Bên thềm Triển lãm Hải quân quốc tế IDMS-2019 đang diễn ra tại Saint Petersburg, phái đoàn quân sự cấp cao của Việt Nam đã có cuộc làm việc với Tập đoàn xuất nhập khẩu nhà nước Rosoboronexport của Nga, cũng như được phía bạn giới thiệu một số mẫu vũ khí hải quân mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất có thể kể tới Khinh hạm mang tên lửa Đề án 22356 - biến thể xuất khẩu của Đề án 22350. Nguồn ảnh: TTXVN.Theo đó tại Triển lãm IDMS-2019, Rosoboronexport đã chính thức chào bán lớp tàu khinh hạm Đề án 22356 cho các khách hàng và đối tác tiềm năng. Bản thân Đề án 22356 còn được biết đến nhiều như biến thể xuất khẩu của Đề án 22350 hay còn được gọi là Đô đốc Gorshokov. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.Với yêu cầu nhiệm vụ hiện tại, Hải quân Nhân dân Việt Nam đang tích cực tìm kiếm một lớp chiến hạm mới có năng lực tác chiến cao hơn 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên đã đi vào phục vụ trong biên chế. Nhiều tờ báo Nga cũng từng đưa tin chúng ta đang có ý định mua cặp tàu Gepard thứ 3 thế nhưng thông tin này vẫn chưa phía Nga lẫn Việt Nam xác nhận. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.Dẫn nguồn tin tại IDMS-2019, truyền thông Nga cho biết chúng ta đang giành sự quan tâm đặc biệt cho hai lớp tàu chiến thế hệ mới của Nga là Đề án 11356 và Đề án 22356. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.Khinh hạm Đề án 22356 được thiết kế với nhiệm vụ tiêu diệt mọi mục tiêu đường không, trên và trong mặt biển của đối phương, đi kèm năng lực tấn công mặt đất rất mạnh thông qua dàn tên lửa hùng hậu. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.Tàu có chiều dài 135 m; chiều rộng 16,4 m; mớn nước 4,53 m; lượng giãn nước đầy tải 4.550 tấn; tốc độ tối đa 29,5 hải lý/h; tầm hoạt động 4.500 hải lý; thời gian bám biển liên tục 30 ngày. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.Nga thiết kế sẵn một số cấu hình cơ bản cho khách hàng lựa chọn, khi hệ thống điện tử có thể bao gồm radar trinh sát đường không Fregat-M2EM hoặc Fregat-MAE-3, radar điều khiển hỏa lực là Mineral-ME, hệ thống quản lý tác chiến Sigma-E22356 hoặc Trebovanie-M, đi kèm hệ thống đối kháng điện tử TK-25E hoặc KT-308-05. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.Dàn vũ khí của tàu rất đáng chú ý, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình mang 16 tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont hoặc 16 tên lửa Kalibr-NKE, tuy nhiên phương án hai tỏ ra ưu việt hơn vì tổ hợp Kalibr-NKE triển khai được cả tên lửa chống ngầm và tên lửa hành trình đối đất qua bệ phóng đa năng UKSK. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.Hỏa lực phòng không cũng có sẵn hai phương án đó là mang theo tổ hợp tên lửa tầm trung Shtil-1 với 36 đạn đánh chặn 9M317ME tầm xa 50 km, hoặc hệ thống phòng không trên hạm Rif-M với 32 tên lửa 48N6E2 tầm xa 195 km, tạo ra ô phòng không cực kỳ tin cậy. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.Hai lớp khinh hạm Đề án 22356 và Đề án 11356 đều là những chiến hạm tốt nhất của ngành công nghiệp hàng hải Nga, nếu chúng ta chọn bất cứ lớp tàu nào cũng sẽ đưa năng lực tác chiến trên biển của Hải quân Việt Nam lên một tầm cao mới. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.Mời độc giả xem video: Sức mạnh dàn vũ khí trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Gorshkov của Nga. (nguồn RT)
Bên thềm Triển lãm Hải quân quốc tế IDMS-2019 đang diễn ra tại Saint Petersburg, phái đoàn quân sự cấp cao của Việt Nam đã có cuộc làm việc với Tập đoàn xuất nhập khẩu nhà nước Rosoboronexport của Nga, cũng như được phía bạn giới thiệu một số mẫu vũ khí hải quân mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất có thể kể tới Khinh hạm mang tên lửa Đề án 22356 - biến thể xuất khẩu của Đề án 22350. Nguồn ảnh: TTXVN.
Theo đó tại Triển lãm IDMS-2019, Rosoboronexport đã chính thức chào bán lớp tàu khinh hạm Đề án 22356 cho các khách hàng và đối tác tiềm năng. Bản thân Đề án 22356 còn được biết đến nhiều như biến thể xuất khẩu của Đề án 22350 hay còn được gọi là Đô đốc Gorshokov. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.
Với yêu cầu nhiệm vụ hiện tại, Hải quân Nhân dân Việt Nam đang tích cực tìm kiếm một lớp chiến hạm mới có năng lực tác chiến cao hơn 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên đã đi vào phục vụ trong biên chế. Nhiều tờ báo Nga cũng từng đưa tin chúng ta đang có ý định mua cặp tàu Gepard thứ 3 thế nhưng thông tin này vẫn chưa phía Nga lẫn Việt Nam xác nhận. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.
Dẫn nguồn tin tại IDMS-2019, truyền thông Nga cho biết chúng ta đang giành sự quan tâm đặc biệt cho hai lớp tàu chiến thế hệ mới của Nga là Đề án 11356 và Đề án 22356. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.
Khinh hạm Đề án 22356 được thiết kế với nhiệm vụ tiêu diệt mọi mục tiêu đường không, trên và trong mặt biển của đối phương, đi kèm năng lực tấn công mặt đất rất mạnh thông qua dàn tên lửa hùng hậu. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.
Tàu có chiều dài 135 m; chiều rộng 16,4 m; mớn nước 4,53 m; lượng giãn nước đầy tải 4.550 tấn; tốc độ tối đa 29,5 hải lý/h; tầm hoạt động 4.500 hải lý; thời gian bám biển liên tục 30 ngày. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.
Nga thiết kế sẵn một số cấu hình cơ bản cho khách hàng lựa chọn, khi hệ thống điện tử có thể bao gồm radar trinh sát đường không Fregat-M2EM hoặc Fregat-MAE-3, radar điều khiển hỏa lực là Mineral-ME, hệ thống quản lý tác chiến Sigma-E22356 hoặc Trebovanie-M, đi kèm hệ thống đối kháng điện tử TK-25E hoặc KT-308-05. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.
Dàn vũ khí của tàu rất đáng chú ý, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình mang 16 tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont hoặc 16 tên lửa Kalibr-NKE, tuy nhiên phương án hai tỏ ra ưu việt hơn vì tổ hợp Kalibr-NKE triển khai được cả tên lửa chống ngầm và tên lửa hành trình đối đất qua bệ phóng đa năng UKSK. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.
Hỏa lực phòng không cũng có sẵn hai phương án đó là mang theo tổ hợp tên lửa tầm trung Shtil-1 với 36 đạn đánh chặn 9M317ME tầm xa 50 km, hoặc hệ thống phòng không trên hạm Rif-M với 32 tên lửa 48N6E2 tầm xa 195 km, tạo ra ô phòng không cực kỳ tin cậy. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.
Hai lớp khinh hạm Đề án 22356 và Đề án 11356 đều là những chiến hạm tốt nhất của ngành công nghiệp hàng hải Nga, nếu chúng ta chọn bất cứ lớp tàu nào cũng sẽ đưa năng lực tác chiến trên biển của Hải quân Việt Nam lên một tầm cao mới. Nguồn ảnh: forums.airbase.ru.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh dàn vũ khí trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Gorshkov của Nga. (nguồn RT)