Các chuyên gia Ukraine đã học cách “lập trình lại từ xa" cho mô-đun điều khiển trên UAV tự sát Geran-2 của Nga, và điều khiển chúng “quay trở lại” lãnh thổ Nga và Belarus. Thông tin “rất đáng nghi ngờ” này đã được tờ báo Pháp Le Monde viết.Le Monde cho biết, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã thực hiện "giả mạo" tín hiệu vệ tinh, để đánh lừa UAV Geran-2 của Nga. Le Monde cũng lưu ý rằng, từ ngày 24 đến ngày 26/11, 43 UAV tự sát của Nga đã “quay đầu” về biên giới Nga và Belarus; đây là con số kỷ lục?Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý, những thao tác như vậy về mặt kỹ thuật là không thể thực hiện. Thực tế là hệ thống dẫn đường của UAV Geran-2 hoạt động ở chế độ tự động và không thể bị can thiệp bởi các tín hiệu từ bên ngoài. Ngoài ra, tọa độ mục tiêu được nạp vào bộ nhớ của UAV Geran-2 trước khi nó cất cánh, và nó bị xóa khỏi bộ nhớ của thiết bị, sau khi nguồn điện trên bị cắt (sau khi UAV bắn trúng mục tiêu), hoặc bị bắn rơi.Cùng với đó, hệ thống định vị UAV Geran-2 nhận được dấu thời gian của vệ tinh sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS, được so sánh với các chỉ số ban đầu; trong khi tín hiệu giả mạo do đối phương phát ra, có dấu thời gian khác. Vì vậy, để giả mạo tín hiệu từ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS), cần phải khởi động lại phần mềm của UAV và việc này không thể thực hiện được từ xa.Trên thực tế, UAV Geran-2 cũng không hoàn toàn theo đúng nghĩa là UAV, vì nó không có kênh điều khiển từ mặt đất. Thực chất, nó giống một tên lửa hành trình thì đúng hơn. Nó chỉ khác tên lửa hành trình ở chỗ, thay vì sử dụng động cơ tên lửa, UAV Geran-2 sử dụng động cơ cánh quạt, nên có tốc độ chậm hơn.Hệ thống dẫn đường của UAV Geran-2 hoạt động hoàn toàn độc lập; nó bao gồm một hệ thống dẫn đường quán tính (INS), có nhiệm vụ điều khiển máy lái của UAV; hệ thống thu tín hiệu vệ tinh (GPS) để điều chỉnh sai số của INS trên đường bay. Về hệ thống điều khiển và cơ chế hoạt động, nó không khác gì mô-đun UMPC trên bom lượn của Nga. Trước khi thực hiện đòn tấn công, các trắc thủ điều khiển nạp tọa độ mục tiêu vào INS của UAV và khởi động động cơ UAV; lúc này INS sẽ điều khiển máy lái, đưa UAV tới mục tiêu. Tuy nhiên sai số dẫn đường của INS rất lớn, theo kiểu “lãi mẹ đẻ lãi con”, nên để sửa sai việc dẫn đường của INS, tín hiệu định vị vệ tinh sẽ làm công việc này. Để gây nhiễu tên lửa hành trình, bom lượn có điều khiển hay UAV Geran-2, người ta sẽ gây nhiễu tín hiệu GPS của đối phương bằng cách dùng máy phát gây nhiễu công suất lớn, làm gián đoạn tín hiệu GPS từ vệ tinh tới các ăng-ten máy thu của UAV Geran-2 hoặc mô-đun UMPC trên bom lượn. (Ảnh hệ thống gây nhiễu tín hiệu GPS của Nga).Hoặc một phương pháp khác là làm giả tín hiệu GPS nhằm đánh lừa các máy thu, để tên lửa, bom hay UAV Geran-2 đánh không trúng mục tiêu theo tọa độ được cài đặt ban đầu. Tuy nhiên các thiết bị gây nhiễu này chỉ có vùng phủ sóng nhất định, nên chỉ bố trí để bảo vệ ở những mục tiêu nhất định. Ngoài ra, bom, tên lửa hay UAV Geran-2 dù không có tín hiệu vệ tinh, nhưng vẫn được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính. Cho dù mức chính xác không cao, nhưng có thể UAV vẫn bay vào khu vực mục tiêu; thậm chí nó có thể đánh vào chỗ khác, như khu dân cư, lại càng nguy hiểm hơn. Theo nguyên lý cấu tạo, việc điều khiển máy lái của bom, tên lửa hay UAV là do hệ thống INS và tín hiệu GPS chỉ là giúp sửa sai trên đường bay. Do vậy, việc Ukraine có thể cài lại tọa độ cho UAV để quay về Nga và Belarus chỉ là “hoang tin”, vì tọa độ cài vào UAV Geran-2 đều thực hiện trực tiếp từ mặt đất thông qua dây cáp. Tức là khi UAV phóng đi rồi, không thể thay đổi tọa độ mục tiêu được. Tờ The Guardian, có tham khảo các nguồn tin Ukraine, đưa tin, trong tuần qua, Quân đội Nga đã phóng 460 UAV Geran-2 vào lãnh thổ UAV. The Guardian cho biết, năng lực của các doanh nghiệp Nga tham gia sản xuất UAV Geran-2, có thể cung cấp cho chiến trường hơn 100 UAV loại này một ngày. Theo điều tra của The Guardian, chỉ trong tháng 10, Lực lượng vũ trang Nga đã phóng khoảng 2.023 UAV tự sát Geran-2 vào các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine; một con số kỷ lục, gây quá tải cho hệ thống phòng không của Ukraine. Tác giả của The Guardian nhấn mạnh rằng, hiện tại ở Kiev, họ thực sự quan ngại về kế hoạch của các kỹ sư Nga, trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) cho UAV Geran-2, để sử dụng chiến thuật bầy đàn UAV tấn công. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ đoạn video quay cảnh UAV của Nga bay theo nhóm 7 chiếc, bạn có thể kết luận rằng ý tưởng này đã được thực hiện. Một trong những biện pháp Ukraine đề xuất để đánh chặn UAV Geran-2 của Nga đã được cải tiến để tăng trọng lượng đầu đạn và sức công phá là phương Tây viện trợ thêm các hệ thống tên lửa phòng không, đặc biệt là hệ thống Patriot của Mỹ. Tuy nhiên, phương án này quá đắt và không khả thi.Hiện Nga sử dụng UAV Geran-2 tấn công Ukraine hằng đêm; ví dụ vào đêm 17/11, đã có 145 chiếc Geran-2 tấn công lãnh thổ Ukraine và lực lượng phòng không Ukraine bắn rơi 71 chiếc. Tuy nhiên, việc sử dụng tên lửa phòng không để bắn hạ UAV Geran-2 là sự đánh đổi tốn kém và cần phải tìm kiếm các phương án thay thế, The Guardian nhấn mạnh. (Nguồn ảnh: The Guardian, Le Monde, Ukrinform, TASS).
Các chuyên gia Ukraine đã học cách “lập trình lại từ xa" cho mô-đun điều khiển trên UAV tự sát Geran-2 của Nga, và điều khiển chúng “quay trở lại” lãnh thổ Nga và Belarus. Thông tin “rất đáng nghi ngờ” này đã được tờ báo Pháp Le Monde viết.
Le Monde cho biết, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã thực hiện "giả mạo" tín hiệu vệ tinh, để đánh lừa UAV Geran-2 của Nga. Le Monde cũng lưu ý rằng, từ ngày 24 đến ngày 26/11, 43 UAV tự sát của Nga đã “quay đầu” về biên giới Nga và Belarus; đây là con số kỷ lục?
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý, những thao tác như vậy về mặt kỹ thuật là không thể thực hiện. Thực tế là hệ thống dẫn đường của UAV Geran-2 hoạt động ở chế độ tự động và không thể bị can thiệp bởi các tín hiệu từ bên ngoài.
Ngoài ra, tọa độ mục tiêu được nạp vào bộ nhớ của UAV Geran-2 trước khi nó cất cánh, và nó bị xóa khỏi bộ nhớ của thiết bị, sau khi nguồn điện trên bị cắt (sau khi UAV bắn trúng mục tiêu), hoặc bị bắn rơi.
Cùng với đó, hệ thống định vị UAV Geran-2 nhận được dấu thời gian của vệ tinh sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS, được so sánh với các chỉ số ban đầu; trong khi tín hiệu giả mạo do đối phương phát ra, có dấu thời gian khác. Vì vậy, để giả mạo tín hiệu từ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS), cần phải khởi động lại phần mềm của UAV và việc này không thể thực hiện được từ xa.
Trên thực tế, UAV Geran-2 cũng không hoàn toàn theo đúng nghĩa là UAV, vì nó không có kênh điều khiển từ mặt đất. Thực chất, nó giống một tên lửa hành trình thì đúng hơn. Nó chỉ khác tên lửa hành trình ở chỗ, thay vì sử dụng động cơ tên lửa, UAV Geran-2 sử dụng động cơ cánh quạt, nên có tốc độ chậm hơn.
Hệ thống dẫn đường của UAV Geran-2 hoạt động hoàn toàn độc lập; nó bao gồm một hệ thống dẫn đường quán tính (INS), có nhiệm vụ điều khiển máy lái của UAV; hệ thống thu tín hiệu vệ tinh (GPS) để điều chỉnh sai số của INS trên đường bay. Về hệ thống điều khiển và cơ chế hoạt động, nó không khác gì mô-đun UMPC trên bom lượn của Nga.
Trước khi thực hiện đòn tấn công, các trắc thủ điều khiển nạp tọa độ mục tiêu vào INS của UAV và khởi động động cơ UAV; lúc này INS sẽ điều khiển máy lái, đưa UAV tới mục tiêu. Tuy nhiên sai số dẫn đường của INS rất lớn, theo kiểu “lãi mẹ đẻ lãi con”, nên để sửa sai việc dẫn đường của INS, tín hiệu định vị vệ tinh sẽ làm công việc này.
Để gây nhiễu tên lửa hành trình, bom lượn có điều khiển hay UAV Geran-2, người ta sẽ gây nhiễu tín hiệu GPS của đối phương bằng cách dùng máy phát gây nhiễu công suất lớn, làm gián đoạn tín hiệu GPS từ vệ tinh tới các ăng-ten máy thu của UAV Geran-2 hoặc mô-đun UMPC trên bom lượn. (Ảnh hệ thống gây nhiễu tín hiệu GPS của Nga).
Hoặc một phương pháp khác là làm giả tín hiệu GPS nhằm đánh lừa các máy thu, để tên lửa, bom hay UAV Geran-2 đánh không trúng mục tiêu theo tọa độ được cài đặt ban đầu. Tuy nhiên các thiết bị gây nhiễu này chỉ có vùng phủ sóng nhất định, nên chỉ bố trí để bảo vệ ở những mục tiêu nhất định.
Ngoài ra, bom, tên lửa hay UAV Geran-2 dù không có tín hiệu vệ tinh, nhưng vẫn được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính. Cho dù mức chính xác không cao, nhưng có thể UAV vẫn bay vào khu vực mục tiêu; thậm chí nó có thể đánh vào chỗ khác, như khu dân cư, lại càng nguy hiểm hơn.
Theo nguyên lý cấu tạo, việc điều khiển máy lái của bom, tên lửa hay UAV là do hệ thống INS và tín hiệu GPS chỉ là giúp sửa sai trên đường bay. Do vậy, việc Ukraine có thể cài lại tọa độ cho UAV để quay về Nga và Belarus chỉ là “hoang tin”, vì tọa độ cài vào UAV Geran-2 đều thực hiện trực tiếp từ mặt đất thông qua dây cáp. Tức là khi UAV phóng đi rồi, không thể thay đổi tọa độ mục tiêu được.
Tờ The Guardian, có tham khảo các nguồn tin Ukraine, đưa tin, trong tuần qua, Quân đội Nga đã phóng 460 UAV Geran-2 vào lãnh thổ UAV. The Guardian cho biết, năng lực của các doanh nghiệp Nga tham gia sản xuất UAV Geran-2, có thể cung cấp cho chiến trường hơn 100 UAV loại này một ngày.
Theo điều tra của The Guardian, chỉ trong tháng 10, Lực lượng vũ trang Nga đã phóng khoảng 2.023 UAV tự sát Geran-2 vào các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine; một con số kỷ lục, gây quá tải cho hệ thống phòng không của Ukraine.
Tác giả của The Guardian nhấn mạnh rằng, hiện tại ở Kiev, họ thực sự quan ngại về kế hoạch của các kỹ sư Nga, trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) cho UAV Geran-2, để sử dụng chiến thuật bầy đàn UAV tấn công. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ đoạn video quay cảnh UAV của Nga bay theo nhóm 7 chiếc, bạn có thể kết luận rằng ý tưởng này đã được thực hiện.
Một trong những biện pháp Ukraine đề xuất để đánh chặn UAV Geran-2 của Nga đã được cải tiến để tăng trọng lượng đầu đạn và sức công phá là phương Tây viện trợ thêm các hệ thống tên lửa phòng không, đặc biệt là hệ thống Patriot của Mỹ. Tuy nhiên, phương án này quá đắt và không khả thi.
Hiện Nga sử dụng UAV Geran-2 tấn công Ukraine hằng đêm; ví dụ vào đêm 17/11, đã có 145 chiếc Geran-2 tấn công lãnh thổ Ukraine và lực lượng phòng không Ukraine bắn rơi 71 chiếc. Tuy nhiên, việc sử dụng tên lửa phòng không để bắn hạ UAV Geran-2 là sự đánh đổi tốn kém và cần phải tìm kiếm các phương án thay thế, The Guardian nhấn mạnh. (Nguồn ảnh: The Guardian, Le Monde, Ukrinform, TASS).