Trong cuộc chiến tranh giữa Libya và Chad năm 1987, có sự xuất hiện của một trực thăng Mi-25 Hind-D do Liên Xô sản xuất. Đây là loại trực thăng tấn công hạng nặng nhất thời điểm đó, có tính năng chở quân mà Mỹ "có nằm mơ cũng không có". Nguồn ảnh: Pinterest.Với khoang chứa hàng mang theo được tối đa 8 lính cùng đẩy đủ trang thiết bị hoặc thậm chí 12 lính nếu tuyển chọn lính có thể hình nhỏ, trực thăng tấn công Mi-25 Hind D của Liên Xô lúc đó có khả năng triển khai đặc nhiệm và yểm trợ rút lui theo cách mà không một loại trực thăng Mỹ nào được. Nguồn ảnh: Pinterest.Để nắm được trong tay bí quyết chế tạo trực thăng Mi-25 của người Liên Xô, Mỹ quyết định sẽ trộm một trực thăng này ở Chad - điều mà trước đó người Liên Xô cũng từng làm khiến Mỹ mang nhục nhiều năm trời mà không có cơ hội nào để "rửa" nhục. Nguồn ảnh: Pinterest.Trộm được một chiếc Mi-25 là điều không đơn giản, đặc biệt là vì không một lính đặc nhiệm nào của Mỹ từng được tiếp cận với trực thăng Liên Xô trước đó. Phương án tự lái trực thăng chở theo đội đặc nhiệm về nhà được huỷ bỏ vì quá nguy hiểm. Nguồn ảnh: Pinterest.Cuối cùng, người Mỹ chọn phương án "cồng kềnh" hơn nhiều khi quyết định sẽ dùng trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 để "cẩu" chiếc Mi-25 về. Tuy nhiên trực thăng CH-47 nguyên bản không đủ khả năng cẩu được Mi-25 vì quá nặng. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong thời gian không quân Mỹ bí mật "độ" lại một trực thăng CH-47 để nó kéo theo được khối thép nặng 8 tấn treo lủng lẳng dưới gầm máy bay, các đặc nhiệm Mỹ xây dựng mô hình đột kích ở sa mạc New Mexico - nơi được cho là có địa hình và khí hậu giống với Chad nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngày 21/5/1987, chiến dịch được bắt đầu sau nhiều tháng tập rượt. Các trực thăng CH-47 phiên bản "độ" được chuyển tới phi trường Ndjamena ở miền Nam Cộng hoà Chad để chuẩn bị cho phi vụ ăn cắp trực thăng. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới ngày 11/6, các nhóm đặc nhiệm Mỹ bắt đầu tung quân. Theo kế hoạch, các máy bay trực thăng sẽ phải bay khoảng 800 km vào ban đêm ở độ cao thấp để đưa đội đặc nhiệm tiếp cận chiếc Mi-25. Nguồn ảnh: Pinterest.Chiến dịch diễn ra có phần khá suôn sẻ và không gặp phải bất cứ sự cố nào. Cần phải nói thêm, chiếc Mi-25 này bị quân đội Libya bỏ lại ở Cộng hoà Chad sau khi rút lui, hoàn toàn không còn hoạt động được và cũng không có người canh giữ. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau khi rút lui an toàn, toán biệt kích đặc nhiệm của Mỹ đã gặp phải sự cố bão cát. Tuy nhiên chiếc CH-47 kéo theo chiếc Mi-25 vẫn vượt qua được cơn bão mà không cần phải bỏ lại món hàng quý giá này. Nguồn ảnh: Pinterest.36 tiêng sau khi cuộc đột kích xảy ra, chiếc Mi-25 được đưa về Mỹ an toàn. Dựa vào thiết kế và cấu tạo của chiếc Mi-25, quân đội Mỹ đã thu được rất nhiều bí mật trong việc chế tạo trực thăng của Mỹ, bất chấp việc chiếc Mi-25 mà họ có trong tay không còn hoạt động được - nghĩa là không hơn gì một khối sắt vụn. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, do học thuyết quân sự của Mỹ khác với Liên Xô và Nga ở thời điểm hiện tại cho nên, tới tận thế kỷ 21, quân đội Mỹ vẫn dùng trực thăng vận tải và trực thăng tấn công riêng, hoàn toàn không có thiết kế "lai" như trên chiếc Mi-25 Hind D của Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Trực thăng tấn công Mi-24/35 của Quân đội Nga.
Trong cuộc chiến tranh giữa Libya và Chad năm 1987, có sự xuất hiện của một trực thăng Mi-25 Hind-D do Liên Xô sản xuất. Đây là loại trực thăng tấn công hạng nặng nhất thời điểm đó, có tính năng chở quân mà Mỹ "có nằm mơ cũng không có". Nguồn ảnh: Pinterest.
Với khoang chứa hàng mang theo được tối đa 8 lính cùng đẩy đủ trang thiết bị hoặc thậm chí 12 lính nếu tuyển chọn lính có thể hình nhỏ, trực thăng tấn công Mi-25 Hind D của Liên Xô lúc đó có khả năng triển khai đặc nhiệm và yểm trợ rút lui theo cách mà không một loại trực thăng Mỹ nào được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để nắm được trong tay bí quyết chế tạo trực thăng Mi-25 của người Liên Xô, Mỹ quyết định sẽ trộm một trực thăng này ở Chad - điều mà trước đó người Liên Xô cũng từng làm khiến Mỹ mang nhục nhiều năm trời mà không có cơ hội nào để "rửa" nhục. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trộm được một chiếc Mi-25 là điều không đơn giản, đặc biệt là vì không một lính đặc nhiệm nào của Mỹ từng được tiếp cận với trực thăng Liên Xô trước đó. Phương án tự lái trực thăng chở theo đội đặc nhiệm về nhà được huỷ bỏ vì quá nguy hiểm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng, người Mỹ chọn phương án "cồng kềnh" hơn nhiều khi quyết định sẽ dùng trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 để "cẩu" chiếc Mi-25 về. Tuy nhiên trực thăng CH-47 nguyên bản không đủ khả năng cẩu được Mi-25 vì quá nặng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong thời gian không quân Mỹ bí mật "độ" lại một trực thăng CH-47 để nó kéo theo được khối thép nặng 8 tấn treo lủng lẳng dưới gầm máy bay, các đặc nhiệm Mỹ xây dựng mô hình đột kích ở sa mạc New Mexico - nơi được cho là có địa hình và khí hậu giống với Chad nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngày 21/5/1987, chiến dịch được bắt đầu sau nhiều tháng tập rượt. Các trực thăng CH-47 phiên bản "độ" được chuyển tới phi trường Ndjamena ở miền Nam Cộng hoà Chad để chuẩn bị cho phi vụ ăn cắp trực thăng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới ngày 11/6, các nhóm đặc nhiệm Mỹ bắt đầu tung quân. Theo kế hoạch, các máy bay trực thăng sẽ phải bay khoảng 800 km vào ban đêm ở độ cao thấp để đưa đội đặc nhiệm tiếp cận chiếc Mi-25. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến dịch diễn ra có phần khá suôn sẻ và không gặp phải bất cứ sự cố nào. Cần phải nói thêm, chiếc Mi-25 này bị quân đội Libya bỏ lại ở Cộng hoà Chad sau khi rút lui, hoàn toàn không còn hoạt động được và cũng không có người canh giữ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi rút lui an toàn, toán biệt kích đặc nhiệm của Mỹ đã gặp phải sự cố bão cát. Tuy nhiên chiếc CH-47 kéo theo chiếc Mi-25 vẫn vượt qua được cơn bão mà không cần phải bỏ lại món hàng quý giá này. Nguồn ảnh: Pinterest.
36 tiêng sau khi cuộc đột kích xảy ra, chiếc Mi-25 được đưa về Mỹ an toàn. Dựa vào thiết kế và cấu tạo của chiếc Mi-25, quân đội Mỹ đã thu được rất nhiều bí mật trong việc chế tạo trực thăng của Mỹ, bất chấp việc chiếc Mi-25 mà họ có trong tay không còn hoạt động được - nghĩa là không hơn gì một khối sắt vụn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, do học thuyết quân sự của Mỹ khác với Liên Xô và Nga ở thời điểm hiện tại cho nên, tới tận thế kỷ 21, quân đội Mỹ vẫn dùng trực thăng vận tải và trực thăng tấn công riêng, hoàn toàn không có thiết kế "lai" như trên chiếc Mi-25 Hind D của Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng tấn công Mi-24/35 của Quân đội Nga.