Pháo phòng không 57mm S-60 được Liên Xô phát triển từ cuối thế chiến 2, nhưng đã bị loại khỏi biên chế chiến đấu của Quân đội Liên Xô từ đầu thập niên 1970, khi các loại tên lửa phòng không vác vai cơ động (MANPAD), được đưa vào sử dụng rộng rãi trong Quân đội Liên Xô. Tưởng những “cụ ông” của thời chiến tranh Lạnh này, đã được Liên Xô xuất khẩu, viện trợ cho các quốc gia đồng minh hoặc đơn giản là “yên phận” trong các kho niêm cất từ cách đây nửa thập kỷ; nhưng sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào năm 2014, đã thấy những khẩu pháo phòng không 57mm S-60 trên những chiếc xe tải xuất hiện ở Donbass.Những khẩu pháo tự hành như vậy, được chế tạo trong điều kiện thủ công bởi cả lực lượng dân quân Donbass thân Nga và quân đội Ukraine. Trong cả hai trường hợp, đây là một giải pháp tình thế do thiếu hỏa lực hỗ trợ.Trong quá trình chiến đấu, dân quân Donbass đã có được những kinh nghiệm và nhiều giải pháp kỹ thuật tối ưu, để đưa “cụ ông” S-60 tiếp tục tham gia chiến đấu. Pháo 57 ly tỏ ra là một vũ khí hiệu quả để đối phó với tất cả các phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nhẹ và một số công sự gỗ đất của đối phương. Đồng thời khung gầm tự hành giúp nó có thể nhanh chóng rời khỏi trận địa, để tránh đòn phản pháo. Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, “cụ ông” S-60 vẫn tiếp tục được tin dùng. Có lẽ, những khẩu pháo tự hành “bất đắc dĩ” này, được sử dụng để bù đắp tổn thất và tăng cường sức mạnh cho các đơn vị pháo binh. Việc sử dụng pháo 57 ly một lần nữa được công nhận có những ưu điểm vượt trội.Các thông tin mới nhất về sự tham gia của các “cụ ông” S-60 đã xuất hiện nhiều trên mạng xã hội của cả hai bên tham chiến; đặc biệt trong chiến dịch tại thành phố Lisichansk, những khẩu pháo phòng không S-60 đã giúp lực lượng dân quân thân Nga, hạ gục nhiều mục tiêu của quân Ukraine.Ngoài ra, trong thời gian gần đây, xuất hiện thông tin về việc những “cụ ông” S-60 của Nga, được đưa ra khỏi kho niêm cất với số lượng lớn và điều đến chiến trường Ukraine. Giới phân tích cho rằng, những khẩu pháo phòng không này cũng sẽ được lắp đặt trên xe tải và các đơn vị dân quân Donbass, sẽ nhận được các loại pháo phòng không tự hành “phiên bản mới”.Pháo phòng không 57 mm S-60 là mẫu của nhà thiết kế vũ khí V. G. Grabin tại Viện nghiên cứu NII-58; bản vẽ hoàn thành từ năm 1944. Trong những năm đầu tiên sau khi kết thúc thế chiến hai, S-60 cùng với tất cả các thiết bị khác đã được đưa vào thử nghiệm. Năm 1950, tổ hợp pháo phòng không S-60 được quân đội Liên Xô chấp nhận đưa vào biên chế.S-60 được coi là một trong những vũ khí phòng không lục quân chủ lực và được sản xuất hàng loạt với hàng chục nghìn khẩu đã được sản xuất, để trang bị cho các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới quân đội Liên Xô. Ngoài ra, chúng còn được viện trợ cho các quốc gia thân thiết của Liên Xô, trong đó nhiều nhất là Việt Nam. Sau khi tên lửa phòng không được đưa vào sử dụng phổ biến, S-60 đã bị loại khỏi biên chế trong quân đội Liên Xô từ đầu thập niên 1970. Nhưng bây giờ, những vũ khí như vậy đang được đưa ra khỏi kho niêm cất và chúng tiếp tục một vai trò mới, đó là vũ khí hỗ trợ hỏa lực trực tiếp mặt đất.S-60 là hệ thống pháo phòng không, sử dụng pháo tự động AZP-57 bắn đạn 57 mm trên khung gầm xe kéo. Nhiệm vụ của nó là chống lại các mục tiêu trên không và mặt đất ở cự ly tới 6 km và độ cao 5 km, bằng các loại đạn khác nhau. Khẩu đội pháo S-60 tối đa 8 người.Cơ sở của tổ hợp là pháo tự động AZP-57 một nòng, được trang bị loa giảm giật kiểu phản lực và thiết bị hãm lùi, đẩy lên. Nòng pháo tương đối dài, cho sơ tốc đầu nòng đến 1.000 m/s và cự ly bắn thẳng rất lớn. S-60 nạp đạn theo kiểu bán tự động, khóa nòng được mở và thao tác lên đạn lại nhờ tận dụng việc lùi nòng khi bắn. Pháo sử dụng đạn nổ phá 57×348 mm SR; ngoài ra còn có đạn cháy, đạn xuyên giáp và một số loại đạn khác. Pháo nạp đạn bằng cách sử dụng kẹp 4 viên và được nạp thủ công; tốc độ bắn lý thuyết là 120 phát/phút; nhưng thực tế không vượt quá 70-75 phát/phút. Việc điều khiển tầm, hướng của pháo được thực hiện bằng bằng tay hoặc điện; trong tác chiến phòng không, S-60 có thể kết nối thành một hệ thống và điều khiển bắn tự động vào một số mục tiêu. Về xạ giới hướng, khi sử dụng phiên bản xe kéo là 360°, xạ giới tầm từ -4° đến + 85°. Trọng lượng hành quân của pháo là 4,8 tấn. Khi được lắp trên xe tải, số lượng pháo thủ được giảm xuống, tuy nhiên xạ giới hướng chỉ còn 180°; tuy nhiên khả năng cơ động và chuyển thế chiến đấu, nhanh hơn phiên bản xe kéo rất nhiều.Pháo phòng không S-60 được cải tiến thành “pháo tự hành” để tham gia chiến đấu, là một giải pháp tình thế. Những khẩu S-60 “tự hành” được chế tạo trong điều kiện thủ công, thiếu các linh kiện, phụ tùng do nhà máy sản xuất. Tuy nhiên những giải pháp “tự hành hóa” S-60 từ xe kéo đã đem lại những diện mạo mới; có một số tính năng kỹ chiến thuật đặc trưng và có thể đó là một lợi thế. Trước hết, đó là khả năng cơ động được cải thiện, khi S-60 sử dụng các khung gầm xe tải việt dã quân sự. Ngoài ra, pháo không cần phải mất thời gian chuyển thế chiến đấu như phiên bản xe kéo, mà sẵn sàng chiến đấu được ngay khi xe dừng.Pháo AZP-57 dù đã ra đời hơn 70 năm, nhưng vẫn cho thấy hiệu suất chiến đấu cao. Pháo có khả năng tấn công các mục tiêu ở cự ly lên đến 6 km.Ngoài ra, S-60 còn là phương tiện chống cơ giới tương đối hiệu quả; với đạn nổ phá thông thường, sử dụng ngòi nổ chậm, ở cự ly 1km, đạn có thể xuyên thủng qua tấm thép đồng nhất, dày từ 95-100 mm.Với khả năng xuyên giáp như vậy, S-60 đủ khả năng để đánh bại bất kỳ loại xe bọc thép hiện đại nào trên chiến trường Ukraine, ngoại trừ xe tăng và phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nặng sử dụng khung gầm xe tăng. Cần lưu ý rằng pháo 57 mm vượt trội hơn các pháo 30 mm phổ biến được lắp đặt trên các loại xe bọc thép về tính năng kỹ chiến thuật cơ bản. Điều này có nghĩa là pháo tự hành S-60 tự chế, có thể hỗ trợ hỏa lực đắc lực cho xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh từ khoảng cách xa hơn. Bên cạnh đó, pháo phòng không tự hành S-60 tự chế cũng có nhược điểm, đó chính là thiếu sự bảo vệ cho kíp chiến đấu. Thông thường, pháo phòng không S-60 chỉ có một bộ phận bảo vệ duy nhất là lá chắn pháo; việc bổ sung giáp bảo vệ xung quanh là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, S-60 chỉ có hệ thống ngắm quang học kiểu cũ, do vậy mức chính xác hạn chế; tuy nhiên, việc lắp đặt các thiết bị điều khiển mới, trong hầu hết các trường hợp là không thể. Pháo tự hành S-60 cải tiến sử dụng khung gầm xe tải, đầu tiên là giải pháp tình thế, với tất cả những hạn chế và vấn đề khách quan; tuy nhiên, một cải tiến kỹ thuật như vậy đã giúp cải thiện khả năng hỏa lực của dân quân Donbass thân Nga, góp phần chung với các hệ thống hỏa lực khác.Ngoài ra, thực tế chiến đấu đã một lần nữa cho thấy, pháo phòng không S-60 và cỡ nòng 57 mm nói chung, có hiệu suất chiến đấu cao và rất có tiềm năng. Rất có thể, các trận chiến hiện tại và việc sử dụng pháo tự hành “thủ công” S-60, sẽ góp phần vào sự phát triển hơn nữa của các loại pháo 57 ly trong tương lai.
Pháo phòng không 57mm S-60 được Liên Xô phát triển từ cuối thế chiến 2, nhưng đã bị loại khỏi biên chế chiến đấu của Quân đội Liên Xô từ đầu thập niên 1970, khi các loại tên lửa phòng không vác vai cơ động (MANPAD), được đưa vào sử dụng rộng rãi trong Quân đội Liên Xô.
Tưởng những “cụ ông” của thời chiến tranh Lạnh này, đã được Liên Xô xuất khẩu, viện trợ cho các quốc gia đồng minh hoặc đơn giản là “yên phận” trong các kho niêm cất từ cách đây nửa thập kỷ; nhưng sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào năm 2014, đã thấy những khẩu pháo phòng không 57mm S-60 trên những chiếc xe tải xuất hiện ở Donbass.
Những khẩu pháo tự hành như vậy, được chế tạo trong điều kiện thủ công bởi cả lực lượng dân quân Donbass thân Nga và quân đội Ukraine. Trong cả hai trường hợp, đây là một giải pháp tình thế do thiếu hỏa lực hỗ trợ.
Trong quá trình chiến đấu, dân quân Donbass đã có được những kinh nghiệm và nhiều giải pháp kỹ thuật tối ưu, để đưa “cụ ông” S-60 tiếp tục tham gia chiến đấu.
Pháo 57 ly tỏ ra là một vũ khí hiệu quả để đối phó với tất cả các phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nhẹ và một số công sự gỗ đất của đối phương. Đồng thời khung gầm tự hành giúp nó có thể nhanh chóng rời khỏi trận địa, để tránh đòn phản pháo.
Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, “cụ ông” S-60 vẫn tiếp tục được tin dùng. Có lẽ, những khẩu pháo tự hành “bất đắc dĩ” này, được sử dụng để bù đắp tổn thất và tăng cường sức mạnh cho các đơn vị pháo binh. Việc sử dụng pháo 57 ly một lần nữa được công nhận có những ưu điểm vượt trội.
Các thông tin mới nhất về sự tham gia của các “cụ ông” S-60 đã xuất hiện nhiều trên mạng xã hội của cả hai bên tham chiến; đặc biệt trong chiến dịch tại thành phố Lisichansk, những khẩu pháo phòng không S-60 đã giúp lực lượng dân quân thân Nga, hạ gục nhiều mục tiêu của quân Ukraine.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, xuất hiện thông tin về việc những “cụ ông” S-60 của Nga, được đưa ra khỏi kho niêm cất với số lượng lớn và điều đến chiến trường Ukraine.
Giới phân tích cho rằng, những khẩu pháo phòng không này cũng sẽ được lắp đặt trên xe tải và các đơn vị dân quân Donbass, sẽ nhận được các loại pháo phòng không tự hành “phiên bản mới”.
Pháo phòng không 57 mm S-60 là mẫu của nhà thiết kế vũ khí V. G. Grabin tại Viện nghiên cứu NII-58; bản vẽ hoàn thành từ năm 1944. Trong những năm đầu tiên sau khi kết thúc thế chiến hai, S-60 cùng với tất cả các thiết bị khác đã được đưa vào thử nghiệm. Năm 1950, tổ hợp pháo phòng không S-60 được quân đội Liên Xô chấp nhận đưa vào biên chế.
S-60 được coi là một trong những vũ khí phòng không lục quân chủ lực và được sản xuất hàng loạt với hàng chục nghìn khẩu đã được sản xuất, để trang bị cho các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới quân đội Liên Xô. Ngoài ra, chúng còn được viện trợ cho các quốc gia thân thiết của Liên Xô, trong đó nhiều nhất là Việt Nam.
Sau khi tên lửa phòng không được đưa vào sử dụng phổ biến, S-60 đã bị loại khỏi biên chế trong quân đội Liên Xô từ đầu thập niên 1970. Nhưng bây giờ, những vũ khí như vậy đang được đưa ra khỏi kho niêm cất và chúng tiếp tục một vai trò mới, đó là vũ khí hỗ trợ hỏa lực trực tiếp mặt đất.
S-60 là hệ thống pháo phòng không, sử dụng pháo tự động AZP-57 bắn đạn 57 mm trên khung gầm xe kéo. Nhiệm vụ của nó là chống lại các mục tiêu trên không và mặt đất ở cự ly tới 6 km và độ cao 5 km, bằng các loại đạn khác nhau. Khẩu đội pháo S-60 tối đa 8 người.
Cơ sở của tổ hợp là pháo tự động AZP-57 một nòng, được trang bị loa giảm giật kiểu phản lực và thiết bị hãm lùi, đẩy lên. Nòng pháo tương đối dài, cho sơ tốc đầu nòng đến 1.000 m/s và cự ly bắn thẳng rất lớn.
S-60 nạp đạn theo kiểu bán tự động, khóa nòng được mở và thao tác lên đạn lại nhờ tận dụng việc lùi nòng khi bắn. Pháo sử dụng đạn nổ phá 57×348 mm SR; ngoài ra còn có đạn cháy, đạn xuyên giáp và một số loại đạn khác. Pháo nạp đạn bằng cách sử dụng kẹp 4 viên và được nạp thủ công; tốc độ bắn lý thuyết là 120 phát/phút; nhưng thực tế không vượt quá 70-75 phát/phút.
Việc điều khiển tầm, hướng của pháo được thực hiện bằng bằng tay hoặc điện; trong tác chiến phòng không, S-60 có thể kết nối thành một hệ thống và điều khiển bắn tự động vào một số mục tiêu.
Về xạ giới hướng, khi sử dụng phiên bản xe kéo là 360°, xạ giới tầm từ -4° đến + 85°. Trọng lượng hành quân của pháo là 4,8 tấn. Khi được lắp trên xe tải, số lượng pháo thủ được giảm xuống, tuy nhiên xạ giới hướng chỉ còn 180°; tuy nhiên khả năng cơ động và chuyển thế chiến đấu, nhanh hơn phiên bản xe kéo rất nhiều.
Pháo phòng không S-60 được cải tiến thành “pháo tự hành” để tham gia chiến đấu, là một giải pháp tình thế. Những khẩu S-60 “tự hành” được chế tạo trong điều kiện thủ công, thiếu các linh kiện, phụ tùng do nhà máy sản xuất.
Tuy nhiên những giải pháp “tự hành hóa” S-60 từ xe kéo đã đem lại những diện mạo mới; có một số tính năng kỹ chiến thuật đặc trưng và có thể đó là một lợi thế.
Trước hết, đó là khả năng cơ động được cải thiện, khi S-60 sử dụng các khung gầm xe tải việt dã quân sự. Ngoài ra, pháo không cần phải mất thời gian chuyển thế chiến đấu như phiên bản xe kéo, mà sẵn sàng chiến đấu được ngay khi xe dừng.
Pháo AZP-57 dù đã ra đời hơn 70 năm, nhưng vẫn cho thấy hiệu suất chiến đấu cao. Pháo có khả năng tấn công các mục tiêu ở cự ly lên đến 6 km.
Ngoài ra, S-60 còn là phương tiện chống cơ giới tương đối hiệu quả; với đạn nổ phá thông thường, sử dụng ngòi nổ chậm, ở cự ly 1km, đạn có thể xuyên thủng qua tấm thép đồng nhất, dày từ 95-100 mm.
Với khả năng xuyên giáp như vậy, S-60 đủ khả năng để đánh bại bất kỳ loại xe bọc thép hiện đại nào trên chiến trường Ukraine, ngoại trừ xe tăng và phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nặng sử dụng khung gầm xe tăng.
Cần lưu ý rằng pháo 57 mm vượt trội hơn các pháo 30 mm phổ biến được lắp đặt trên các loại xe bọc thép về tính năng kỹ chiến thuật cơ bản. Điều này có nghĩa là pháo tự hành S-60 tự chế, có thể hỗ trợ hỏa lực đắc lực cho xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh từ khoảng cách xa hơn.
Bên cạnh đó, pháo phòng không tự hành S-60 tự chế cũng có nhược điểm, đó chính là thiếu sự bảo vệ cho kíp chiến đấu. Thông thường, pháo phòng không S-60 chỉ có một bộ phận bảo vệ duy nhất là lá chắn pháo; việc bổ sung giáp bảo vệ xung quanh là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, S-60 chỉ có hệ thống ngắm quang học kiểu cũ, do vậy mức chính xác hạn chế; tuy nhiên, việc lắp đặt các thiết bị điều khiển mới, trong hầu hết các trường hợp là không thể.
Pháo tự hành S-60 cải tiến sử dụng khung gầm xe tải, đầu tiên là giải pháp tình thế, với tất cả những hạn chế và vấn đề khách quan; tuy nhiên, một cải tiến kỹ thuật như vậy đã giúp cải thiện khả năng hỏa lực của dân quân Donbass thân Nga, góp phần chung với các hệ thống hỏa lực khác.
Ngoài ra, thực tế chiến đấu đã một lần nữa cho thấy, pháo phòng không S-60 và cỡ nòng 57 mm nói chung, có hiệu suất chiến đấu cao và rất có tiềm năng. Rất có thể, các trận chiến hiện tại và việc sử dụng pháo tự hành “thủ công” S-60, sẽ góp phần vào sự phát triển hơn nữa của các loại pháo 57 ly trong tương lai.