Cuộc bao vây thành phố Sieverodonetsk đang diễn ra ác liệt. Theo thống đốc vùng Luhansk của Ukraine, ông Gaidai cho biết, Quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát 70% thành phố và Quân đội Ukraine đang rút khỏi trung tâm thành phố.Nhiều video cho thấy, quân Vệ binh Chechnya đi lại trong trung tâm thành phố Sieverodonetsk cũng chứng minh điều đó. Các phương tiện truyền thông Nga cho biết, Quân đội Nga đã kiểm soát 80% thành phố. Tại sao Quân đội Nga tiến bộ nhanh như vậy?Ngoài việc áp dụng chiến thuật “pháo kích thịt băm”, tức là tập trung lực lượng vượt trội, để đánh các trận đại phòng ngự nhỏ lẻ; nhưng quan trọng hơn, pháo binh của Quân đội Nga đã đóng một vai trò hết sức quan trọng.Các bức ảnh vệ tinh do công ty công nghệ Maxar của Mỹ công bố cho thấy, các miệng hố đạn pháo của Nga và Ukraine ở khu vực Donbass đầy hố sâu, đến mức một số phóng viên Mỹ ví nó như “bề mặt của mặt trăng”.Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã bước vào “hiệp hai”, chiến trường chủ yếu là khu vực Donbass, với việc quân Nga bao vây các tập đoàn cứ điểm phòng ngự của Ukraine; hỏa lực chính là pháo binh, ai có nhiều pháo hơn sẽ có lợi thế. Ở thời điểm này, Nga đang hoàn toàn áp đảo Ukraine.Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Quân đội Nga có tổng cộng gần 6.000 pháo cỡ lớn và pháo phản lực phóng loạt đang hoạt động. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, khoảng 4.700 khẩu pháo các loại đã được đưa vào chiến trường Ukraine.Theo báo cáo "Cán cân quân sự thế giới", do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh công bố, các loại pháo Nga đang hoạt động chủ yếu là các mẫu có từ thời Liên Xô, và một phần đáng kể trong số chúng đã được hiện đại hóa và cải tiến.Trong trận chiến pháo binh ở vùng Donbass, Quân đội Nga có các loại lựu pháo tự hành 2S1 "Carnation" cỡ nòng 122mm, 2S3 "Acacia" cỡ nòng 152mm và lựu pháo tự hành 2S7M "Peony" cỡ nòng 203mm; đều được phát triển trong những năm 1960 và 1970. Ngoài ra các loại pháo xe kéo của Nga, cũng đóng một vai trò quan trọng.Do lực lượng pháo binh Ukraine ở khu vực Donbas rõ ràng là thua kém về tầm bắn và số lượng, nên số pháo của Quân đội Nga được trang bị, đã thu được rất nhiều thành quả; dù có điểm yếu là tần suất bắn và tốc độ phản pháo chậm.So với lực lượng pháo binh Nga, Ukraine chỉ có 1.800 khẩu pháo trong những ngày đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, các mẫu chủ lực về cơ bản giống với pháo của Quân đội Nga, bao gồm 2S1, 2S3, 2S5, 2S7 và một lượng nhỏ pháo tự hành 2S19, cũng như pháo kéo 152 mm D-20, 2A36, 2A65 và 122 mm D-30.Tuy nhiên, trong điều kiện chiến trường ác liệt, các đơn vị pháo binh Ukraine đã bị tiêu hao rất nhiều trong cuộc đối đầu khốc liệt. Hiện lực lượng pháo binh chủ lực của Ukraine chỉ là những loại pháo kiểu cũ. Theo tờ "Business Insider" của Mỹ, hầu hết các loại pháo của Ukraine đều có tuổi đời ít nhất 3 thập kỷ và có tầm bắn tương đối ngắn.Ngoài ra, do Ukraine bị Quân đội Nga phá hủy các nhà máy công nghiệp quốc phòng, nên Quân đội Ukraine mất khả năng sản xuất đạn pháo tại địa phương. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các loại đạn pháo sản xuất thời Liên Xô, mà Quân đội Ukraine đang sử dụng, đã dần cạn kiệt mà không có nguồn bổ sung.Trước khi xung đột nổ ra, tuyền thông Mỹ đã cho rằng, nếu cuộc chiến kéo dài, Quân đội Ukraine sẽ sớm hết đạn pháo. Kho dự trữ đạn pháo của Ukraine gần như cạn kiệt, và các nước Đông Âu khác cũng đang cố gắng vét kho để viện trợ, nhưng nguồn cung cấp rất hạn chế.Hiện hai loại đạn pháo chủ yếu là 152mm và 122mm kiểu Liên Xô, chỉ được sản xuất hàng loạt ở hai nước trên thế giới, một nước là Nga, hai là Trung Quốc; có nghĩa là trên thị trường quốc tế, Ukraine có tiền cũng không mua được đạn pháo 152mm.Mặc dù các nước phương Tây đã cung cấp cho Ukraine hơn 100 khẩu pháo 155mm và gần 200.000 viên đạn; nhưng tầm bắn của các loại pháo này bị hạn chế và tầm bắn của lựu pháo M777 khi sử dụng đạn không dẫn đường bằng laser chỉ là 30 km.Mặc dù tầm bắn của pháo lựu của Nga không bằng pháo phương Tây, nhưng pháo tự hành Nga vẫn có thể chế áp pháo M777 trong tầm bắn. Đó là chưa kể Nga cũng có nhiều loại pháo phản lực phóng loạt như BM-21, BM-27 và BM-30.Vừa qua, Quân đội Nga đã sử dụng hệ thống phóng tên lửa đa năng Tornado-S mới nhất, với tầm bắn 90 km trong các trận đánh ở Donbass. Điều này càng mở rộng sự so sánh về sức mạnh của pháo binh Ukraine và Nga.Trước lợi thế pháo binh uy lực của Quân đội Nga, Ukraine đã liên tục yêu cầu Mỹ cung cấp các loại bệ phóng tên lửa tầm xa, như bệ phóng tên lửa đa nòng M270 và M142 HIMARS. Nhưng Mỹ đã từ chối cung cấp cho Quân đội Ukraine, do lo sợ Kiev có thể dùng để tấn công các mục tiêu ở Nga, khiến tình hình trở nên mất kiểm soát.Nhưng theo những thông tin mới nhất, Mỹ đã đồng ý cung cấp cho Ukraine 4 hệ thống phóng, kèm tên lửa dẫn đường M142 HIMARS với tầm bắn không quá 80 km. Từ tầm bắn của tên lửa, có thể ước tính rằng tên lửa có thể là tên lửa loại M31.Hiện tại ngoài Mỹ, trong số các nước NATO còn có Romania được trang bị 18 hệ thống M142 HIMARS, còn Ba Lan đã mua 500 quả tên lửa, không chịu cung cấp cho Ukraine. Ngoài ra, Anh, Pháp, Đức, Phần Lan, Hy Lạp và Italy cũng được trang bị một số lượng nhất định bệ phóng tên lửa M270.Thông tin mới nhất cho biết, Anh đã đề nghị Mỹ cho phép nước này cung cấp các bệ phóng tên lửa tầm xa M270 cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Anh trước đó cho biết, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine không nên bị hạn chế, và không thành vấn đề nếu Kiev tấn công lãnh thổ Nga.
Cuộc bao vây thành phố Sieverodonetsk đang diễn ra ác liệt. Theo thống đốc vùng Luhansk của Ukraine, ông Gaidai cho biết, Quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát 70% thành phố và Quân đội Ukraine đang rút khỏi trung tâm thành phố.
Nhiều video cho thấy, quân Vệ binh Chechnya đi lại trong trung tâm thành phố Sieverodonetsk cũng chứng minh điều đó. Các phương tiện truyền thông Nga cho biết, Quân đội Nga đã kiểm soát 80% thành phố. Tại sao Quân đội Nga tiến bộ nhanh như vậy?
Ngoài việc áp dụng chiến thuật “pháo kích thịt băm”, tức là tập trung lực lượng vượt trội, để đánh các trận đại phòng ngự nhỏ lẻ; nhưng quan trọng hơn, pháo binh của Quân đội Nga đã đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Các bức ảnh vệ tinh do công ty công nghệ Maxar của Mỹ công bố cho thấy, các miệng hố đạn pháo của Nga và Ukraine ở khu vực Donbass đầy hố sâu, đến mức một số phóng viên Mỹ ví nó như “bề mặt của mặt trăng”.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã bước vào “hiệp hai”, chiến trường chủ yếu là khu vực Donbass, với việc quân Nga bao vây các tập đoàn cứ điểm phòng ngự của Ukraine; hỏa lực chính là pháo binh, ai có nhiều pháo hơn sẽ có lợi thế. Ở thời điểm này, Nga đang hoàn toàn áp đảo Ukraine.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Quân đội Nga có tổng cộng gần 6.000 pháo cỡ lớn và pháo phản lực phóng loạt đang hoạt động. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, khoảng 4.700 khẩu pháo các loại đã được đưa vào chiến trường Ukraine.
Theo báo cáo "Cán cân quân sự thế giới", do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh công bố, các loại pháo Nga đang hoạt động chủ yếu là các mẫu có từ thời Liên Xô, và một phần đáng kể trong số chúng đã được hiện đại hóa và cải tiến.
Trong trận chiến pháo binh ở vùng Donbass, Quân đội Nga có các loại lựu pháo tự hành 2S1 "Carnation" cỡ nòng 122mm, 2S3 "Acacia" cỡ nòng 152mm và lựu pháo tự hành 2S7M "Peony" cỡ nòng 203mm; đều được phát triển trong những năm 1960 và 1970. Ngoài ra các loại pháo xe kéo của Nga, cũng đóng một vai trò quan trọng.
Do lực lượng pháo binh Ukraine ở khu vực Donbas rõ ràng là thua kém về tầm bắn và số lượng, nên số pháo của Quân đội Nga được trang bị, đã thu được rất nhiều thành quả; dù có điểm yếu là tần suất bắn và tốc độ phản pháo chậm.
So với lực lượng pháo binh Nga, Ukraine chỉ có 1.800 khẩu pháo trong những ngày đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, các mẫu chủ lực về cơ bản giống với pháo của Quân đội Nga, bao gồm 2S1, 2S3, 2S5, 2S7 và một lượng nhỏ pháo tự hành 2S19, cũng như pháo kéo 152 mm D-20, 2A36, 2A65 và 122 mm D-30.
Tuy nhiên, trong điều kiện chiến trường ác liệt, các đơn vị pháo binh Ukraine đã bị tiêu hao rất nhiều trong cuộc đối đầu khốc liệt. Hiện lực lượng pháo binh chủ lực của Ukraine chỉ là những loại pháo kiểu cũ. Theo tờ "Business Insider" của Mỹ, hầu hết các loại pháo của Ukraine đều có tuổi đời ít nhất 3 thập kỷ và có tầm bắn tương đối ngắn.
Ngoài ra, do Ukraine bị Quân đội Nga phá hủy các nhà máy công nghiệp quốc phòng, nên Quân đội Ukraine mất khả năng sản xuất đạn pháo tại địa phương. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các loại đạn pháo sản xuất thời Liên Xô, mà Quân đội Ukraine đang sử dụng, đã dần cạn kiệt mà không có nguồn bổ sung.
Trước khi xung đột nổ ra, tuyền thông Mỹ đã cho rằng, nếu cuộc chiến kéo dài, Quân đội Ukraine sẽ sớm hết đạn pháo. Kho dự trữ đạn pháo của Ukraine gần như cạn kiệt, và các nước Đông Âu khác cũng đang cố gắng vét kho để viện trợ, nhưng nguồn cung cấp rất hạn chế.
Hiện hai loại đạn pháo chủ yếu là 152mm và 122mm kiểu Liên Xô, chỉ được sản xuất hàng loạt ở hai nước trên thế giới, một nước là Nga, hai là Trung Quốc; có nghĩa là trên thị trường quốc tế, Ukraine có tiền cũng không mua được đạn pháo 152mm.
Mặc dù các nước phương Tây đã cung cấp cho Ukraine hơn 100 khẩu pháo 155mm và gần 200.000 viên đạn; nhưng tầm bắn của các loại pháo này bị hạn chế và tầm bắn của lựu pháo M777 khi sử dụng đạn không dẫn đường bằng laser chỉ là 30 km.
Mặc dù tầm bắn của pháo lựu của Nga không bằng pháo phương Tây, nhưng pháo tự hành Nga vẫn có thể chế áp pháo M777 trong tầm bắn. Đó là chưa kể Nga cũng có nhiều loại pháo phản lực phóng loạt như BM-21, BM-27 và BM-30.
Vừa qua, Quân đội Nga đã sử dụng hệ thống phóng tên lửa đa năng Tornado-S mới nhất, với tầm bắn 90 km trong các trận đánh ở Donbass. Điều này càng mở rộng sự so sánh về sức mạnh của pháo binh Ukraine và Nga.
Trước lợi thế pháo binh uy lực của Quân đội Nga, Ukraine đã liên tục yêu cầu Mỹ cung cấp các loại bệ phóng tên lửa tầm xa, như bệ phóng tên lửa đa nòng M270 và M142 HIMARS. Nhưng Mỹ đã từ chối cung cấp cho Quân đội Ukraine, do lo sợ Kiev có thể dùng để tấn công các mục tiêu ở Nga, khiến tình hình trở nên mất kiểm soát.
Nhưng theo những thông tin mới nhất, Mỹ đã đồng ý cung cấp cho Ukraine 4 hệ thống phóng, kèm tên lửa dẫn đường M142 HIMARS với tầm bắn không quá 80 km. Từ tầm bắn của tên lửa, có thể ước tính rằng tên lửa có thể là tên lửa loại M31.
Hiện tại ngoài Mỹ, trong số các nước NATO còn có Romania được trang bị 18 hệ thống M142 HIMARS, còn Ba Lan đã mua 500 quả tên lửa, không chịu cung cấp cho Ukraine. Ngoài ra, Anh, Pháp, Đức, Phần Lan, Hy Lạp và Italy cũng được trang bị một số lượng nhất định bệ phóng tên lửa M270.
Thông tin mới nhất cho biết, Anh đã đề nghị Mỹ cho phép nước này cung cấp các bệ phóng tên lửa tầm xa M270 cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Anh trước đó cho biết, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine không nên bị hạn chế, và không thành vấn đề nếu Kiev tấn công lãnh thổ Nga.