bay thẳng từ Pháp đến Ấn Độ mà không cần hạ cánh dọc đường.Được biết, ngay sau khi được chuyển giao cho Không quân Ấn Độ, 6 chiếc Rafale trên sẽ được biên chế tới căn cứ không quân Ambala, gần khu vực biên giới với Trung Quốc và Pakistan. Có thể thấy rõ ý đồ của New Delhi khi đưa Rafale tới Ambala, bởi căn cứ này nằm gần Ladakh và Kashmir; đây là hai khu vực Ấn Độ đang có tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan.Dù vậy, nhiệm vụ chính của Rafale ở Ambala vẫn sẽ là ngăn chặn các hành động hung hăng của Trung Quốc tại khu vực Ladakh; nhất là sau cuộc đụng độ đẫm máu tại thung lũng Galwan hôm 15/6, làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.Như vậy sau chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MKI, Rafale sẽ là loại máy bay chiến đấu tiếp theo được Ấn Độ triển khai tới gần biên giới, để đối phó với Trung Quốc. Ảnh: Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ. Nguồn: IAF.Israel cũng mở rộng vòng tay giúp đỡ, để đẩy nhanh việc cung cấp thêm các hệ thống phòng không không Spyder đã bán cho Ấn Độ; hiện Ấn Độ đang đàm phán để nhanh có hệ thống phòng không tầm thấp “Vòm sắt” (Iron Done) của Israel. Ảnh: Hệ thống phòng không không Spyder của Ấn Độ. Nguồn: IAF.Hệ thống phòng không “Vòm sắt” của Israel có thể đánh chặn và phá hủy các tên lửa và đạn pháo tầm ngắn phóng từ khoảng cách 4-70 km. Không dừng lại ở đó, có tin Ấn Độ đang đàm phán với Israel để trang bị hệ thống phòng không chống tên lửa đạn đạo Arow-2. Ảnh: Hệ thống Vòm sắt. Nguồn: Wikipedia.Còn với Nhật Bản, mặc dù không phải là đồng minh của Ấn Độ, nhưng Nhật Bản vẫn thể hiện sự “đoàn kết” với Ấn Độ, khi tiến hành tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung giữa hai bên và hai bên cam kết sẵn sàng chia sẻ các thông tin tình báo. Ảnh: Tàu chiến Ấn Độ và Nhật Bản tham gia tập trận ở Ấn Độ Dương giữa bối cảnh căng thẳng biên giới Trung-Ấn gia tăng. Nguồn: Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản.Còn đối tác mới nổi của Ấn Độ là Mỹ, thì đang tích cực cung cấp hình ảnh tình báo từ vệ tinh quan trọng cho Quân đội Ấn Độ. Báo cáo trích dẫn các nguồn tin cho biết: “Mỹ đã mời Ấn Độ chia sẻ danh sách tất cả các yêu cầu và hứa sẽ cung cấp hỗ trợ càng sớm càng tốt". Ảnh: Quan hệ với Ấn Độ là một trong những ưu tiên của Mỹ trong chính sách ở châu Á. Nguồn: Sina.
Video Xem quân đội Trung Quốc và Ấn Độ “choảng nhau” - Nguồn: VTC NOW
Ngày 21/6, một quốc gia được coi là đồng minh “không hiệp ước” của Ấn Độ là Nga, đã chấp nhận đề xuất của Ấn Độ, “bán nhanh” 33 máy bay chiến đấu, gồm 21 chiếc MiG-29 và 12 chiếc Su-30, với tổng giá trị lên đến 780 triệu USD; số lượng máy bay này đủ để trang bị cho hai phi đội. Ảnh: Máy bay Mig-29 của Nga. Nguồn: Angad singh - Vitaly kuzmin.
Ngoài ra, với tư cách là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất Ấn Độ, Nga đã hứa sẽ nhanh chóng cung cấp số vũ khí trị giá 1 tỷ USD, bao gồm đạn dược, tên lửa, bom có dẫn đường, tên lửa chống tăng và hệ thống phòng không di động… theo yêu cầu của New Delhi. Ảnh: Xe tăng T-90 của Ấn Độ. Nguồn: Angad singh - Vitaly kuzmin
Còn đối với phương Tây, Không quân Ấn Độ (IAF) vừa nhận lô tiêm kích đa nhiệm Rafale đầu tiên của Pháp bao gồm, máy bay, tên lửa hành trình MBDA Scalp và tên lửa không đối không Meteor. Đây được xem là bước chuẩn bị để IAF tiếp nhận 6 máy bay Rafale đầu tiên từ Pháp vào ngày 27/7 tới đây. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh (đứng giữa) trong buổi lễ bàn giao chiếc tiêm kích Rafale đầu tiên. Nguồn: The Economic Times.
Hãng tin Nga Sputnik dẫn các nguồn tin cho biết, theo kế hoạch ban đầu, lô Rafale đầu tiên mà hãng Dassault Aviation sẽ bàn giao cho quân đội Ấn Độ chỉ có 4 chiếc, tuy nhiên con số này đã tăng lên sau 6 chiếc sau một đàm phán giữa hai bên.
Theo tờ Thời báo kinh tế của Ấn Độ ra ngày 30/6, Chính phủ Pháp hứa sẽ triển khai máy bay tiếp dầu của mình, để đảm bảo đảm số máy bay Rafale có thể bay thẳng từ Pháp đến Ấn Độ mà không cần hạ cánh dọc đường.
Được biết, ngay sau khi được chuyển giao cho Không quân Ấn Độ, 6 chiếc Rafale trên sẽ được biên chế tới căn cứ không quân Ambala, gần khu vực biên giới với Trung Quốc và Pakistan. Có thể thấy rõ ý đồ của New Delhi khi đưa Rafale tới Ambala, bởi căn cứ này nằm gần Ladakh và Kashmir; đây là hai khu vực Ấn Độ đang có tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan.
Dù vậy, nhiệm vụ chính của Rafale ở Ambala vẫn sẽ là ngăn chặn các hành động hung hăng của Trung Quốc tại khu vực Ladakh; nhất là sau cuộc đụng độ đẫm máu tại thung lũng Galwan hôm 15/6, làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Như vậy sau chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MKI, Rafale sẽ là loại máy bay chiến đấu tiếp theo được Ấn Độ triển khai tới gần biên giới, để đối phó với Trung Quốc. Ảnh: Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ. Nguồn: IAF.
Israel cũng mở rộng vòng tay giúp đỡ, để đẩy nhanh việc cung cấp thêm các hệ thống phòng không không Spyder đã bán cho Ấn Độ; hiện Ấn Độ đang đàm phán để nhanh có hệ thống phòng không tầm thấp “Vòm sắt” (Iron Done) của Israel. Ảnh: Hệ thống phòng không không Spyder của Ấn Độ. Nguồn: IAF.
Hệ thống phòng không “Vòm sắt” của Israel có thể đánh chặn và phá hủy các tên lửa và đạn pháo tầm ngắn phóng từ khoảng cách 4-70 km. Không dừng lại ở đó, có tin Ấn Độ đang đàm phán với Israel để trang bị hệ thống phòng không chống tên lửa đạn đạo Arow-2. Ảnh: Hệ thống Vòm sắt. Nguồn: Wikipedia.
Còn với Nhật Bản, mặc dù không phải là đồng minh của Ấn Độ, nhưng Nhật Bản vẫn thể hiện sự “đoàn kết” với Ấn Độ, khi tiến hành tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung giữa hai bên và hai bên cam kết sẵn sàng chia sẻ các thông tin tình báo. Ảnh: Tàu chiến Ấn Độ và Nhật Bản tham gia tập trận ở Ấn Độ Dương giữa bối cảnh căng thẳng biên giới Trung-Ấn gia tăng. Nguồn: Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản.
Còn đối tác mới nổi của Ấn Độ là Mỹ, thì đang tích cực cung cấp hình ảnh tình báo từ vệ tinh quan trọng cho Quân đội Ấn Độ. Báo cáo trích dẫn các nguồn tin cho biết: “Mỹ đã mời Ấn Độ chia sẻ danh sách tất cả các yêu cầu và hứa sẽ cung cấp hỗ trợ càng sớm càng tốt". Ảnh: Quan hệ với Ấn Độ là một trong những ưu tiên của Mỹ trong chính sách ở châu Á. Nguồn: Sina.
Video Xem quân đội Trung Quốc và Ấn Độ “choảng nhau” - Nguồn: VTC NOW