Tình hình xung đột biên giới Ấn - Trung diễn ra từ đầu tháng 5 tại khu vực Ladark trong cuộc tranh chấp thung lũng Galwan. Binh sĩ hai bên đã có những ẩu đả cực lớn và đặc biệt là vụ việc vào giữa tháng 6 vừa qua khiến cho 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Tuy vậy, quân đội hai bên chỉ sử dụng các loại vũ khí lạnh chứ chưa hề có nổ súng xảy ra. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vũ khí được trang bị cho những lính biên phòng của cả hai bên để xem lợi thế thuộc về bên nào.
Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ đối đầu binh sĩ Trung Quốc.Về phía Trung Quốc, họ trang bị cho mình khá đầy đủ với khiên độ bền cao chống bạo động có thể dùng để đỡ các loại gạch đá do đối phương ném đến, cùng đoản côn hoặc trường côn.
Ảnh: Đội hình biên phòng Trung Quốc với khiên và trường côn.Người Trung Quốc không những không loại bỏ vũ khí thô sơ này mà vẫn tiếp tục biên chế cũng như có những bài huấn luyện đặc biệt cho binh sĩ về cách sử dụng đoản côn hoặc trường côn. Loại vũ khí này có ưu điểm là dễ dàng chế tạo, giá thành rẻ, có thể tấn công đối phương ở khoảng cách xa cũng như sát thương cao.
Ảnh: Bộ đội Trung Quốc huấn luyện sử dụng trường côn.Trong video ẩu đả giữa lính Ấn Độ và lính Trung Quốc mà phía Ấn Độ tung ra thời gian cuối tháng 5 cho thấy, binh sĩ Trung Quốc đã sử dụng khiên che chắn trước những đòn tấn công đến từ lính Ấn Độ. Những tấm khiên này có ưu điểm là độ bền cao, chiều dài lớn và rộng, có thể che cả thân hình người lính dễ dàng.
Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc nấp dưới tấm khiên khi bị binh sĩ Ấn Độ tấn công.Còn hình ảnh cũng sau đó Trung Quốc công bố về việc bắt giữ rất nhiều binh sĩ Ấn Độ cho thấy, lính Trung Quốc đã sử dụng các trường côn làm bằng kim loại để tấn công binh lính đối phương. Đây có thể là lí do gây ra vết thương nặng khiến lính Ấn Độ mất rất nhiều máu.
Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc với trường côn đang bắt giữ những binh sĩ Ấn Độ.Đặc biệt, trong vụ ẩu đả cực lớn mới đây gây ra hậu quả nghiêm trọng là 20 lính Ấn Độ thiệt mạng. Phía Ấn Độ đã cáo buộc rằng Trung Quốc sử dụng một loại vũ khí tự chế tương tự Lang Nha Côn. Đây là các loại gậy dài đầu bọc bằng dây thép gai hoặc đinh, gây sát thương rất cao đối với người, đặc biệt là người không có những phương tiện bảo hộ cần thiết.
Ảnh: Minh họa về loại gậy dài quấn dây thép gai được cho là sử dụng bởi biên phòng Trung Quốc.Vụ việc cũng cho thấy, binh sĩ Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước những tình huống xảy ra và sẽ dùng những loại vũ khí gì trong từng trường hợp. Trong khi các binh sĩ Ấn Độ khá bị động cũng như thiếu những loại vũ khí phù hợp để đáp trả, kết quả là số lượng thương vong rất cao.
Ảnh: Gậy dài gắn đinh sắt được cho là sử dụng bởi lính Trung Quốc trong cuộc xung đột.Phía Ấn Độ được cho là cũng sử dụng loại gậy Lathi cho các đơn vị biên phòng của mình. Gậy này dài khoảng 1m, làm từ kim loại, gỗ hoặc tre, đầu gậy bọc kim loại để tăng tính sát thương. Những vết thương do gậy Lathi gây ra có thể sưng và đau buốt trong nhiều ngày, thậm chí gãy xương hoặc mất mạng nếu bị đánh vào các khu vực nguy hiểm trên cơ thể.
Ảnh: Cảnh sát chống bạo động Ấn Độ với gậy Lathi.Loại gậy này cũng được coi là di sản còn sót lại của chế độ thực dân Anh khi nó đã gieo rắc nỗi sợ hãi tại Ấn Độ từ cuối thế kỷ XIX, người Anh đã sử dụng nó một cách không khoan nhượng nhằm trấn áp những cuộc tuần hành của người dân bản địa. Hiện nay cảnh sát Ấn Độ vẫn dùng loại gậy này tràn lan và đã là một phần không thể thiếu trong tay lực lượng chấp pháp nước này.
Ảnh: Cảnh sát Ấn Độ trấn áp một đối tượng quá khích bằng gậy Lathi.Dù vậy, việc sử dụng gậy Lathi không thể giúp các binh sĩ Ấn Độ có ưu thế trước các loại trường côn vốn có ưu điểm dài và tầm đánh xa cũng như loại gậy bọc dây thép gai hoặc đinh. Đó cũng chính là lí do khiến cho vụ ẩu đả lớn giữa tháng 6 vừa qua, Ấn Độ hoàn toàn bị lép vế trước Trung Quốc.
Ảnh: Cảnh sát Ấn Độ với gậy Lathi.Sau sự việc mất 20 binh sĩ và rất nhiều lính khác bị thương, Ấn Độ đã cảnh giác cao độ và triển khai cả 3 binh chủng Hải - lục - không quân vào sẵn sàng chiến đấu, cho thấy người Ấn vẫn còn rất ấm ức và chỉ chờ chực cơ hội trả thù. Việc “ăn miếng trả miếng” giữa hai đối thủ thực sự là rất không nên và có thể leo thang căng thẳng dẫn đến chiến tranh rất cao. Hi vọng trong thời gian tới, đôi bên sẽ tiếp tục đàm phán để có thể tìm ra một hướng đi mới kết thúc tranh chấp trong hòa bình.
Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại thung lũng Galwan
Video Căng thẳng Trung - Ấn có dấu hiệu hạ nhiệt - Nguồn: VTC NOW
Tình hình xung đột biên giới Ấn - Trung diễn ra từ đầu tháng 5 tại khu vực Ladark trong cuộc tranh chấp thung lũng Galwan. Binh sĩ hai bên đã có những ẩu đả cực lớn và đặc biệt là vụ việc vào giữa tháng 6 vừa qua khiến cho 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Tuy vậy, quân đội hai bên chỉ sử dụng các loại vũ khí lạnh chứ chưa hề có nổ súng xảy ra. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vũ khí được trang bị cho những lính biên phòng của cả hai bên để xem lợi thế thuộc về bên nào.
Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ đối đầu binh sĩ Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, họ trang bị cho mình khá đầy đủ với khiên độ bền cao chống bạo động có thể dùng để đỡ các loại gạch đá do đối phương ném đến, cùng đoản côn hoặc trường côn.
Ảnh: Đội hình biên phòng Trung Quốc với khiên và trường côn.
Người Trung Quốc không những không loại bỏ vũ khí thô sơ này mà vẫn tiếp tục biên chế cũng như có những bài huấn luyện đặc biệt cho binh sĩ về cách sử dụng đoản côn hoặc trường côn. Loại vũ khí này có ưu điểm là dễ dàng chế tạo, giá thành rẻ, có thể tấn công đối phương ở khoảng cách xa cũng như sát thương cao.
Ảnh: Bộ đội Trung Quốc huấn luyện sử dụng trường côn.
Trong video ẩu đả giữa lính Ấn Độ và lính Trung Quốc mà phía Ấn Độ tung ra thời gian cuối tháng 5 cho thấy, binh sĩ Trung Quốc đã sử dụng khiên che chắn trước những đòn tấn công đến từ lính Ấn Độ. Những tấm khiên này có ưu điểm là độ bền cao, chiều dài lớn và rộng, có thể che cả thân hình người lính dễ dàng.
Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc nấp dưới tấm khiên khi bị binh sĩ Ấn Độ tấn công.
Còn hình ảnh cũng sau đó Trung Quốc công bố về việc bắt giữ rất nhiều binh sĩ Ấn Độ cho thấy, lính Trung Quốc đã sử dụng các trường côn làm bằng kim loại để tấn công binh lính đối phương. Đây có thể là lí do gây ra vết thương nặng khiến lính Ấn Độ mất rất nhiều máu.
Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc với trường côn đang bắt giữ những binh sĩ Ấn Độ.
Đặc biệt, trong vụ ẩu đả cực lớn mới đây gây ra hậu quả nghiêm trọng là 20 lính Ấn Độ thiệt mạng. Phía Ấn Độ đã cáo buộc rằng Trung Quốc sử dụng một loại vũ khí tự chế tương tự Lang Nha Côn. Đây là các loại gậy dài đầu bọc bằng dây thép gai hoặc đinh, gây sát thương rất cao đối với người, đặc biệt là người không có những phương tiện bảo hộ cần thiết.
Ảnh: Minh họa về loại gậy dài quấn dây thép gai được cho là sử dụng bởi biên phòng Trung Quốc.
Vụ việc cũng cho thấy, binh sĩ Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước những tình huống xảy ra và sẽ dùng những loại vũ khí gì trong từng trường hợp. Trong khi các binh sĩ Ấn Độ khá bị động cũng như thiếu những loại vũ khí phù hợp để đáp trả, kết quả là số lượng thương vong rất cao.
Ảnh: Gậy dài gắn đinh sắt được cho là sử dụng bởi lính Trung Quốc trong cuộc xung đột.
Phía Ấn Độ được cho là cũng sử dụng loại gậy Lathi cho các đơn vị biên phòng của mình. Gậy này dài khoảng 1m, làm từ kim loại, gỗ hoặc tre, đầu gậy bọc kim loại để tăng tính sát thương. Những vết thương do gậy Lathi gây ra có thể sưng và đau buốt trong nhiều ngày, thậm chí gãy xương hoặc mất mạng nếu bị đánh vào các khu vực nguy hiểm trên cơ thể.
Ảnh: Cảnh sát chống bạo động Ấn Độ với gậy Lathi.
Loại gậy này cũng được coi là di sản còn sót lại của chế độ thực dân Anh khi nó đã gieo rắc nỗi sợ hãi tại Ấn Độ từ cuối thế kỷ XIX, người Anh đã sử dụng nó một cách không khoan nhượng nhằm trấn áp những cuộc tuần hành của người dân bản địa. Hiện nay cảnh sát Ấn Độ vẫn dùng loại gậy này tràn lan và đã là một phần không thể thiếu trong tay lực lượng chấp pháp nước này.
Ảnh: Cảnh sát Ấn Độ trấn áp một đối tượng quá khích bằng gậy Lathi.
Dù vậy, việc sử dụng gậy Lathi không thể giúp các binh sĩ Ấn Độ có ưu thế trước các loại trường côn vốn có ưu điểm dài và tầm đánh xa cũng như loại gậy bọc dây thép gai hoặc đinh. Đó cũng chính là lí do khiến cho vụ ẩu đả lớn giữa tháng 6 vừa qua, Ấn Độ hoàn toàn bị lép vế trước Trung Quốc.
Ảnh: Cảnh sát Ấn Độ với gậy Lathi.
Sau sự việc mất 20 binh sĩ và rất nhiều lính khác bị thương, Ấn Độ đã cảnh giác cao độ và triển khai cả 3 binh chủng Hải - lục - không quân vào sẵn sàng chiến đấu, cho thấy người Ấn vẫn còn rất ấm ức và chỉ chờ chực cơ hội trả thù. Việc “ăn miếng trả miếng” giữa hai đối thủ thực sự là rất không nên và có thể leo thang căng thẳng dẫn đến chiến tranh rất cao. Hi vọng trong thời gian tới, đôi bên sẽ tiếp tục đàm phán để có thể tìm ra một hướng đi mới kết thúc tranh chấp trong hòa bình.
Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại thung lũng Galwan
Video Căng thẳng Trung - Ấn có dấu hiệu hạ nhiệt - Nguồn: VTC NOW