Không thể tưởng tượng về lực lượng tuần duyên bờ biển Malaysia

Google News

(Kiến Thức) - Cũng là quốc gia có vùng biển rộng lớn thế nhưng thật không ngờ khi lực lượng tuần duyên Malaysia trang bị chỉ nhỉnh hơn Philippines một chút dù có kinh tế, ngân sách tốt hơn.

Lực lượng tuần duyên của Malaysia có tên gọi chính thức là Cục chấp pháp hải sự Malaysia (Malaysian Maritime Enforcement Agency - MMEA), được thành lập ngày 21/3/2006, ước tính đến năm 2016 tổng quân số của lực lượng này vào khoảng 5.000 người.
Chức năng nhiệm vụ
Cục chấp pháp hải sự Malaysia có các nhiệm vụ chủ yếu đó là:
- Duy trì trật tự trên biển, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải trong toàn bộ vùng lãnh hải thuộc chủ quyền;
- Bảo đảm an toàn cho ngư dân Malaysia đánh bắt cá trên biển;
- Xử lý tàu thuyền nước ngoài vi phạm, ngăn chặn hoạt động xâm phạm trái phép;
- Tham gia phòng, chống buôn lậu, chống cướp biển;
- Bảo vệ và giám sát môi trường sinh thái biển, ô nhiễm môi trường biển;
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và tham gia hợp tác hàng hải quốc tế với các lực lượng chức năng trong khu vực.
Khong the ngo ve luc luong tuan duyen bo bien Malaysia
Cục chấp pháp hải sự Malaysia. Ảnh: Justreadonline
Sở chỉ huy Cục chấp pháp hải sự Malaysia đóng tại Putra Jaya phía Nam thủ đô Kuala Lumpur, chịu trách nhiệm hoạt động chấp pháp trong khu vực nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Malaysia chia toàn bộ lãnh hải thành 5 vùng hải sự quản lý 18 khu vực, cụ thể: Vùng Bắc Bộ, sở chỉ huy đóng tại Langkawi, quản lý từ khu vực 1 đến khu vực 3; Vùng Nam Bộ, sở chỉ huy đóng tại Johor Bahru, quản lý từ khu vực 4 đến khu vực 7; Vùng Phía Đông, sở chỉ huy đóng tại Kuantan, quản lý từ khu vực 8 đến khu vực 10; Vùng Sarawak, sở chỉ huy đóng tại Kota Kinabalu, quản lý từ khu vực 11 đến khu vực 13; Vùng Sabah, sở chỉ huy đóng tại Kuching, quản lý từ khu vực 14 đến khu vực 17.
Biên chế trang bị
- Tàu tuần tra
+ 2 tàu tuần tra ven biển lớp Langkawi, được đặt tên theo tên gọi của các hòn đảo lớn của Malaysia. Số hiệu lần lượt là 7501 và 7502, được chính thức đưa vào sử dụng năm 1980. Hiện nay hai tàu này đảm nhận tuần tra tại Vùng phía Đông và Vùng Sabah, tàu có chiều dài 75m, rộng 10,8m, mớn nước 3,7m, lượng giãn nước toàn tải 1.321 tấn, sử dụng 2 động cơ SEMT với tổng công suất 9,35kw, tốc độ 22 hải lý/giờ, khả năng hành trình liên tục 5.000 hải lý với tốc độ 15 hải lý/giờ, biên chế 76 người (trong đó có 10 sỹ quan). 
Vũ khí được trang bị gồm: 1 pháo 57mm, 2 pháo 30mm nòng đôi, 1 hệ thống rađa đối hải DA05, hệ thống rađa dẫn đường vệ tinh loại 1007, hệ thống rađa phòng không 9LV và hệ thống rađa chỉ huy quang điện PEAB 9LV 230. Ngoài ra, đuôi tàu có sàn đỗ trực thăng có khả năng cất và hạ cánh cho máy bay S-61A.
Khong the ngo ve luc luong tuan duyen bo bien Malaysia-Hinh-2
Tàu tuần tra lớp Langkawi. Ảnh: Flickr 
+ 2 tàu tuần tra lớp Perwira, đưa vào sử dụng tháng 2, 5 năm 2015. Tàu có chiều dài 38,2m, rộng 7,2m, mớn nước 2,4m, lượng giãn nước toàn tải 134 tấn, sử dụng 2 động cơ dầu MTU 16V 2000 M70 công suất 2,1kw, tốc độ 24 hải lý/giờ, khả năng hành trình liên tục 1.000 hải lý với tốc độ 20 hải lý/giờ, biên chế 12 người, 1 hệ thống rađa đối hải, 1 sona Wesmar SS 390E, 2 tàu đệm khí cao tốc, tốc độ 35 hải lý/giờ.
+ 15 tàu tuần tra lớp Yongan, được lấy tên theo tên gọi của các nhà lãnh đạo, số hiệu lần lược từ 3901 đến 3915. Tàu có chiều dài 39,5m, rộng 7m, mớn nước 1,8m, lượng giãn nước toàn tải 234 tấn, sử dụng 2 động cơ dầu MTU 20V 538 TB92 với tổng công suất 6,14 kw, tốc độ 23 hải lý/giờ, khả năng hành trình liên tục 1.200 hải lý với tốc độ 15 hải lý/giờ, biên chế 38 người (trong đó có 4 sỹ quan). 
Vũ khí trang bị chủ yếu gồm: 1 pháo 40mm, 1 pháo 20mm, 2 súng máy 7,62mm, 1 hệ thống rađa dẫn đường vệ tinh sóng ngắn.
+ 1 tàu huấn luyện 4001 lớp Marlin, có chiều dài 40m, rộng 7,2m, mớn nước 1,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 274 tấn, tốc độ 17 hải lý/giờ, biên chế 27 người, trang bị 1 rađa dẫn đường vệ tinh sóng ngắn.
+ 5 tàu tuần tra lớp Ramunia, được đặt tên theo tên của các vịnh, số hiệu lần lượt từ 3221 đến 3225. Các tàu ngày đi vào hoạt động năm 1980 và thuộc quyền sở hữu của lực lượng Hải quân Malaysia. Tàu có chiều dài 32,4m, rộng 7,2m, mớn nước 1,8m, lượng giãn nước toàn tải 145 tấn, sử dụng 2 động cơ dầu với tổng công suất 5kw, tốc độ 20 hải lý/giờ, khả năng hành trình liên tục 2.000 hải lý với tốc độ 8 hải lý/giờ, biên chế 26 người. 
Vũ khí trang bị chủ yếu gồm: 1 pháo 40mm, 2 súng máy 7,62mm, 1 hệ thống rađa dẫn đường vệ tinh sóng ngắn và 1 hệ thống rađa đối hải.
+ 2 tàu tuần tra lớp Rhu, được đặt tên theo tên gọi của các mũi đất, số hiệu lần lượt là 2601 và 2602. Tàu có chiều dài 26,9m, rộng 5,8m, mớn nước 1,9m, lượng giãn nước toàn tải 101 tấn, sử dụng 2 động cơ dầu 16CM 816CR, tốc độ 20 hải lý/giờ, biên chế 15 người, 1 hệ thống rađa dẫn đường vệ tinh sóng ngắn.
Khong the ngo ve luc luong tuan duyen bo bien Malaysia-Hinh-3
Tàu tuần tra số hiệu 1813. Ảnh: Diab
+ 15 tàu tuần tra lớp Pulau Sipadan, tên gọi được đặt theo tên của các đảo nhỏ, số hiệu lần lượt từ 3131 đến 3145. Các tàu nay trước đây thuộc biên chế của Hải quân Malaysia, đưa vào phục vụ năm 1964 - 1968. Từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2006 được chuyển giao cho Cục chấp pháp hải sự Malaysia.
Tàu có chiều dài 31,4m, rộng 6m, mớn nước 1,7m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 98 tấn, lượng giãn nước toàn tải 111 tấn, sử dụng 2 động cơ dầu MTU MD655/18 với tổng công suất 2,57kw, tốc độ 25 hải lý/giờ, khả năng hành trình liên tục 1.400 hải lý với tốc độ 14 hải lý/giờ (riêng với tàu số hiệu 3137 có khả năng hành trình lên tới 1.660 hải lý), biên chế 22 người (trong đó có 3 sỹ quan). 
Vũ khí trang bị chủ yếu gồm: 2 pháo 40mm, 2 súng máy 7,62mm, hệ thống rađa đối hải tự động  ARPA.
- Các loại tàu tuần tra loại nhỏ khác gồm: 4 tàu lớp Malawali, được đặt tên theo tên của các eo biển, số hiệu lần lượt từ 2551 đến 2554; 4 tàu lớp Semilang, số hiệu từ 2161 đến 2164; 10 tàu lớp Pengawal, số hiệu 1311, 1312, từ 1411 đến 1418; 5 tàu lớp Pelindung, số hiệu từ 701 đến 705; 2 tàu lớp Penggalang, số hiệu 1801 và 1813; 4 tàu lớp Penyelamat, số hiệu từ 1 đến 4; 53 tàu lớp Kilat, số hiệu lần lượt từ 701 đến 753; 8 tàu lớp Petir; 15 tàu lớp Tugau. 
Khong the ngo ve luc luong tuan duyen bo bien Malaysia-Hinh-4
Trực thăng tuần tra AW-139. Ảnh: Keywordsuggest
- Máy bay chấp pháp
Cục chấp pháp hải sự Malaysia được biên chế chủ yếu 3 trực thăng tuần tra AS-365N3, 3 trực thăng AW-139, 2 máy bay thủy phi cơ Cl-415MP.
Để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của mình, hàng ngày Cục chấp pháp hải sự Malaysia tiến hành tuần tra 24/24 đối với tất cả các vùng quản lý. Do đó, lực lượng này có thể trong 30 phút tiến hành xử lý xong các tàu phạm pháp trên biển; trong 2 giờ phải xử lý xong các sự vụ tìm kiếm cứu nạn; trong 2 tuần phải điều tra, xử lý xong các hành vi xâm phạm môi trường sinh thái biển; cứ 15 ngày tất cả các đơn vị trực thuộc phải báo cáo tình hình về Bộ chỉ huy.
Theo dự toán ngân sách quốc phòng năm 2016, Chính phủ Malaysia sẽ dành khoản ngân sách khoảng 100 triệu USD cho Cục chấp pháp hải sự Malaysia để nâng cấp, mua mới  7 tàu tuần tra thế hệ mới (NGPC). Các tàu này có độ dài 45 m, khả năng tác nghiệp liên tục trên biển 7 ngày, biên chế 40 người. Vũ khí trang bị đi kèm gồm 1 tàu đệm khí cao tốc, 1 pháo 30mm, và 1 máy bay không người lái loại nhỏ, qua đó nâng cao hơn nữa năng lực chấp pháp trên biển cho lực lượng này trong thời gian tới.


Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)