Trước khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền, Quân đội Triều Tiên thường được biết tới sở hữu kho tên lửa đạn đạo tầm ngắn kiểu Scud đông đảo, trong khi số lượng tên lửa tầm trung-xa hạn chế và không đáng tin cậy. Tuy nhiên mọi việc đã thay đổi hoàn toàn kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un chính thức nắm quyền. Trong vòng 5 năm, Quân đội Triều Tiên gần như liên tục cho ra mắt hàng loạt thế hệ tên lửa gồm cả loại tầm trung và gần đây nhất là xuyên lục địa. Nguồn ảnh: ReutersHiện rất khó ước đạt Triều Tiên đang có trong tay bao nhiêu quả tên lửa đạn đạo các loại. Tuy vậy, có thể dự đoán rằng Triều Tiên có trong tay phải tới vài trăm qua tên lửa đạn đạo tầm ngắn kiểu Scud (mang tên Hwasong-5/6/7) với tầm bắn từ 300-800km. Phần còn lại là các tên lửa đạn đạo tầm trung – xa – xuyên lục địa nhưng số lượng mỗi loại chỉ chừng vài chục quả với một ít bệ phóng tự hành. Nguồn ảnh: ReutersMột trong những loại tên lửa tầm trung-xa-liên lục địa gây sự chú ý lớn của Triều Tiên hiện nay là Hwasong-10, hay còn được biết tới với cái tên Nodong-B, Musudan và BM-25. Nguồn ảnh: SinaHwasong-10 đã trải quan 9 lần bắn thử, nhưng theo các chuyên gia quốc tế thì chỉ có 2-3 lần thành công, lần phóng gần đây nhất diễn ra vào sáng ngày 11/2/2017 tại sân bay Panghyon. Tên lửa bay khoảng 500km thì rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Người ta ước tính, Hwasong-10 đạt tầm bắn khoảng 2.500-4.000km. Nguồn ảnh: SinaChỉ vừa mới ra mắt trong cuộc duyệt binh 14/4/2017, thế giới đã phải "chết sốc" khi Triều Tiên tiến hành đến 5 cuộc bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12 (hay còn gọi là KN-17) trong tháng 4-7/2017. Nguồn ảnh: SinaHwasong-12 ước tính có trọng lượng 28 tấn, trang bị động cơ nhiên liệu lỏng cho tầm bắn 3.700-6.000km, mang được đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: SinaGiai đoạn đầu cầm quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng khiến Mỹ-Hàn cùng các cường quốc phải "sốc" với việc thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm. Đây là thành công không thể tin nổi với nền khoa học quân sự Triều Tiên vốn kém về đóng tàu chiến. Đó là tên lửa đạn đạo Pukkuksong-1 hay còn được gọi là KN-11, được bắn thử thành công lần đầu ngày 24/8/2016. Nguồn ảnh: NK NewsTên lửa Pukkuksong-1 trang bị động cơ nhiên liệu rắn đạt tầm bắn 500km trong các lần bắn thử, nhưng tình báo Hàn Quốc tin rằng nó phải bay được 2.000-2.500km. Nguồn ảnh: CNNDư âm "cú sốc" Pukkuksong-1 vẫn còn thì ngày 11/2/2017, Quân đội Triều Tiên lại tiếp tục "táng thêm" một vụ phóng tên lửa tiếp theo - tên lửa đạn đạo tầm trung - xa Pukguksong-2 (hay còn gọi là KN-15) - phiên bản cải tiến phóng từ đất liền của Pukkuksong-1. Nguồn ảnh: WikipediaLoại tên lửa này có khả năng đạt tầm bắn 1.200-2.000km và đặc biệt là việc nó sử dụng động cơ nhiên liệu rắn đem lại khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Nguồn ảnh: CNNVà mới đây nhất, ngày 4/7/2017 - đúng ngày quốc khánh Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA), cả thế giới đã ngỡ ngàng khi Triều Tiên bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14. Nguồn ảnh: SinaTheo viện nghiên cứu IASC, tên lửa Hwasong-14 có thể đạt tầm phóng cực đại 10.000km cho phép tấn công vào Chicago hay Toronto, nhưng sẽ khó vương tới Washington. Tuy vậy, một số chuyên gia khác thì cho rằng Hwasong-14 chỉ có thể bắn xa 6.700km - đó cũng đã là tầm liên lục địa. Trong cuộc bắn, Hwasong-14 đã được phóng theo phương 90 độ, bay lên độ cao hơn 2.000km - đây là kiểu bắn để tên lửa sẽ không rơi vào vùng biển có chủ quyền khác. Nguồn ảnh: SinaNgoài các loại tên lửa đã phóng, trong cuộc duyệt binh hồi tháng 4/2017, Quân đội Triều Tiên lần lượt ra mắt một vài loại tên lửa đạn đạo khác và có thể được triển khai bắn thử trong thời gian tới. Trong ảnh là một kiểu tên lửa nhìn khá giống thế hệ đầu tiên Scud, tuy nhiên theo các chuyên gia đây có thể là tên lửa Hwasong-6 cải tiến với hệ thống dẫn đường thông minh pha cuối. Nguồn ảnh: CNNTrong cuộc duyệt binh tháng 4/2017, Triều Tiên cũng ra mắt hai mẫu tên lửa đạn đạo có thể thuộc lớp xuyên lục địa với kích cỡ rất lớn. Một loại có bệ phóng và xe phóng giống với tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga… Nguồn ảnh: CNN…và một loại giống với tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 31A. Nguồn ảnh: CNN
Trước khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền, Quân đội Triều Tiên thường được biết tới sở hữu kho tên lửa đạn đạo tầm ngắn kiểu Scud đông đảo, trong khi số lượng tên lửa tầm trung-xa hạn chế và không đáng tin cậy. Tuy nhiên mọi việc đã thay đổi hoàn toàn kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un chính thức nắm quyền. Trong vòng 5 năm, Quân đội Triều Tiên gần như liên tục cho ra mắt hàng loạt thế hệ tên lửa gồm cả loại tầm trung và gần đây nhất là xuyên lục địa. Nguồn ảnh: Reuters
Hiện rất khó ước đạt Triều Tiên đang có trong tay bao nhiêu quả tên lửa đạn đạo các loại. Tuy vậy, có thể dự đoán rằng Triều Tiên có trong tay phải tới vài trăm qua tên lửa đạn đạo tầm ngắn kiểu Scud (mang tên Hwasong-5/6/7) với tầm bắn từ 300-800km. Phần còn lại là các tên lửa đạn đạo tầm trung – xa – xuyên lục địa nhưng số lượng mỗi loại chỉ chừng vài chục quả với một ít bệ phóng tự hành. Nguồn ảnh: Reuters
Một trong những loại tên lửa tầm trung-xa-liên lục địa gây sự chú ý lớn của Triều Tiên hiện nay là Hwasong-10, hay còn được biết tới với cái tên Nodong-B, Musudan và BM-25. Nguồn ảnh: Sina
Hwasong-10 đã trải quan 9 lần bắn thử, nhưng theo các chuyên gia quốc tế thì chỉ có 2-3 lần thành công, lần phóng gần đây nhất diễn ra vào sáng ngày 11/2/2017 tại sân bay Panghyon. Tên lửa bay khoảng 500km thì rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Người ta ước tính, Hwasong-10 đạt tầm bắn khoảng 2.500-4.000km. Nguồn ảnh: Sina
Chỉ vừa mới ra mắt trong cuộc duyệt binh 14/4/2017, thế giới đã phải "chết sốc" khi Triều Tiên tiến hành đến 5 cuộc bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12 (hay còn gọi là KN-17) trong tháng 4-7/2017. Nguồn ảnh: Sina
Hwasong-12 ước tính có trọng lượng 28 tấn, trang bị động cơ nhiên liệu lỏng cho tầm bắn 3.700-6.000km, mang được đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina
Giai đoạn đầu cầm quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng khiến Mỹ-Hàn cùng các cường quốc phải "sốc" với việc thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm. Đây là thành công không thể tin nổi với nền khoa học quân sự Triều Tiên vốn kém về đóng tàu chiến. Đó là tên lửa đạn đạo Pukkuksong-1 hay còn được gọi là KN-11, được bắn thử thành công lần đầu ngày 24/8/2016. Nguồn ảnh: NK News
Tên lửa Pukkuksong-1 trang bị động cơ nhiên liệu rắn đạt tầm bắn 500km trong các lần bắn thử, nhưng tình báo Hàn Quốc tin rằng nó phải bay được 2.000-2.500km. Nguồn ảnh: CNN
Dư âm "cú sốc" Pukkuksong-1 vẫn còn thì ngày 11/2/2017, Quân đội Triều Tiên lại tiếp tục "táng thêm" một vụ phóng tên lửa tiếp theo - tên lửa đạn đạo tầm trung - xa Pukguksong-2 (hay còn gọi là KN-15) - phiên bản cải tiến phóng từ đất liền của Pukkuksong-1. Nguồn ảnh: Wikipedia
Loại tên lửa này có khả năng đạt tầm bắn 1.200-2.000km và đặc biệt là việc nó sử dụng động cơ nhiên liệu rắn đem lại khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Nguồn ảnh: CNN
Và mới đây nhất, ngày 4/7/2017 - đúng ngày quốc khánh Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA), cả thế giới đã ngỡ ngàng khi Triều Tiên bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14. Nguồn ảnh: Sina
Theo viện nghiên cứu IASC, tên lửa Hwasong-14 có thể đạt tầm phóng cực đại 10.000km cho phép tấn công vào Chicago hay Toronto, nhưng sẽ khó vương tới Washington. Tuy vậy, một số chuyên gia khác thì cho rằng Hwasong-14 chỉ có thể bắn xa 6.700km - đó cũng đã là tầm liên lục địa. Trong cuộc bắn, Hwasong-14 đã được phóng theo phương 90 độ, bay lên độ cao hơn 2.000km - đây là kiểu bắn để tên lửa sẽ không rơi vào vùng biển có chủ quyền khác. Nguồn ảnh: Sina
Ngoài các loại tên lửa đã phóng, trong cuộc duyệt binh hồi tháng 4/2017, Quân đội Triều Tiên lần lượt ra mắt một vài loại tên lửa đạn đạo khác và có thể được triển khai bắn thử trong thời gian tới. Trong ảnh là một kiểu tên lửa nhìn khá giống thế hệ đầu tiên Scud, tuy nhiên theo các chuyên gia đây có thể là tên lửa Hwasong-6 cải tiến với hệ thống dẫn đường thông minh pha cuối. Nguồn ảnh: CNN
Trong cuộc duyệt binh tháng 4/2017, Triều Tiên cũng ra mắt hai mẫu tên lửa đạn đạo có thể thuộc lớp xuyên lục địa với kích cỡ rất lớn. Một loại có bệ phóng và xe phóng giống với tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga… Nguồn ảnh: CNN
…và một loại giống với tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 31A. Nguồn ảnh: CNN