IMDS-2019 được xem là một trong những triển lãm hải quân lớn ở châu Âu, nơi ngành công nghiệp hàng hải cũng như quốc phòng Nga phô diễn các loại vũ khí mới nhất của mình. Bên cạnh các mẫu tàu chiến mới nhất, các công ty quốc phòng Nga còn mang đến IMDS-2019 loại vũ khí giành riêng cho lực lượng hải quân. Nguồn ảnh: spacebattlesTheo đó tại St. Petersburg, Công ty cổ phần chế tạo máy Kaluga "Typhoon" lần đầu tiên mang đến triển lãm hải quân IMDS một tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển hoàn toàn mới có định danh là “Rubezh-ME”, và theo đại diện của công ty Kaluga đây là ứng viên thay thế cho tổ tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh do Liên Xô phát triển trước đây. Trong ảnh là tổ hợp 4K51 Rubezh của Hải quân Việt Nam trong diễn tập bắn đạn thật gần đây. Nguồn ảnh: spacebattles.Được biết hiện tại 4K51 Rubezh là một trong ba tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam, bên cạnh các tổ hợp K-300P Bastion-P và 4K44B Redut. Tuy nhiên so với các hai tổ hợp vừa nêu 4K51 Rubezh có phần lỗi thời hơn và chỉ được trang bị tên lửa chống hạm P-15. Nguồn ảnh: bmpd.Theo đó tổ hợp tên lửa mới của Kaluga sử dụng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E, và được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng KamAZ 6560 bánh lốp (8x8). So với các tổ hợp tên lửa Bal-E cũng do Kaluga phát triển thì Rubezh-ME có kích thước nhỏ gọn và có khả năng cơ động hơn rất nhiều. Hình ảnh Rubezh-ME được giới thiệu tại IMDS năm nay. Nguồn ảnh: bmpd.Ngoài việc sử dụng tên lửa Kh-35, công ty Kaluga còn được tích hợp luôn radar điều khiển hỏa lực (TELAR) đi kèm đó là một tổ hợp radar trinh sát bờ biển Monolith-B. Phương án này giúp mỗi xe phóng của Rubezh-ME như một tổ hợp thu nhỏ, có khả năng độc lập tác chiến rất cao, dễ dàng phân tán lực lượng rồi tập trung hỏa lực lại một vị trí mà không sợ bị đối phương đánh trả. Nguồn ảnh: bmpd.Theo TTXVN, Hải quân Nhân dân Việt Nam cũng cử đoàn công tác tham dự triển lãm hải quân quốc tế IMDS năm nay, đoàn công tác của Quân chủng Hải quân bên cạnh các cuộc gặp song phương với đối tác quốc phòng Nga, còn được phía bạn giới thiệu một loạt các loại vũ khí mới giành cho lực lượng hải quân trong đó có cả Rubezh-ME. Nguồn ảnh: bmpd.Mặc dù có tên gọi là Rubezh-ME, thế nhưng đây không phải là biến thể nâng cấp của tổ hợp 4K51 Rubezh và chúng có thiết kế hoàn toàn khác biệt. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định Rubezh-ME trông giống một biến thể thu nhỏ của Bal-E với các tính năng kỹ chiến thuật gần như tương đồng. Nguồn ảnh: bmpd.Viết thiết kế hiện đại của Rubezh-ME đây hoàn toàn là ứng viên xứng đáng thay thế cho các tổ hợp 4K51 Rubezh của Hải quân Việt Nam hiện tại, bởi Rubezh “mới” được trang bị tên lửa mạnh hơn hẳn so với 4K51 vì tầm bắn của P-15M chỉ vào khoảng 80km trong khi đó Uran-E có tầm bắn trung bình đa hơn 120km bên cạnh đó nó còn được trang bị cụm phóng 4 tên lửa. Nguồn ảnh: bmpd.Hiện tại Kh-35 Uran-E là một trong những tên lửa chống hạm xuất khẩu thành công nhất của công nghiệp quốc phòng Nga đang được hơn 10 quốc gia sử dụng trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam hiện tại chỉ trang bị Uran-E cho các tàu hộ vệ tên lửa Gepard và Molniya. Nguồn ảnh: bmpd.Về thiết kế tổng thể Rubezh-ME được thiết kế để kiểm soát các vùng biển và các khu vực eo biển; bảo vệ căn cứ hải quân, bảo vệ các mục tiêu khác và hạ tầng trên bờ; bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ các tàu chiến của đối phương trong phạm vi tấn công 120km. Nguồn ảnh: bmpd.Tên lửa Kh-35 Uran-E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng, có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động). Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg, Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước đến 5.000 tấn. Nguồn ảnh: bmpd.Mời độc giả xem video: Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E của Hải quân Nga khai hỏa. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)
IMDS-2019 được xem là một trong những triển lãm hải quân lớn ở châu Âu, nơi ngành công nghiệp hàng hải cũng như quốc phòng Nga phô diễn các loại vũ khí mới nhất của mình. Bên cạnh các mẫu tàu chiến mới nhất, các công ty quốc phòng Nga còn mang đến IMDS-2019 loại vũ khí giành riêng cho lực lượng hải quân. Nguồn ảnh: spacebattles
Theo đó tại St. Petersburg, Công ty cổ phần chế tạo máy Kaluga "Typhoon" lần đầu tiên mang đến triển lãm hải quân IMDS một tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển hoàn toàn mới có định danh là “Rubezh-ME”, và theo đại diện của công ty Kaluga đây là ứng viên thay thế cho tổ tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh do Liên Xô phát triển trước đây. Trong ảnh là tổ hợp 4K51 Rubezh của Hải quân Việt Nam trong diễn tập bắn đạn thật gần đây. Nguồn ảnh: spacebattles.
Được biết hiện tại 4K51 Rubezh là một trong ba tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam, bên cạnh các tổ hợp K-300P Bastion-P và 4K44B Redut. Tuy nhiên so với các hai tổ hợp vừa nêu 4K51 Rubezh có phần lỗi thời hơn và chỉ được trang bị tên lửa chống hạm P-15. Nguồn ảnh: bmpd.
Theo đó tổ hợp tên lửa mới của Kaluga sử dụng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E, và được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng KamAZ 6560 bánh lốp (8x8). So với các tổ hợp tên lửa Bal-E cũng do Kaluga phát triển thì Rubezh-ME có kích thước nhỏ gọn và có khả năng cơ động hơn rất nhiều. Hình ảnh Rubezh-ME được giới thiệu tại IMDS năm nay. Nguồn ảnh: bmpd.
Ngoài việc sử dụng tên lửa Kh-35, công ty Kaluga còn được tích hợp luôn radar điều khiển hỏa lực (TELAR) đi kèm đó là một tổ hợp radar trinh sát bờ biển Monolith-B. Phương án này giúp mỗi xe phóng của Rubezh-ME như một tổ hợp thu nhỏ, có khả năng độc lập tác chiến rất cao, dễ dàng phân tán lực lượng rồi tập trung hỏa lực lại một vị trí mà không sợ bị đối phương đánh trả. Nguồn ảnh: bmpd.
Theo TTXVN, Hải quân Nhân dân Việt Nam cũng cử đoàn công tác tham dự triển lãm hải quân quốc tế IMDS năm nay, đoàn công tác của Quân chủng Hải quân bên cạnh các cuộc gặp song phương với đối tác quốc phòng Nga, còn được phía bạn giới thiệu một loạt các loại vũ khí mới giành cho lực lượng hải quân trong đó có cả Rubezh-ME. Nguồn ảnh: bmpd.
Mặc dù có tên gọi là Rubezh-ME, thế nhưng đây không phải là biến thể nâng cấp của tổ hợp 4K51 Rubezh và chúng có thiết kế hoàn toàn khác biệt. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định Rubezh-ME trông giống một biến thể thu nhỏ của Bal-E với các tính năng kỹ chiến thuật gần như tương đồng. Nguồn ảnh: bmpd.
Viết thiết kế hiện đại của Rubezh-ME đây hoàn toàn là ứng viên xứng đáng thay thế cho các tổ hợp 4K51 Rubezh của Hải quân Việt Nam hiện tại, bởi Rubezh “mới” được trang bị tên lửa mạnh hơn hẳn so với 4K51 vì tầm bắn của P-15M chỉ vào khoảng 80km trong khi đó Uran-E có tầm bắn trung bình đa hơn 120km bên cạnh đó nó còn được trang bị cụm phóng 4 tên lửa. Nguồn ảnh: bmpd.
Hiện tại Kh-35 Uran-E là một trong những tên lửa chống hạm xuất khẩu thành công nhất của công nghiệp quốc phòng Nga đang được hơn 10 quốc gia sử dụng trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam hiện tại chỉ trang bị Uran-E cho các tàu hộ vệ tên lửa Gepard và Molniya. Nguồn ảnh: bmpd.
Về thiết kế tổng thể Rubezh-ME được thiết kế để kiểm soát các vùng biển và các khu vực eo biển; bảo vệ căn cứ hải quân, bảo vệ các mục tiêu khác và hạ tầng trên bờ; bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ các tàu chiến của đối phương trong phạm vi tấn công 120km. Nguồn ảnh: bmpd.
Tên lửa Kh-35 Uran-E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng, có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động). Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg, Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước đến 5.000 tấn. Nguồn ảnh: bmpd.
Mời độc giả xem video: Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E của Hải quân Nga khai hỏa. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)