Theo một thông tin được "Wall Street Journal" của Mỹ trích dẫn, quan sát cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, số lượng quốc gia quan tâm đến loại lựu pháo siêu nhẹ M777 của Mỹ đang “giảm dần”.
Tuy nhiên nhà sản xuất British Aerospace Systems, đang xem xét việc khởi động lại sản xuất loại pháo này, để cung cấp cho Quân đội Mỹ, bù đắp số pháo M777 đã viện trợ cho Ukraine.
Với việc tiếp tục cuộc xung đột Nga-Ukraine, các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu, đã dần nới lỏng hạn chế viện trợ vũ khí hạng nặng cho Kiev. Từ tháng 5 đến đầu tháng 6 năm nay, Ukraine đã liên tiếp nhận được hơn 100 pháo siêu nhẹ M777, do Mỹ, Canada và Australia cung cấp.
|
Ảnh: Một khẩu đội pháo M777 ở chiến trường Ukraine |
Trong cuộc đối đầu ở vùng Donbass, Nga và Ukraine đã sử dụng hơn 2.000 khẩu pháo các loại và pháo binh là hỏa lực chiến đấu chính của cả hai bên; tuy nhiên pháo binh Nga đã áp đảo hoàn toàn pháo binh Ukraine.
Mặc dù lựu pháo M777 đã hoạt động khá tốt ở chiến trường Afghanistan và Iraq kể từ khi nó được đưa vào biên chế chiến đấu; trên thực tế, M777 được coi là loại lựu pháo kéo xe "tiên tiến nhất" và nó cũng là trang bị chủ yếu của lực lượng đổ bộ đường không và lính thủy đánh bộ Mỹ.
Tuy nhiên trong một cuộc chiến tổng lực khốc liệt như ở chiến trường Ukraine, lựu pháo M777 vẫn chưa thể hiện được nhiều vài trò trong chiến đấu. Vậy tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy giữa M777 trong tay quân đội Mỹ và quân đội Ukraine?
|
Ảnh: Quân đội Mỹ sử dụng pháo M777 trong diễn tập. |
“Pháo siêu nhẹ”, có thể thấy ngay từ cái tên, đặc điểm lớn nhất của M777 là "nhẹ", đây là ưu điểm lớn nhất và được cho là duy nhất của loại pháo này.
M777 là lựu pháo kéo đầu tiên trên thế giới sử dụng một số lượng lớn vật liệu hợp kim nhôm và hợp kim titan; tổng trọng lượng của nó là 3,7 tấn, chỉ bằng một nửa trọng lượng của lựu pháo kéo thông thường và trọng lượng tối đa không vượt quá 4,22 tấn.
Pháo M777 có thể được cẩu bằng trực thăng CH-47 "Chinook", hoặc trực thăng UH-60 "Black Hawk" trong các tình huống khẩn cấp; máy bay vận tải quân sự C-130 "Hercules" có thể vận chuyển 2 khẩu trong mỗi chuyến xuất kích.
|
Ảnh: Trực thăng Chinook của Quân đội Mỹ di chuyển pháo M777. |
Nhưng cái gì cũng có tính chất hai mặt của nó; để đạt được trọng lượng nhẹ thì M777 cũng đã phải hy sinh rất nhiều ở các tính năng khác. Chiều dài nòng của M777 chỉ gấp 39 lần đường kính đạn 155 mm, hoàn toàn không thể so sánh với các loại pháo 155 mm truyền thống, với chiều dài nòng lần lượt là 52, 55 và thậm chí là 60 lần cỡ đạn.
Do trọng lượng siêu nhẹ của cả khẩu pháo, để cân bằng độ giật mạnh khi bắn, M777 được trang bị loa giảm giật đầu nòng kép, tuy nhiên loa giảm giật kiểu này, cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của viên đạn khi bắn và tầm bắn cũng không có lợi khi bắn một số loại đạn.
Để tránh bị lật do lực giật trong khi bắn, nòng pháo của M777 cũng được thiết kế thấp để giảm trọng tâm; tuy nhiên thiết kế này gây khó cho việc pháo thủ thao tác nạp đạn, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ bắn. Tốc độ bắn “tốc độ đều” của M777 là 2 phát/phút, và tốc độ “bắn gấp” là 4 phát/phút; như vậy, tốc độ bắn cũng kém hơn so với lựu pháo 155 chính thống.
|
Ảnh: Pháo M777 rất khó khăn khi nạp đạn vì chiều cao thấp. |
Đối với quân đội Mỹ, họ có nhu cầu triển khai nhanh chóng trên toàn cầu trong thời gian ngắn và không thiếu các phương tiện vận tải hàng không như trực thăng; vì vậy những gì họ yêu cầu ở M777, là "hoàn toàn nhẹ và tương đối mạnh".
Môi trường chiến đấu chính của loại pháo này là phía sau đối phương được phòng thủ yếu và M777 phối hợp cùng với số trực thăng vũ trang, hỗ trợ chi viện hỏa lực cho bộ binh chiến đấu; chứ không phải như ở mặt trận Donbass, số pháo này đảm nhiệm hỏa lực chiến đấu chính.
|
Ảnh: Một khẩu đội pháo M777 ở chiến trường Donbass của Ukraine. |
Do đó, theo tiêu chí của quân đội Mỹ, ưu điểm về độ "nhẹ" của M777 càng được khuếch đại và càng tránh được nhiều nhược điểm càng tốt.
Tuy nhiên, khi đến chiến trường Ukraine, Ukraine thiếu trực thăng di chuyển M777, cộng với đó là thời gian triển khai và thu hồi pháo lâu hơn các loại pháo tự hành, tốc độ bắn chậm; nên đã không phát huy được hết đặc tính linh hoạt của M777 để yểm trợ.
|
Ảnh: Trực thăng "Black Hawk" của Quân đội Mỹ di chuyển pháo M777. |
Pháo M777 của Quân đội Ukraine chỉ phát huy được ở những khu vực Quân đội Nga phòng thủ mỏng, để thực hiện các cuộc tập kích theo kiểu chiến thuật "bắn và chạy".
Còn những nơi Quân đội Nga phòng ngự tốt, pháo M777 có thể bị chế áp hoàn toàn bởi những hệ thống pháo hoàn hảo hơn của quân đội Nga.
Mặt khác, hầu hết pháo M777 do Mỹ viện trợ cho Ukraine đã bị tháo dỡ các thiết bị điện tử quan trọng như bộ phận điều khiển hỏa lực kỹ thuật số, bộ phận liên lạc kỹ thuật số và radar đo vận tốc đầu nòng và không có thiết bị liên lạc và trinh sát tiền tuyến hỗ trợ.
|
Ảnh: Pháo M777 bị phá hủy ở chiến trường Ukraine. |
Nếu không có những thành phần này, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến của M777 chỉ có điều chỉnh pháo tự động và nó không thể phát huy hết sức mạnh của nó. Xét cho cùng, Mỹ không muốn những thành phần điều khiển hỏa lực này của họ, bị rơi vào tay Nga.
Trong tay quân đội Mỹ, "pháo nhẹ cơ động cao" với khả năng hoạt động xuất sắc; nhưng có thể nói là đã hoàn toàn mất lợi thế khi trong tay Quân đội Ukraine.
Ngay mới tuần đầu pháo M777 được Quân đội Ukraine đưa vào chiến trường, quân đội Nga loại khỏi vòng chiến đấu một trận địa M777 bằng pháo tự hành 2S3 bằng phương pháp đột kích cơ động;
|
Ảnh: Pháo M777 bị phá hủy ở chiến trường Ukraine. |
Thời gian tiếp theo, lực lượng trinh sát bằng radar và UAV của Quân đội Nga, đã liên tục săn lùng và chế áp thành công nhiều trận địa pháo M777; thậm chí đã thu giữ nguyên vẹn nhiều khẩu đội pháo M777 của Ukraine bỏ lại trên chiến trường.
Như vậy có thể thấy, màn trình diễn hoàn toàn khác biệt của “siêu pháo” M777 trong tay Quân đội Mỹ và Ukraine; từ đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng của tác chiến có hệ thống trong các cuộc xung đột hiện đại.
|
Ảnh: Một khẩu pháo M777 bị Quân đội Nga thu giữ ở chiến trường Donbass. |