Theo kênh Quốc phòng Việt Nam, từ cuối năm 2014, những chiếc máy bay không người lái UAV-02 đầu tiên xuất hiện đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của đề án phát triển thiết bị bay không người lái gọi tắt là UAV của Viện Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ. So với các thế hệ UAV trước đó, UAV-02 đã hiện thực hóa niềm khát khao chinh phục công nghệ sản xuất UAV quân sự hiện đại bằng việc tạo ra một sản phẩm UAV vượt lên mọi giới hạn về trần bay, bán kính hoạt động và tốc độ. Nguồn ảnh: Kênh QPVNLần lượt các thế hệ UAV-02 được xuất xưởng với nhiều cải tiến, tuy nhiên UAV-02 vẫn tồn tại những điểm yếu khó khắc phục. Theo Đại úy Phạm Đình Hưng – Phó trưởng phòng nghiên cứu UAV Viện Kỹ thuật PK-KQ: “Trong lĩnh vực nghiên cứu mục tiêu bay, qua 4 thế hệ UAV-02 thì chúng tôi mỗi một lần thì khắc phục được những nhược điểm, đặc biệt là những nhược điểm tác chiến. Tuy nhiên nhược điểm tác chiến lớn nhất là thời gian triển khai nhanh, thu hồi máy bay an toàn và thời gian bay lâu có lẽ là đến thế hệ 4 của UAV-02 chúng tôi không thể hoàn thiện gì hơn. Chỉ có cách là chúng tôi phải làm thế hệ hoàn toàn mới, khắc phục được tất cả những nhược điểm này”. Nguồn ảnh: Kênh QPVNVới sự nỗ lực bền bỉ, các cán bộ rất trẻ của Viện Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ không lâu sau đó đã cho ra đời thiết kế máy bay UAV-03. Trông bề ngoài, UAV-03 nhỏ hơn UAV-02 nhưng theo các cán bộ phát triển thì trần bay, tốc độ bay, bán kính hoạt động và thời bay tiến bộ hơn hẳn. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNhỏ gọn hơn mà lại đạt hiệu suất hoạt động cao hơn cho thấy sự tiến bộ về mặt công nghệ thiết kế phương tiện bay không người lái của Việt Nam. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo các cán bộ Viện KT PK-KQ, thân UAV-03 có sự thay đổi rất nhiều, với thể tích lớn hơn. Để tăng thể tích hiệu dụng, thân máy bay được chia thành các khoang riêng biệt như khoang nhiên liệu, khoang thiết bị, khoang động cơ, khoang dù. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCho nên, khi so với UAV-02, thể tích của UAV-03 có thể tăng gấp 3,2 lần, điều này cho phép tăng tối đa lượng nhiên liệu mang theo, từ đó kéo dài thời gian hoạt động theo yêu cầu đặt ra. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNgoài ra, cải tiến lớn nhất trên UAV-03 là phần cánh. Viện KT PK-KQ đã chọn cấu hình cánh đối xứng, kiểu cánh tam giác. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNhững sửa đổi về cánh máy bay góp phần giúp giảm đáng kể lực cản không khí, và lực cản còn giảm triệt để hơn bằng việc bỏ hoàn toàn hệ thống đuôi ngang. Sự cắt giảm cần thiết đó đã giúp UAV-03 thực sự làm chủ được tốc độ khi thực hiện các nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong nỗ lực giảm tối đa khối lượng máy bay, để tăng khối lượng dành cho kết cấu và nhiên liệu, UAV-03 sử dụng một loại động cơ mới thay cho các động cơ phản lực thông thường. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐặc biệt, động cơ mới có tích hợp máy phát điện – có lợi thế nhất định như là giảm thiểu số lượng pin mang theo trên máy bay, đồng nghĩa giảm thiểu rủi ro liên quan tới nguồn điện. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCận cảnh bộ phận động cơ phản lực kiểu mới trang bị cho máy bay trinh sát UAV-03. Nguồn ảnh: Kênh QPVNVề giao thức điều khiển máy bay – một thành phần đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các phương tiện bay không người lái. Theo kênh QPVN, giao thức truyền số liệu gồm mã hóa bảo mật do Viện KT PK-KQ tự thiết kế. Nguồn ảnh: Kênh QPVNMặc dù nền tảng kỹ thuật căn bản vẫn là sử dụng qui chuẩn của Mỹ, mã hóa khối 128bit. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng lại phương thức mã hóa này trong điều kiện tác chiến thực tế, rõ ràng ở góc độ an ninh là không đảm bảo. Vì vậy, cấu trúc từ mã và phương thức mã hóa, cũng như giải mã thuật toán mã hóa đã được Viện KT PK-KQ chủ động, thay đổi hoàn toàn. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong điều kiện hiện nay, vấn đề bảo đảm yêu cầu đường truyền số liệu được xem là điều kiện tiên quyết, toàn bộ quá trình vận hành UAV phụ thuộc vào liên kết này, việc tự xây dựng giao thức truyền số liệu riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm chủ hoàn toàn thiết bị bay. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCận cảnh bộ phận truyền tín hiệu của hệ thống lái UAV do Việt Nam tự chế tạo. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCác cuộc thử nghiệm cho thấy UAV-03 đạt được yêu cầu thời gian cất cánh nhanh, bay lâu với tốc độ cận âm, thực hiện được nhiều tư thế cơ động phức tạp. Qua đó, đảm bảo cho nhiệm vụ làm mục tiêu giả định cho các máy bay Su-30MK2 triển khai chặn kích trên không. Nguồn ảnh: Kênh QPVNThiết kế hình dáng của UAV-03 nhìn như một máy bay chiến đấu, thậm chí là dùng cả cánh mũi. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTổng trọng lượng của UAV-03 khoảng 70kg, tổng lượng nhiên liệu mang theo đến 40kg. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo kênh Quốc phòng Việt Nam, từ cuối năm 2014, những chiếc máy bay không người lái UAV-02 đầu tiên xuất hiện đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của đề án phát triển thiết bị bay không người lái gọi tắt là UAV của Viện Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ. So với các thế hệ UAV trước đó, UAV-02 đã hiện thực hóa niềm khát khao chinh phục công nghệ sản xuất UAV quân sự hiện đại bằng việc tạo ra một sản phẩm UAV vượt lên mọi giới hạn về trần bay, bán kính hoạt động và tốc độ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Lần lượt các thế hệ UAV-02 được xuất xưởng với nhiều cải tiến, tuy nhiên UAV-02 vẫn tồn tại những điểm yếu khó khắc phục. Theo Đại úy Phạm Đình Hưng – Phó trưởng phòng nghiên cứu UAV Viện Kỹ thuật PK-KQ: “Trong lĩnh vực nghiên cứu mục tiêu bay, qua 4 thế hệ UAV-02 thì chúng tôi mỗi một lần thì khắc phục được những nhược điểm, đặc biệt là những nhược điểm tác chiến. Tuy nhiên nhược điểm tác chiến lớn nhất là thời gian triển khai nhanh, thu hồi máy bay an toàn và thời gian bay lâu có lẽ là đến thế hệ 4 của UAV-02 chúng tôi không thể hoàn thiện gì hơn. Chỉ có cách là chúng tôi phải làm thế hệ hoàn toàn mới, khắc phục được tất cả những nhược điểm này”. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Với sự nỗ lực bền bỉ, các cán bộ rất trẻ của Viện Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ không lâu sau đó đã cho ra đời thiết kế máy bay UAV-03. Trông bề ngoài, UAV-03 nhỏ hơn UAV-02 nhưng theo các cán bộ phát triển thì trần bay, tốc độ bay, bán kính hoạt động và thời bay tiến bộ hơn hẳn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Nhỏ gọn hơn mà lại đạt hiệu suất hoạt động cao hơn cho thấy sự tiến bộ về mặt công nghệ thiết kế phương tiện bay không người lái của Việt Nam. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo các cán bộ Viện KT PK-KQ, thân UAV-03 có sự thay đổi rất nhiều, với thể tích lớn hơn. Để tăng thể tích hiệu dụng, thân máy bay được chia thành các khoang riêng biệt như khoang nhiên liệu, khoang thiết bị, khoang động cơ, khoang dù. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cho nên, khi so với UAV-02, thể tích của UAV-03 có thể tăng gấp 3,2 lần, điều này cho phép tăng tối đa lượng nhiên liệu mang theo, từ đó kéo dài thời gian hoạt động theo yêu cầu đặt ra. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ngoài ra, cải tiến lớn nhất trên UAV-03 là phần cánh. Viện KT PK-KQ đã chọn cấu hình cánh đối xứng, kiểu cánh tam giác. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Những sửa đổi về cánh máy bay góp phần giúp giảm đáng kể lực cản không khí, và lực cản còn giảm triệt để hơn bằng việc bỏ hoàn toàn hệ thống đuôi ngang. Sự cắt giảm cần thiết đó đã giúp UAV-03 thực sự làm chủ được tốc độ khi thực hiện các nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong nỗ lực giảm tối đa khối lượng máy bay, để tăng khối lượng dành cho kết cấu và nhiên liệu, UAV-03 sử dụng một loại động cơ mới thay cho các động cơ phản lực thông thường. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đặc biệt, động cơ mới có tích hợp máy phát điện – có lợi thế nhất định như là giảm thiểu số lượng pin mang theo trên máy bay, đồng nghĩa giảm thiểu rủi ro liên quan tới nguồn điện. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cận cảnh bộ phận động cơ phản lực kiểu mới trang bị cho máy bay trinh sát UAV-03. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Về giao thức điều khiển máy bay – một thành phần đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các phương tiện bay không người lái. Theo kênh QPVN, giao thức truyền số liệu gồm mã hóa bảo mật do Viện KT PK-KQ tự thiết kế. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Mặc dù nền tảng kỹ thuật căn bản vẫn là sử dụng qui chuẩn của Mỹ, mã hóa khối 128bit. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng lại phương thức mã hóa này trong điều kiện tác chiến thực tế, rõ ràng ở góc độ an ninh là không đảm bảo. Vì vậy, cấu trúc từ mã và phương thức mã hóa, cũng như giải mã thuật toán mã hóa đã được Viện KT PK-KQ chủ động, thay đổi hoàn toàn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong điều kiện hiện nay, vấn đề bảo đảm yêu cầu đường truyền số liệu được xem là điều kiện tiên quyết, toàn bộ quá trình vận hành UAV phụ thuộc vào liên kết này, việc tự xây dựng giao thức truyền số liệu riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm chủ hoàn toàn thiết bị bay. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cận cảnh bộ phận truyền tín hiệu của hệ thống lái UAV do Việt Nam tự chế tạo. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Các cuộc thử nghiệm cho thấy UAV-03 đạt được yêu cầu thời gian cất cánh nhanh, bay lâu với tốc độ cận âm, thực hiện được nhiều tư thế cơ động phức tạp. Qua đó, đảm bảo cho nhiệm vụ làm mục tiêu giả định cho các máy bay Su-30MK2 triển khai chặn kích trên không. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Thiết kế hình dáng của UAV-03 nhìn như một máy bay chiến đấu, thậm chí là dùng cả cánh mũi. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tổng trọng lượng của UAV-03 khoảng 70kg, tổng lượng nhiên liệu mang theo đến 40kg. Nguồn ảnh: Kênh QPVN