Vào đầu tháng 5 vừa qua, Quân đội Ukraine bắt đầu trang bị lựu pháo xe kéo M777A2 155mm do Mỹ viện trợ; khi bắt đầu trang bị pháo M777, nhiều “quân sư” vui mừng, tin rằng Quân đội Ukraine đã có được một “vũ khí hủy diệt Nga” thực sự.Trong trận "phản công Kharkov" của Quân đội Ukraine hồi đầu tháng 5, một số "quân sư" thậm chí còn hô khẩu hiệu "Dùng vũ khí phản công tầm xa M777 mỗi ngày" và cho rằng, ngay sau khi đưa pháo M777 vào chiến đấu, Quân đội Nga sẽ bị “quét sạch”.Nhưng ngay trong trận “ra quân” chiến đấu hồi tháng 5, M777 đã bị Quân đội Nga phá hủy và công khai hình ảnh qua UAV quay được; nhưng nó không gây ra quá nhiều “sóng gió” cho đến ngày hôm qua, khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo phá hủy nhiều pháo của phương Tây viện trợ cho Ukraine.Theo bản tin của Bộ Quốc phòng Nga, đoạn video được công bố về việc phá hủy hơn 10 khẩu lựu pháo M777A2, bởi hỏa lực phản pháo của Nga. Ngoài những khẩu M777 đã bị phá hủy trước đó, trong vòng chưa đầy một tháng, khoảng 1/5 trong tổng số hơn 100 khẩu M777 mà Mỹ viện trợ, đã bị phá hủy.Vậy, điều gì đã xảy ra với lựu pháo M777, và tại sao lại bị Quân đội Nga phá hủy nhiều như vậy trong những ngày gần đây? Có rất nhiều lý do, như đã đề cập trước đây, lựu pháo M777 dù bắn hay đến đâu, cũng không thể che giấu được những điểm yếu của một khẩu pháo xe kéo hạng nhẹ.Vì là pháo xe kéo, nên tính năng của M777 không thể vượt quá logic sử dụng của loại pháo cổ điển này; đó là phải thao tác đúng quy trình. Đầu tiên là chiếm lĩnh trận địa bắn, đưa pháo về tư thế chiến đấu, thiết bị pháo, lấy hướng, lấy phần tử bắn, nạp đạn và bắn. Các thao tác của pháo thủ M777, phần lớn vẫn là thủ công.Chính vì vậy, tốc độ phản ứng của loại pháo xe kéo này đương nhiên không bằng pháo tự hành, dù mức độ tự động hóa và khả năng điều khiển hỏa lực của M777 cao đến đâu, thì thời gian thao tác không thể nhanh, do các thao tác chủ yếu vẫn là thủ công, chứ không phải tự động.Trong trường hợp Quân đội Nga sử dụng rộng rãi các loại pháo tự hành như 2S3 và 2S19 trên chiến trường, M777 đương nhiên thấp hơn các loại pháo Nga về tính năng. Ngoài ra, Mỹ còn tháo dỡ modul điều khiển hỏa lực của M777, do vậy tính năng cũng không hơn gì những loại pháo xe kéo hiện có của Ukraine.Đồng thời, tình hình chiến trường, mà Quân đội Ukraine phải đối mặt tại khu vực Sieverodonetsk, cũng gây ra khó khăn lớn cho pháo binh Ukraine; do chiều sâu mà Quân đội Ukraine kiểm soát chỉ hơn 20km, nhất là tại tuyến đường cao tốc T-1302, trên tuyến phía nam của khu vực Sieverodonetsk.Với tình hình chiến trường như vậy, việc bố trí trận địa bắn của pháo binh Ukraine chỉ nằm trong phạm vi hơn 20 km. Trong phạm vi 20 km này, Quân đội Nga đã triển khai một số lượng lớn UAV trinh sát 24/24, liên tục quan sát theo thời gian thực, có thể phát hiện ngay các trận địa pháo của Ukraine.Nghiêm trọng hơn, Quân đội Ukraine đã không dám đặt trận địa M777 quá xa phía sau, ví dụ như đặt nó trên bờ sông Bắc Donetsk, với mục đích càng xa khu vực chiến tuyến càng tốt; nhằm hạn chế khả năng phản pháo từ pháo binh quân Nga.Tuy nhiên bờ bắc của sông Bắc Donetsk hiện thuộc quyền kiểm soát của Quân đội Nga, nếu đặt lựu pháo ở bờ nam thì xa quân Nga ở mặt trận phía bắc, nhưng lại gần quân Nga hơn ở mặt trận phía nam. Nhưng mặt trận phía bắc mới là nơi diễn ra giao tranh chính.Vì vậy, những khẩu M777 bị pháo Nga phản kích tiêu diệt mới đây, thì trận địa của những khẩu pháo này, chỉ cách chiến tuyến chưa đầy 10 cây số. Do chiến tuyến quá gần, nên quân Nga cũng không cần dùng đến pháo tự hành 2S19 và 2S7M để chế áp trận địa pháo M777.Với cự ly gần, các đơn vị pháo binh Nga thậm chí có thể dùng pháo chống tăng MT-12 để chế áp các trận địa M777. Do là loại pháo chống tăng, nên MT-12 có đường đạn bay thấp, thậm chí radar trinh sát của pháo binh, cũng không thể dò ra được đường đạn; có thể nói là mang lại tính bất ngờ.Còn theo quan điểm của một số nhà phân tích quân sự độc lập, nhiều lãnh đạo quân đội Ukraine có tư tưởng sùng bái vũ khí NATO một cách thái quá; họ sa vào chủ thuyết “tôn sùng vũ khí”, mà quên đi câu binh pháp từ cổ xưa: "Chính con người, không phải vũ khí, mới là nhân tố quyết định kết quả của chiến tranh".Tất cả vũ khí phải khẳng định sức sống qua thực chiến, có thể pháo M777 phù hợp với các cuộc xung đột cường độ thấp, hay các cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ tiến hành. Nhưng trong một cuộc chiến tổng lực với cường độ cao, mà đối thủ là Nga, lựu pháo M777 (và nhiều vũ khí khác), đã bộc lộ những điểm yếu chết người. Còn theo thông tin mới nhất, do pháo M777 có lắp các hệ thống định vị vệ tinh GPS, để xác định nhanh tọa độ trận địa, lấy hướng bắn khi chiếm lĩnh và sử dụng một số đạn dẫn đường. Nhưng nó cũng làm lộ trận địa khi sử dụng thiết bị này. Việc các đơn vị pháo binh M777 của Ukraine sử dụng các hệ thống định vị vệ tinh GPS, nên quá trình phát hiện vị trí trận địa pháo M777 của phía Nga, chỉ mất không quá 10 phút. Tính đến khả năng cơ động khá thấp của pháo M777, điều này cho phép quân Nga nhanh chóng thực hiện các cuộc phản pháo vào các vị trí của pháo binh Ukraine.Theo các thông tin chính thức từ Mỹ và các nguồn thông tin mở, chỉ có khoảng 10 khẩu pháo M-777 được biên chế cho Quân đội Ukraine vẫn còn đang chiến đấu, trong khi khoảng ba chục khẩu pháo khác đang được sửa chữa và tạm thời không thể sử dụng. Tất cả số pháo M777 của Ukraine hiện đã tháo hệ thống định vị GPS, để giữ bí mật trước trinh sát của quân Nga.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Quân đội Ukraine bắt đầu trang bị lựu pháo xe kéo M777A2 155mm do Mỹ viện trợ; khi bắt đầu trang bị pháo M777, nhiều “quân sư” vui mừng, tin rằng Quân đội Ukraine đã có được một “vũ khí hủy diệt Nga” thực sự.
Trong trận "phản công Kharkov" của Quân đội Ukraine hồi đầu tháng 5, một số "quân sư" thậm chí còn hô khẩu hiệu "Dùng vũ khí phản công tầm xa M777 mỗi ngày" và cho rằng, ngay sau khi đưa pháo M777 vào chiến đấu, Quân đội Nga sẽ bị “quét sạch”.
Nhưng ngay trong trận “ra quân” chiến đấu hồi tháng 5, M777 đã bị Quân đội Nga phá hủy và công khai hình ảnh qua UAV quay được; nhưng nó không gây ra quá nhiều “sóng gió” cho đến ngày hôm qua, khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo phá hủy nhiều pháo của phương Tây viện trợ cho Ukraine.
Theo bản tin của Bộ Quốc phòng Nga, đoạn video được công bố về việc phá hủy hơn 10 khẩu lựu pháo M777A2, bởi hỏa lực phản pháo của Nga. Ngoài những khẩu M777 đã bị phá hủy trước đó, trong vòng chưa đầy một tháng, khoảng 1/5 trong tổng số hơn 100 khẩu M777 mà Mỹ viện trợ, đã bị phá hủy.
Vậy, điều gì đã xảy ra với lựu pháo M777, và tại sao lại bị Quân đội Nga phá hủy nhiều như vậy trong những ngày gần đây? Có rất nhiều lý do, như đã đề cập trước đây, lựu pháo M777 dù bắn hay đến đâu, cũng không thể che giấu được những điểm yếu của một khẩu pháo xe kéo hạng nhẹ.
Vì là pháo xe kéo, nên tính năng của M777 không thể vượt quá logic sử dụng của loại pháo cổ điển này; đó là phải thao tác đúng quy trình. Đầu tiên là chiếm lĩnh trận địa bắn, đưa pháo về tư thế chiến đấu, thiết bị pháo, lấy hướng, lấy phần tử bắn, nạp đạn và bắn. Các thao tác của pháo thủ M777, phần lớn vẫn là thủ công.
Chính vì vậy, tốc độ phản ứng của loại pháo xe kéo này đương nhiên không bằng pháo tự hành, dù mức độ tự động hóa và khả năng điều khiển hỏa lực của M777 cao đến đâu, thì thời gian thao tác không thể nhanh, do các thao tác chủ yếu vẫn là thủ công, chứ không phải tự động.
Trong trường hợp Quân đội Nga sử dụng rộng rãi các loại pháo tự hành như 2S3 và 2S19 trên chiến trường, M777 đương nhiên thấp hơn các loại pháo Nga về tính năng. Ngoài ra, Mỹ còn tháo dỡ modul điều khiển hỏa lực của M777, do vậy tính năng cũng không hơn gì những loại pháo xe kéo hiện có của Ukraine.
Đồng thời, tình hình chiến trường, mà Quân đội Ukraine phải đối mặt tại khu vực Sieverodonetsk, cũng gây ra khó khăn lớn cho pháo binh Ukraine; do chiều sâu mà Quân đội Ukraine kiểm soát chỉ hơn 20km, nhất là tại tuyến đường cao tốc T-1302, trên tuyến phía nam của khu vực Sieverodonetsk.
Với tình hình chiến trường như vậy, việc bố trí trận địa bắn của pháo binh Ukraine chỉ nằm trong phạm vi hơn 20 km. Trong phạm vi 20 km này, Quân đội Nga đã triển khai một số lượng lớn UAV trinh sát 24/24, liên tục quan sát theo thời gian thực, có thể phát hiện ngay các trận địa pháo của Ukraine.
Nghiêm trọng hơn, Quân đội Ukraine đã không dám đặt trận địa M777 quá xa phía sau, ví dụ như đặt nó trên bờ sông Bắc Donetsk, với mục đích càng xa khu vực chiến tuyến càng tốt; nhằm hạn chế khả năng phản pháo từ pháo binh quân Nga.
Tuy nhiên bờ bắc của sông Bắc Donetsk hiện thuộc quyền kiểm soát của Quân đội Nga, nếu đặt lựu pháo ở bờ nam thì xa quân Nga ở mặt trận phía bắc, nhưng lại gần quân Nga hơn ở mặt trận phía nam. Nhưng mặt trận phía bắc mới là nơi diễn ra giao tranh chính.
Vì vậy, những khẩu M777 bị pháo Nga phản kích tiêu diệt mới đây, thì trận địa của những khẩu pháo này, chỉ cách chiến tuyến chưa đầy 10 cây số. Do chiến tuyến quá gần, nên quân Nga cũng không cần dùng đến pháo tự hành 2S19 và 2S7M để chế áp trận địa pháo M777.
Với cự ly gần, các đơn vị pháo binh Nga thậm chí có thể dùng pháo chống tăng MT-12 để chế áp các trận địa M777. Do là loại pháo chống tăng, nên MT-12 có đường đạn bay thấp, thậm chí radar trinh sát của pháo binh, cũng không thể dò ra được đường đạn; có thể nói là mang lại tính bất ngờ.
Còn theo quan điểm của một số nhà phân tích quân sự độc lập, nhiều lãnh đạo quân đội Ukraine có tư tưởng sùng bái vũ khí NATO một cách thái quá; họ sa vào chủ thuyết “tôn sùng vũ khí”, mà quên đi câu binh pháp từ cổ xưa: "Chính con người, không phải vũ khí, mới là nhân tố quyết định kết quả của chiến tranh".
Tất cả vũ khí phải khẳng định sức sống qua thực chiến, có thể pháo M777 phù hợp với các cuộc xung đột cường độ thấp, hay các cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ tiến hành. Nhưng trong một cuộc chiến tổng lực với cường độ cao, mà đối thủ là Nga, lựu pháo M777 (và nhiều vũ khí khác), đã bộc lộ những điểm yếu chết người.
Còn theo thông tin mới nhất, do pháo M777 có lắp các hệ thống định vị vệ tinh GPS, để xác định nhanh tọa độ trận địa, lấy hướng bắn khi chiếm lĩnh và sử dụng một số đạn dẫn đường. Nhưng nó cũng làm lộ trận địa khi sử dụng thiết bị này.
Việc các đơn vị pháo binh M777 của Ukraine sử dụng các hệ thống định vị vệ tinh GPS, nên quá trình phát hiện vị trí trận địa pháo M777 của phía Nga, chỉ mất không quá 10 phút. Tính đến khả năng cơ động khá thấp của pháo M777, điều này cho phép quân Nga nhanh chóng thực hiện các cuộc phản pháo vào các vị trí của pháo binh Ukraine.
Theo các thông tin chính thức từ Mỹ và các nguồn thông tin mở, chỉ có khoảng 10 khẩu pháo M-777 được biên chế cho Quân đội Ukraine vẫn còn đang chiến đấu, trong khi khoảng ba chục khẩu pháo khác đang được sửa chữa và tạm thời không thể sử dụng. Tất cả số pháo M777 của Ukraine hiện đã tháo hệ thống định vị GPS, để giữ bí mật trước trinh sát của quân Nga.