Truyền thông Trung Quốc vừa cho đăng tải những hình ảnh mới nhất về các tổ hợp tên lửa S-125 hiện đang được sử dụng trong biên chế Quâng chủng Phòng không - Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Viettimes.Tờ Sina của nước này bình luận, việc các tổ hợp tên lửa đời cũ hiện vẫn đang hoạt động và sử dụng tốt trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam chứng tỏ khả năng bảo dưỡng, vận hành và dự trữ rất tốt của Quân đội ta. Nguồn ảnh: Viettimes.So với tên lửa S-75, tên lửa phòng không S-125 có tầm bắn tối đa thấp hơn, tầm bắn hiệu quả ngắn hơn và bay chậm hơn nhưng bù lại, S-125 có hai giai đoạn phóng nêu có khả năng tiêu diệt mục tiêu với hiệu quả cao hơn, đặc biệt là các mục tiêu tốc độ cao bay ở cao độ thấp. Nguồn ảnh: Viettimes.Trong những dòng bình luận trên trang Sina của Trung Quốc, cư dân mạng nước này khẳng định khi mà những máy bay tiêm kích cổ lỗ như J-7 và J-8 vẫn còn được sử dụng thì S-125 hoàn toàn là một lựa chọn rẻ tiền và cực kỳ hiệu quả.Bên cạnh đó, cũng không ít độc giả nước ngoài khẳng định, Việt Nam đã có trong tay những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại như S-300 nhưng với những mục tiêu bay giá trị thấp như các máy bay đời cũ, việc dùng S-300 để tiêu diệt không khác gì "ngư đao sát kê" - thật sự rất lãng phí.Vậy nên việc duy trì sự hoạt động của những loại tên lửa đời cũ như S-125 hoàn toàn là một lựa chọn đúng đắn, ít nhất để giảm được chi phí vận hành, sử dụng ở thời điểm hiện tại.Về cơ bản, S-125 là một tổ hợp tên lửa phòng không nhỏ gọn nhưng "có võ", mỗi dàn phóng có thể gắn tối đa tới 4 quả trong khi với S-75 chỉ là một quả một dàn. Qua đó, S-125 có thể khai hoả liên tiếp nhiều phát nhắm cùng vào một mục tiêu, tăng hiệu quả đánh trúng mục tiêu lên tối đa.Đặc biệt, S-125 còn được cho là có khả năng tác chiến chống áp chế điện tử tốt hơn so với S-75.Hiện tại Việt Nam vẫn còn sử dụng khá phổ biến loại tên lửa này, tuy nhiên để phù hợp với các yêu cầu trong tác chiến hiện đại, tất cả các tổ hợp S-125 của chúng ta đã được nâng cấp lên phiên bản Pechora-2TM và Pechora-3M.Trong đó, gói nâng cấp S-125 lên phiên bản tên lửa Pechora-2TM được cho là "đáng đồng tiền nhất" do Belarus đưa ra, tăng khả năng bắt bám mục tiêu đồng thời giảm thời gian triển khai khí tài.Với Pechora-2TM, loại đạn được sử dụng là 5V27 cũng cho phép nâng tầm diệt mục tiêu lên khoảng cách tối đa 35 km và cao độ tối đa lên tới 25 km. Theo nhà sản xuất, xác suất tiêu diệt mục tiêu của loại đạn này với máy bay chiến thuật là tối đa 96%, tên lửa hành trình tối đa 80% và trực thăng tối đa 85%. Nguồn ảnh: Zingnews. Mời độc giả xem Video: Tên lửa S-125 Pechora-2TM khai hoả.
Truyền thông Trung Quốc vừa cho đăng tải những hình ảnh mới nhất về các tổ hợp tên lửa S-125 hiện đang được sử dụng trong biên chế Quâng chủng Phòng không - Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Viettimes.
Tờ Sina của nước này bình luận, việc các tổ hợp tên lửa đời cũ hiện vẫn đang hoạt động và sử dụng tốt trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam chứng tỏ khả năng bảo dưỡng, vận hành và dự trữ rất tốt của Quân đội ta. Nguồn ảnh: Viettimes.
So với tên lửa S-75, tên lửa phòng không S-125 có tầm bắn tối đa thấp hơn, tầm bắn hiệu quả ngắn hơn và bay chậm hơn nhưng bù lại, S-125 có hai giai đoạn phóng nêu có khả năng tiêu diệt mục tiêu với hiệu quả cao hơn, đặc biệt là các mục tiêu tốc độ cao bay ở cao độ thấp. Nguồn ảnh: Viettimes.
Trong những dòng bình luận trên trang Sina của Trung Quốc, cư dân mạng nước này khẳng định khi mà những máy bay tiêm kích cổ lỗ như J-7 và J-8 vẫn còn được sử dụng thì S-125 hoàn toàn là một lựa chọn rẻ tiền và cực kỳ hiệu quả.
Bên cạnh đó, cũng không ít độc giả nước ngoài khẳng định, Việt Nam đã có trong tay những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại như S-300 nhưng với những mục tiêu bay giá trị thấp như các máy bay đời cũ, việc dùng S-300 để tiêu diệt không khác gì "ngư đao sát kê" - thật sự rất lãng phí.
Vậy nên việc duy trì sự hoạt động của những loại tên lửa đời cũ như S-125 hoàn toàn là một lựa chọn đúng đắn, ít nhất để giảm được chi phí vận hành, sử dụng ở thời điểm hiện tại.
Về cơ bản, S-125 là một tổ hợp tên lửa phòng không nhỏ gọn nhưng "có võ", mỗi dàn phóng có thể gắn tối đa tới 4 quả trong khi với S-75 chỉ là một quả một dàn. Qua đó, S-125 có thể khai hoả liên tiếp nhiều phát nhắm cùng vào một mục tiêu, tăng hiệu quả đánh trúng mục tiêu lên tối đa.
Đặc biệt, S-125 còn được cho là có khả năng tác chiến chống áp chế điện tử tốt hơn so với S-75.
Hiện tại Việt Nam vẫn còn sử dụng khá phổ biến loại tên lửa này, tuy nhiên để phù hợp với các yêu cầu trong tác chiến hiện đại, tất cả các tổ hợp S-125 của chúng ta đã được nâng cấp lên phiên bản Pechora-2TM và Pechora-3M.
Trong đó, gói nâng cấp S-125 lên phiên bản tên lửa Pechora-2TM được cho là "đáng đồng tiền nhất" do Belarus đưa ra, tăng khả năng bắt bám mục tiêu đồng thời giảm thời gian triển khai khí tài.
Với Pechora-2TM, loại đạn được sử dụng là 5V27 cũng cho phép nâng tầm diệt mục tiêu lên khoảng cách tối đa 35 km và cao độ tối đa lên tới 25 km. Theo nhà sản xuất, xác suất tiêu diệt mục tiêu của loại đạn này với máy bay chiến thuật là tối đa 96%, tên lửa hành trình tối đa 80% và trực thăng tối đa 85%. Nguồn ảnh: Zingnews.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa S-125 Pechora-2TM khai hoả.