Theo những đánh giá của giới quan sát quân sự, gần đây có vẻ như quân đội Nga lại bắt đầu thay đổi chiến thuật. Dù là mục tiêu chiến đấu hay vũ khí tấn công, đều đang tiết lộ một tín hiệu quan trọng cho thế giới bên ngoài và là xu hướng mới trong diễn biến xung đột Nga-Ukraine. Một mặt, mục tiêu trọng tâm của quân đội Nga đã chuyển sang năng lượng điện và các cơ sở hạ tầng khác của Ukraine. Rõ ràng, mục đích của quân đội Nga là cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Ukraine trên tiền tuyến.Mặt khác, vũ khí tấn công của quân đội Nga cũng đang thay đổi. Hiện tại, vũ khí tấn công tầm xa của quân đội Nga vào sâu trong lãnh thổ Ukraine trong những ngày qua, chủ yếu dựa vào tên lửa chiến thuật tầm xa và UAV tự sát.Về vũ khí tấn công, các UAV tự sát Geran-2, được Quân đội Nga sử dụng nhiều nhất. Đây cũng được đánh giá là sự thay đổi tư duy quân sự, sau thời gian lãnh đạo Quân đội Nga gần như “nói không” với các loại UAV tấn công. Loại UAV tự sát Geran-2 là loại dùng một lần, nên có cấu tạo đơn giản, sử dụng nhiều linh kiện dân sự, vì vậy có giá thành rẻ, dễ chế tạo hàng loạt. Do đó trong chiến trường tương lai, những chiếc UAV này có thể được Nga triển khai với số lượng lớn, thay thế những tên lửa hành trình đắt tiền. Với tầm bay tương đối lớn, cộng với khả năng linh hoạt tuyệt vời và chúng có thể bay lượn trên không, trước khi tấn công mục tiêu; điều này sẽ mang lại nhiều tác động tâm lý cho quân và dân Ukraine. Đồng thời góp phần tiêu hao số tên lửa phòng không ít ỏi, quý giá của Ukraine.Theo truyền thông Ukraine, quân đội Ukraine đã liên tục bắn hạ hàng trăm UAV như vậy của Nga? Tuy nhiên các mảnh vỡ do vụ nổ bắn ra trên không, cũng sẽ gây ra thương vong nghiêm trọng cho các lực lượng mặt đất, thậm chí còn phá hủy được cả máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine. Về mục tiêu của các cuộc tấn công của Nga cũng có nhiều thay đổi, không chỉ săn lùng các mục tiêu như sở chỉ huy, trận địa phòng không, nơi tập trung binh lực và các kho nhiên liệu, chiến thuật mới của Quân đội Nga là còn phá hủy các nguồn điện của Ukraine. Cách đây vài ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, 30% nhà máy điện của Ukraine đã bị phá hủy; thậm chí các cơ sở năng lượng ở thủ đô Kiev cũng liên tục bị quân đội Nga tấn công, còi báo động phòng không lại vang lên khắp lãnh thổ Ukraine.Lần này Quân đội Nga đã áp dụng lý thuyết tấn công "mục tiêu 5 vòng" theo học thuyết được Mỹ xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh. Mục đích là nâng cao hiệu quả các cuộc tấn công chính xác bằng cách chọn mục tiêu, để tận dụng tối đa ưu thế của mỗi loại vũ khí.Dù Nga chưa học được tinh hoa của Mỹ, nhưng với chiến trường Ukraine cũng là đủ để Nga tính ưu việt của chiến thuật này; kết quả cho thấy hiệu quả cũng rất đáng kể. Vậy "mục tiêu 5 vòng" là gì? Nói một cách đơn giản, đó là thực hiện các đòn đánh chính xác từ trong ra ngoài, ở năm cấp độ.Vòng tròn đầu tiên là vòng ra lệnh và điều khiển. Mục tiêu của vòng này nhắm thẳng vào lãnh đạo trung ương và trung tâm chỉ huy, kiểm soát tình hình chung của chiến trường. Một khi cuộc tấn công thành công, quân đội đối phương sẽ ngay lập tức ngừng chiến đấu.Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2, quân đội Nga thực hiện “đánh úp” thủ đô Kiev; mục đích là để làm “tê liệt vòng 1” khi bắt đầu cuộc chiến. Tuy nhiên, với sự phản kháng mạnh mẽ của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga đã không đạt được mục tiêu này. Vòng thứ hai là vòng hạ tầng sản xuất quốc phòng. Đánh vào cơ sở hạ tầng sản xuất quốc phòng làm giảm tính bền vững các cuộc tấn công của đối phương. Điều này hoàn toàn không áp dụng cho Ukraine, lý do là Mỹ và các nước châu Âu đã gửi viện trợ vũ khí cho Ukraine. Nên cho dù Ukraine tê liệt sản xuất, họ vẫn đủ vũ khí để chiến đấu. Cuộc tập kích lần này của Nga là vòng thứ ba và thứ tư, vòng cơ sở hạ tầng dân sự. Trước đây, mục tiêu của Nga chỉ giới hạn ở các cơ sở quân sự; nhưng lần này thì khác, khi hầu hết các cơ sở dân sự đều bị tấn công. Mục đích của Quân đội Nga trong tấn công vòng thứ 3 và 4 là làm giảm hoàn toàn tốc độ hoạt động của Ukraine và có tác động đến các hành động tiếp theo của Ukraine.Vòng tấn công cuối cùng đó là tấn công đối phương trên toàn bộ chiến trường, nhưng hiệu quả không tốt bằng bốn vòng đầu tiên. Hiện 30% nhà máy điện của Ukraine đã bị phá hủy, cuộc sống cơ bản của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng; và điều này cũng gây trở ngại lớn cho các hoạt động của quân đội Ukraine.Việc thay đổi chiến thuật và cuộc "cách mạng máy bay không người lái" của lãnh đạo Quân đội Nga cũng chỉ ra rằng, trong các cuộc xung đột tương lai, máy bay không người lái có thể trở thành chìa khóa dẫn đến kết quả? Tổng kết lại, việc quân đội Nga sử dụng UAV quy mô lớn để tiến công và việc thay đổi các mục tiêu đã đóng một vai trò nhất định trong việc thay đổi cục diện cuộc chiến; nhưng Ukraine có NATO đứng đằng sau, cũng có nhiều UAV tiên tiến hơn, nên cuộc xung đột có xu hướng ngày càng leo thang.
Theo những đánh giá của giới quan sát quân sự, gần đây có vẻ như quân đội Nga lại bắt đầu thay đổi chiến thuật. Dù là mục tiêu chiến đấu hay vũ khí tấn công, đều đang tiết lộ một tín hiệu quan trọng cho thế giới bên ngoài và là xu hướng mới trong diễn biến xung đột Nga-Ukraine.
Một mặt, mục tiêu trọng tâm của quân đội Nga đã chuyển sang năng lượng điện và các cơ sở hạ tầng khác của Ukraine. Rõ ràng, mục đích của quân đội Nga là cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Ukraine trên tiền tuyến.
Mặt khác, vũ khí tấn công của quân đội Nga cũng đang thay đổi. Hiện tại, vũ khí tấn công tầm xa của quân đội Nga vào sâu trong lãnh thổ Ukraine trong những ngày qua, chủ yếu dựa vào tên lửa chiến thuật tầm xa và UAV tự sát.
Về vũ khí tấn công, các UAV tự sát Geran-2, được Quân đội Nga sử dụng nhiều nhất. Đây cũng được đánh giá là sự thay đổi tư duy quân sự, sau thời gian lãnh đạo Quân đội Nga gần như “nói không” với các loại UAV tấn công.
Loại UAV tự sát Geran-2 là loại dùng một lần, nên có cấu tạo đơn giản, sử dụng nhiều linh kiện dân sự, vì vậy có giá thành rẻ, dễ chế tạo hàng loạt. Do đó trong chiến trường tương lai, những chiếc UAV này có thể được Nga triển khai với số lượng lớn, thay thế những tên lửa hành trình đắt tiền.
Với tầm bay tương đối lớn, cộng với khả năng linh hoạt tuyệt vời và chúng có thể bay lượn trên không, trước khi tấn công mục tiêu; điều này sẽ mang lại nhiều tác động tâm lý cho quân và dân Ukraine. Đồng thời góp phần tiêu hao số tên lửa phòng không ít ỏi, quý giá của Ukraine.
Theo truyền thông Ukraine, quân đội Ukraine đã liên tục bắn hạ hàng trăm UAV như vậy của Nga? Tuy nhiên các mảnh vỡ do vụ nổ bắn ra trên không, cũng sẽ gây ra thương vong nghiêm trọng cho các lực lượng mặt đất, thậm chí còn phá hủy được cả máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine.
Về mục tiêu của các cuộc tấn công của Nga cũng có nhiều thay đổi, không chỉ săn lùng các mục tiêu như sở chỉ huy, trận địa phòng không, nơi tập trung binh lực và các kho nhiên liệu, chiến thuật mới của Quân đội Nga là còn phá hủy các nguồn điện của Ukraine.
Cách đây vài ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, 30% nhà máy điện của Ukraine đã bị phá hủy; thậm chí các cơ sở năng lượng ở thủ đô Kiev cũng liên tục bị quân đội Nga tấn công, còi báo động phòng không lại vang lên khắp lãnh thổ Ukraine.
Lần này Quân đội Nga đã áp dụng lý thuyết tấn công "mục tiêu 5 vòng" theo học thuyết được Mỹ xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh. Mục đích là nâng cao hiệu quả các cuộc tấn công chính xác bằng cách chọn mục tiêu, để tận dụng tối đa ưu thế của mỗi loại vũ khí.
Dù Nga chưa học được tinh hoa của Mỹ, nhưng với chiến trường Ukraine cũng là đủ để Nga tính ưu việt của chiến thuật này; kết quả cho thấy hiệu quả cũng rất đáng kể. Vậy "mục tiêu 5 vòng" là gì? Nói một cách đơn giản, đó là thực hiện các đòn đánh chính xác từ trong ra ngoài, ở năm cấp độ.
Vòng tròn đầu tiên là vòng ra lệnh và điều khiển. Mục tiêu của vòng này nhắm thẳng vào lãnh đạo trung ương và trung tâm chỉ huy, kiểm soát tình hình chung của chiến trường. Một khi cuộc tấn công thành công, quân đội đối phương sẽ ngay lập tức ngừng chiến đấu.
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2, quân đội Nga thực hiện “đánh úp” thủ đô Kiev; mục đích là để làm “tê liệt vòng 1” khi bắt đầu cuộc chiến. Tuy nhiên, với sự phản kháng mạnh mẽ của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga đã không đạt được mục tiêu này.
Vòng thứ hai là vòng hạ tầng sản xuất quốc phòng. Đánh vào cơ sở hạ tầng sản xuất quốc phòng làm giảm tính bền vững các cuộc tấn công của đối phương. Điều này hoàn toàn không áp dụng cho Ukraine, lý do là Mỹ và các nước châu Âu đã gửi viện trợ vũ khí cho Ukraine. Nên cho dù Ukraine tê liệt sản xuất, họ vẫn đủ vũ khí để chiến đấu.
Cuộc tập kích lần này của Nga là vòng thứ ba và thứ tư, vòng cơ sở hạ tầng dân sự. Trước đây, mục tiêu của Nga chỉ giới hạn ở các cơ sở quân sự; nhưng lần này thì khác, khi hầu hết các cơ sở dân sự đều bị tấn công.
Mục đích của Quân đội Nga trong tấn công vòng thứ 3 và 4 là làm giảm hoàn toàn tốc độ hoạt động của Ukraine và có tác động đến các hành động tiếp theo của Ukraine.
Vòng tấn công cuối cùng đó là tấn công đối phương trên toàn bộ chiến trường, nhưng hiệu quả không tốt bằng bốn vòng đầu tiên. Hiện 30% nhà máy điện của Ukraine đã bị phá hủy, cuộc sống cơ bản của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng; và điều này cũng gây trở ngại lớn cho các hoạt động của quân đội Ukraine.
Việc thay đổi chiến thuật và cuộc "cách mạng máy bay không người lái" của lãnh đạo Quân đội Nga cũng chỉ ra rằng, trong các cuộc xung đột tương lai, máy bay không người lái có thể trở thành chìa khóa dẫn đến kết quả?
Tổng kết lại, việc quân đội Nga sử dụng UAV quy mô lớn để tiến công và việc thay đổi các mục tiêu đã đóng một vai trò nhất định trong việc thay đổi cục diện cuộc chiến; nhưng Ukraine có NATO đứng đằng sau, cũng có nhiều UAV tiên tiến hơn, nên cuộc xung đột có xu hướng ngày càng leo thang.