Để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa chống hạm, Hải quân Mỹ đã nghiên cứu, chế tạo hệ thống phòng thủ trên hạm (SSDS) cho tàu sân bay. Hệ thống này có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm gồm nhiều lớp bảo vệ với những kỹ thuật tiên tiến như điều khiển thông qua hệ thống máy tính, hỗ trợ quyết sách bằng trí tuệ nhân tạo…nhằm giúp tàu sân bay và tàu tiến công đổ bộ tăng tốc trong quá trình từ khi phát hiện tên lửa chống hạm đến khi sử dụng vũ khí để chống lại mối đe dọa của tên lửa chống hạm ở mức độ cao nhất.
|
USS Gerald R. Ford (CVN-78) là tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống radar dải tần kép AN/SPY-3. Nguồn ảnh: Defense News. |
Hệ thống phòng thủ điện tử toàn diện
Theo một số tài liệu của Lầu Năm Góc, hệ thống phòng thủ SSDS là sự kết hợp của nhiều hệ thống quản lý và chiến đấu trên hạm như: hệ thống vũ khí sát thương cứng (hệ thống tên lửa và hệ thống điều khiển hỏa lực phản ứng nhanh), vũ khí phi sát thương, hệ thống radar và tất cả các hệ thống cảm biến, thực thi khả năng phòng thủ từng lớp. Các thiết bị chính được kết nối với hệ thống phòng thủ trên tàu sân bay.
Trong số các hệ thống trên, đóng vai trò cốt lõi vẫn là hệ thống radar dải tần kép AN/SPY-3 (DBR), đây là loại radar mảng pha tần số X, được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tìm bắt theo dõi tất cả mục tiêu mặt nước và điều khiển hỏa lực cho các hạm đội.
AN/SPY-3 được sử dụng để giám sát tên lửa chống hạm tàng hình tiên tiến nhất và hỗ trợ cho nhu cầu phát sóng điều khiển hỏa lực tên lửa Sea Sparrow, tên lửa SM-2 và một số loại tên lửa hiện đại khác trong tương lai. Không những thế, hệ thống radar AN/SPY-3 còn đáp ứng được yêu cầu thiết kế về giảm thiểu diện tích phản xạ rađa, giảm đáng kể việc bố trí nhân lực không cần người thao tác và giảm thấp chi phí.
Hỗ trợ cho AN/SPY-3 trong tác chiến là hệ thống phân phối thông tin đa năng trên hạm AN/URC-141. Về cơ bản đây là hệ thống phân phối đa năng trên tàu sân bay và là 1 trong số 11 thiết bị đầu cuối dung lượng thấp của hệ thống phân phối thông tin đa năng, cung cấp đường truyền dữ liệu Link 16 cho các tàu chiến của Hải quân Mỹ
Trong đó, thiết bị đầu cuối dung lượng thấp của hệ thống phân phối thông tin đa năng là một dự án quốc tế, ngoài Mỹ còn có sự tham gia hợp tác của một số nước như: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha.
Thiết bị đầu cuối dung lượng thấp của hệ thống phân phối thông tin đa năng đại diện cho kỹ thuật đường truyền dữ liệu link 16 số thế hệ mới nhất, các dữ liệu và ngôn ngữ được bảo mật đưa vào cùng đơn nguyên riêng biệt, nhanh nhạy, giá thành thấp với độ tin cậy cao.
Đường truyền dữ liệu link 16 có khả năng cung cấp phương thức truyền tải dữ liệu đảm bảo tin cậy, với đặc điểm tức thời, chống nhiễu và an toàn vừa có khả năng truyền tải dữ liệu và ngôn ngữ chiến trường vừa có thể cung cấp dữ liệu dẫn đường ngược chiều phục vụ chiến đấu. Bất kỳ một bên nào trong đường truyền dữ liệu đều nhận được hình ảnh nhận biết địch ta kỹ thuật số trong không gian chiến trường.
|
Hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần RIM-116 RAM, một trong những lá chắn trên các tàu sân bay của Mỹ. Nguồn ảnh: US Navy |
Sau AN/URC-141 có thể kể đến một thiết bị đặc biệt khác trên tàu sân bay Mỹ là Thiết bị đầu cuối đa tần hải quân (NMT), thiết bị này có vai trò cung cấp dịch vụ liên lạc qua vệ tinh băng thông rộng được bảo vệ cho các loại tàu chiến, tàu ngầm của hải quân và căn cứ trên bờ.
NMT sẽ cung cấp một cụm thiết bị đầu cuối của thông tin vệ tinh với tần số cực cao gồm hệ thống chống nhiễu, đánh chặn tầng thấp, thám trắc tầng thấp. NMT hỗ trợ cho các phần mềm ứng dụng được bảo vệ trong chỉ huy điều hành và thông tin liên lạc.
Phạm vi phục vụ của NMT bao gồm: Mạng thông tin liên lạc quốc phòng, hệ thống chỉ huy, điều khiển toàn cầu, chuyển phát văn bản ghi chép, quy hoạch nhiệm vụ cho Tomahawk, hỗ trợ hình ảnh, truy cập điện thoại DSN/mạng kỹ thuật số phục vụ tổng hợp, liên kết hệ thống thông tin tình báo toàn cầu…Thiết bị đầu cuối đa tần hải quân sẽ có thể thao tác cùng với thiết bị đầu cuối của lục quân và không quân và mở rộng phục vụ liên lạc vệ tinh, bao gồm cả việc phục vụ do vệ tinh có tần số cực cao cung cấp.
Tàu sân bay Mỹ được trang bị vũ khí gì?
Bên trên cạnh hệ thống thiết bị điện tử hàng hải tiên tiến, các tàu sân bay Mỹ cũng vũ trang khá tốt, hầu hết đều tập trung vào khả năng phòng vệ.
- Hệ thống tác chiến điện tử: Hệ thống tác chiến điện tử là một biện pháp sát thương mềm, sử dụng hình thức đối kháng và nghi binh điện tử, gây nhiễu đối với hệ thống tìm bắt mục tiêu tiến công và hệ thống dẫn đường đoạn cuối, buộc vũ khí đối phương đi chệch mục tiêu dự định. Các tàu sân bay của Mỹ hiện được trang bị hệ thống đối kháng điện tử 3 lớp, đủ khả năng thực hiện phòng thủ cho tác chiến điện tử trên các phương vị. Ở tầm xa, chủ yếu dựa vào máy bay chiến đấu điện tử; tầm trung thì dựa vào hệ thống tác chiến điện tử tổng hợp AN/SLQ-32 V4 và hệ thống chi viện điện tử AN/WLC-1H; ở tầm gần chủ yếu dựa vào thiết bị gây nhiễu không nguồn.
- Hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx: Là một hệ thống tác chiến tự động, có khả năng sục sạo rađa tần số K, thăm dò, bám sát rađa hoặc thiết bị quang điện, điều khiển và sử dụng pháo bắn nhanh Gatling 20mm với tốc độ 4.500 phát khi bắn đạn lõi cứng Vonfram/phút. Là một bộ phận cấu thành trong tác chiến phòng vệ, phòng không và phòng thủ tầm gần, hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Phalanx dùng để đánh trả các tên lửa chống hạm và máy bay siêu thanh đã đột kích tuyến phòng thủ vòng ngoài của hạm đội.
- Hệ thống chống tên lửa tầm gần RIM-116 RAM: là hệ thống chống tên lửa trên tàu do Mỹ và Đức hợp tác sản xuất. Với sức mạnh hỏa lực dày đặc, hệ thống này có khả năng đánh chặn cùng một lúc nhiều mục tiêu. Cấu tạo của hệ thống gồm tên lửa Ram Type RIM-116A và thiết bị phóng MK49. Tên lửa Ram là một hệ thống có hỏa lực mạnh, giá thành thấp, được sử dụng trong điều kiện tác chiến gần bờ có đối kháng điện tử ác liệt để đánh chặn tên lửa chống hạm, sử dụng kỹ thuật định vị dẫn đường sóng vô tuyến thụ động/ hồng ngoại và đầu nổ gần /chạm nổ quang học có nguồn, ít dựa vào hệ thống dẫn đường trên tàu, sau khi phóng đi không cần thông tin trên tàu.
|
Hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx. Ảnh: US Navy |
Hệ thống vũ khí Phalanx- Thiết bị hỏi đáp nhận biết địch-ta AN/UPX-29: Bộ hỏi đáp AN/UPX-29 là hạt nhân của hệ thống nhận biết địch ta AIMS MKXII, áp dụng kỹ thuật hỏi - đáp để nhận biết hệ điều hành trong môi trường có nhiều mục tiêu. AN/UPX-29 sử dụng anten mảng pha riêng biệt, thực hiện hỏi - đáp tức thì đối với mục tiêu xuất hiện. Do sử dụng anten mảng pha nên AN/UPX-29 không cần dùng chung với hệ thống rađa chuyên dụng. Ngoài ra, AN/UPX-29 có thể chuyển dữ liệu mô phỏng thành dữ liệu số, xử lý và lưu trữ số lượng mục tiêu lên tới 400, có thể đưa ra câu hỏi ngay lập tức không đến 25/1000 microsecond, hiển thị đồng bộ mục tiêu nhận biết địch-ta trên 22 bộ hiển thị, đồng thời kết nối với hệ thống điều hành máy tính trên hạm tàu.
- Hệ thống chống ngư lôi trên tàu (SSTDS): SSTDS hoạt động tương đối độc lập, thực hiện tự chủ việc bắt bám, định vị và đối kháng thông qua xen xơ sôna trên hệ thống. Cấu tạo của hệ thống SSTDS gồm hệ thống chống lôi WSQ-11 và hệ thống nhử mồi bằng âm thanh một lần. WSQ-11 còn bao gồm hệ thống đối kháng ngư lôi kéo quét Undine SLQ-25A, bắt bám kiểu mảng kéo, hệ thống con phân loại và định vị, ngư lôi chống ngư lôi sát thương cứng. Hệ thống con phân loại và định vị gồm có 1 bộ sôna chủ/ thụ động kéo quét, trong đó có nguồn phóng công suất lớn và một máy giám thính, có thể phóng ngư lôi chống lôi theo phương thức tự động hoặc bán tự động, cũng có thể phóng ngư lôi chống lôi bằng tay. Những hệ thống này tạo cho tàu sân bay có khả năng phòng thủ ngư lôi dưới nước từ xa.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh tàu sân bay đắt đỏ nhất lịch sử nước Mỹ. (nguồn US Military News & Videos)