Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, vì vậy lực lượng hải quân của ta đã được chú trọng đầu tư trong suốt những năm qua với mục tiêu tiến thẳng lên hiện đại để có thể đáp ứng tốt nhu cầu bảo vệ hải phận rộng lớn của Tổ quốc. Ảnh: Tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam diễn tập trên biển - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.Dù cho biển cả mang lại cho ta nhiều lợi thế nhưng cũng có không ít bất lợi mà nó tạo ra, có thể kể đến như khả năng kẻ thù, ngoại xâm tấn công xâm nhập bằng đường biển. Tác chiến đổ bộ đã được quân đội các nước phát triển phương thức từ hàng trăm năm qua, vô cùng thuận tiện, có thể luồn sâu vào trong lãnh thổ đối phương triển khai quân chia cắt, bao vây, ưu điểm hơn nhiều so với việc tấn công từ biên giới sẽ phải trải qua vô vàn các lớp phòng thủ mặt đất dày đặc - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.Việt Nam hơn ai hết hiểu được sự lợi hại của tác chiến đổ bộ khi trong lịch sử. Do đó, trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã phát triển cho mình một hệ thống phòng thủ bờ biển nhiều tầng, nhiều lớp, chống tiếp cận, chống xâm nhập một cách triệt để từ phía biển. Ảnh: Chống đổ bộ bằng vũ khí bộ binh - Nguồn: QĐND.Ở tầm xa nhất, Việt Nam hiện nay đang có 3 Lữ đoàn tên lửa bờ được xem là có “máu mặt” nhất khu vực với 2 Lữ đoàn trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P sử dụng tên lửa P-800 Yakhont và 1 Lữ đoàn trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44 Redut sử dụng tên lửa P-28M, P-35B. Đây đều là những loại tổ hợp có tầm bắn tối đa từ 280km cho đến hơn 300km, đủ sức bao quát một vùng rộng lớn lãnh hải nước ta, khiến bất cứ tàu mặt nước nào của đối phương cũng đều là mục tiêu vô cùng khả năng trong tầm bắn của chúng. Ảnh: Xe phóng tổ hợp K-300P Bastion-P - Nguồn: QĐND.Tên lửa P-800 Yakhont của tổ hợp Bastion-P có tầm bắn tối đa 300km, tốc độ tối đa lên tới Mach 2.5 cùng với đó là quỹ đạo bay cao - thấp hỗn hợp khiến việc đánh chặn được nó là cực kỳ khó khăn. Tổ hợp cũng được đánh giá là một trong những tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 681 huấn luyện triển khai tổ hợp Bastion-P - Nguồn: QĐND.Dù cho có tuổi đời đã khá cao nhưng tổ hợp 4K44 Redut vẫn không hề tổ ra kém cạnh về tầm bắn so với đàn em Bastion-P của mình. Tổ hợp sử dụng các loại tên lửa P-28M, P-35B có tầm bắn tối đa khoảng 300km, tuy rằng nó đã khá lạc hậu, tốc độ bay của tên lửa không quá nhanh, công nghệ đã cũ tuy nhiên một phát bắn trúng mục tiêu cũng có thể hạ gục cả chiến hạm có lượng giãn nước lên tới vạn tấn. Ảnh: Triển khai huấn luyện xe phóng của tổ hợp 4K44 - Nguồn: QĐND.Đặc điểm của các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Việt Nam là đều được đặt trên khung gầm xe việt dã, do đó có thể nhanh chóng triển khai chiến đấu đến các trận địa bí mật, khai hỏa tên lửa và sau đó rút lui nhanh chóng. Ngoài ra, dù được biên chế tại các đơn vị cố định nhưng các tổ hợp cũng có thể cơ động di chuyển đến nhiều nơi khác nhau trên chiều dọc lãnh thổ để chiến đấu bảo vệ đường biển của Tổ quốc. Ảnh: Tổ hợp 4K44 khai hỏa tên lửa - Nguồn: QĐND.Sau lớp tổ hợp tên lửa bờ tầm xa là đến lớp phòng thủ tên lửa bờ tầm trung. Hiện nay, quân đội ta đang trang bị các tổ hợp 4K51 Rubezh sử dụng loại tên lửa chống hạm P-20M có tầm bắn tối đa tới 80km. Tổ hợp được tích hợp sẵn trên khung gầm xe Maz việt dã với cả radar tìm kiếm mục tiêu và 2 bệ phóng giúp nó có thể độc lập tác chiến tuyệt vời. Ảnh: Tổ hợp 4K51 Rubezh trong một cuộc duyệt binh - Nguồn: QĐND.Qua hết lớp tên lửa phòng thủ bờ là đến lớp pháo bờ biển. Đặc điểm của các trận địa pháo bờ biển là có khả năng bù đắp nốt khoảng trống mà các tổ hợp tên lửa bờ tầm xa để lại trong khoảng cách từ bờ đến dưới 30km. Trong đó, ta thường xuyên sử dụng loại lựu pháo nòng dài M-46 cỡ 130mm có tầm bắn tối đa hơn 35km đối với đạn tăng tầm, có hiệu quả sát thương mạnh mẽ đối với tàu xuồng đổ bộ cỡ nhỏ, tăng thiết giáp lội nước, thậm chí ở tầm bắn này có thể bắn trúng cả tàu đổ bộ mẹ đậu ở ngoài khơi. Ảnh: Trận địa pháo M-46 phòng thủ bờ biển của Việt Nam - Nguồn: QĐND.Bên cạnh các loại lựu pháo, quân đội ta cũng sử dụng cả các loại pháo tự hành, pháo phản lực phóng loạt,… cho nhiệm vụ này. Ở trong tầm bắn hiệu quả thì mọi loại tàu bè cỡ nhỏ và trung đều có thể dễ dàng bị đánh chìm bởi sức mạnh hỏa lực cực kỳ ghê gớm của những cỗ pháo mặt đất. Ảnh: Pháo bờ biển khai hỏa tiêu diệt mục tiêu - Nguồn: QĐND.Và cuối cùng đó là lớp vũ khí bộ binh các loại. Sau khi lọt qua được muôn vàn các lớp phòng thủ bờ biển từ xa, trung cho đến gần thì lúc đặt chân lên được bãi biển, quân thù sẽ còn phải đối mặt với các loại vũ khí bộ binh của quân ta như súng cá nhân, súng chống tăng, súng máy hạng nặng, súng không giật DKZ, … với bố trí công sự hầm hào chạy dọc bãi biển và mật độ hỏa lực dày đặc. Ảnh: Trận địa chống quân địch đổ bộ đường biển bằng súng cá nhân - Nguồn: QĐND.Có thể thấy, nhiệm vụ phòng thủ đất nước từ phía biển là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được quân đội ta chú trọng xây dựng phương án tác chiến một cách vô cùng bài bản, tổ chức nhiều lớp phòng thủ liên hoàn, từ gần đến xa, từ mạnh đến yếu. Ảnh: Công sự của cấp chỉ huy trong một cuộc diễn tập quân sự điển hình - Nguồn: QĐND. Video Việt Nam sở hữu tên lửa có tầm bắn tới 600 km | Tên lửa bờ Bastion-P - Nguồn: QPVN
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, vì vậy lực lượng hải quân của ta đã được chú trọng đầu tư trong suốt những năm qua với mục tiêu tiến thẳng lên hiện đại để có thể đáp ứng tốt nhu cầu bảo vệ hải phận rộng lớn của Tổ quốc. Ảnh: Tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam diễn tập trên biển - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.
Dù cho biển cả mang lại cho ta nhiều lợi thế nhưng cũng có không ít bất lợi mà nó tạo ra, có thể kể đến như khả năng kẻ thù, ngoại xâm tấn công xâm nhập bằng đường biển. Tác chiến đổ bộ đã được quân đội các nước phát triển phương thức từ hàng trăm năm qua, vô cùng thuận tiện, có thể luồn sâu vào trong lãnh thổ đối phương triển khai quân chia cắt, bao vây, ưu điểm hơn nhiều so với việc tấn công từ biên giới sẽ phải trải qua vô vàn các lớp phòng thủ mặt đất dày đặc - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.
Việt Nam hơn ai hết hiểu được sự lợi hại của tác chiến đổ bộ khi trong lịch sử. Do đó, trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã phát triển cho mình một hệ thống phòng thủ bờ biển nhiều tầng, nhiều lớp, chống tiếp cận, chống xâm nhập một cách triệt để từ phía biển. Ảnh: Chống đổ bộ bằng vũ khí bộ binh - Nguồn: QĐND.
Ở tầm xa nhất, Việt Nam hiện nay đang có 3 Lữ đoàn tên lửa bờ được xem là có “máu mặt” nhất khu vực với 2 Lữ đoàn trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P sử dụng tên lửa P-800 Yakhont và 1 Lữ đoàn trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44 Redut sử dụng tên lửa P-28M, P-35B. Đây đều là những loại tổ hợp có tầm bắn tối đa từ 280km cho đến hơn 300km, đủ sức bao quát một vùng rộng lớn lãnh hải nước ta, khiến bất cứ tàu mặt nước nào của đối phương cũng đều là mục tiêu vô cùng khả năng trong tầm bắn của chúng. Ảnh: Xe phóng tổ hợp K-300P Bastion-P - Nguồn: QĐND.
Tên lửa P-800 Yakhont của tổ hợp Bastion-P có tầm bắn tối đa 300km, tốc độ tối đa lên tới Mach 2.5 cùng với đó là quỹ đạo bay cao - thấp hỗn hợp khiến việc đánh chặn được nó là cực kỳ khó khăn. Tổ hợp cũng được đánh giá là một trong những tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 681 huấn luyện triển khai tổ hợp Bastion-P - Nguồn: QĐND.
Dù cho có tuổi đời đã khá cao nhưng tổ hợp 4K44 Redut vẫn không hề tổ ra kém cạnh về tầm bắn so với đàn em Bastion-P của mình. Tổ hợp sử dụng các loại tên lửa P-28M, P-35B có tầm bắn tối đa khoảng 300km, tuy rằng nó đã khá lạc hậu, tốc độ bay của tên lửa không quá nhanh, công nghệ đã cũ tuy nhiên một phát bắn trúng mục tiêu cũng có thể hạ gục cả chiến hạm có lượng giãn nước lên tới vạn tấn. Ảnh: Triển khai huấn luyện xe phóng của tổ hợp 4K44 - Nguồn: QĐND.
Đặc điểm của các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Việt Nam là đều được đặt trên khung gầm xe việt dã, do đó có thể nhanh chóng triển khai chiến đấu đến các trận địa bí mật, khai hỏa tên lửa và sau đó rút lui nhanh chóng. Ngoài ra, dù được biên chế tại các đơn vị cố định nhưng các tổ hợp cũng có thể cơ động di chuyển đến nhiều nơi khác nhau trên chiều dọc lãnh thổ để chiến đấu bảo vệ đường biển của Tổ quốc. Ảnh: Tổ hợp 4K44 khai hỏa tên lửa - Nguồn: QĐND.
Sau lớp tổ hợp tên lửa bờ tầm xa là đến lớp phòng thủ tên lửa bờ tầm trung. Hiện nay, quân đội ta đang trang bị các tổ hợp 4K51 Rubezh sử dụng loại tên lửa chống hạm P-20M có tầm bắn tối đa tới 80km. Tổ hợp được tích hợp sẵn trên khung gầm xe Maz việt dã với cả radar tìm kiếm mục tiêu và 2 bệ phóng giúp nó có thể độc lập tác chiến tuyệt vời. Ảnh: Tổ hợp 4K51 Rubezh trong một cuộc duyệt binh - Nguồn: QĐND.
Qua hết lớp tên lửa phòng thủ bờ là đến lớp pháo bờ biển. Đặc điểm của các trận địa pháo bờ biển là có khả năng bù đắp nốt khoảng trống mà các tổ hợp tên lửa bờ tầm xa để lại trong khoảng cách từ bờ đến dưới 30km. Trong đó, ta thường xuyên sử dụng loại lựu pháo nòng dài M-46 cỡ 130mm có tầm bắn tối đa hơn 35km đối với đạn tăng tầm, có hiệu quả sát thương mạnh mẽ đối với tàu xuồng đổ bộ cỡ nhỏ, tăng thiết giáp lội nước, thậm chí ở tầm bắn này có thể bắn trúng cả tàu đổ bộ mẹ đậu ở ngoài khơi. Ảnh: Trận địa pháo M-46 phòng thủ bờ biển của Việt Nam - Nguồn: QĐND.
Bên cạnh các loại lựu pháo, quân đội ta cũng sử dụng cả các loại pháo tự hành, pháo phản lực phóng loạt,… cho nhiệm vụ này. Ở trong tầm bắn hiệu quả thì mọi loại tàu bè cỡ nhỏ và trung đều có thể dễ dàng bị đánh chìm bởi sức mạnh hỏa lực cực kỳ ghê gớm của những cỗ pháo mặt đất. Ảnh: Pháo bờ biển khai hỏa tiêu diệt mục tiêu - Nguồn: QĐND.
Và cuối cùng đó là lớp vũ khí bộ binh các loại. Sau khi lọt qua được muôn vàn các lớp phòng thủ bờ biển từ xa, trung cho đến gần thì lúc đặt chân lên được bãi biển, quân thù sẽ còn phải đối mặt với các loại vũ khí bộ binh của quân ta như súng cá nhân, súng chống tăng, súng máy hạng nặng, súng không giật DKZ, … với bố trí công sự hầm hào chạy dọc bãi biển và mật độ hỏa lực dày đặc. Ảnh: Trận địa chống quân địch đổ bộ đường biển bằng súng cá nhân - Nguồn: QĐND.
Có thể thấy, nhiệm vụ phòng thủ đất nước từ phía biển là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được quân đội ta chú trọng xây dựng phương án tác chiến một cách vô cùng bài bản, tổ chức nhiều lớp phòng thủ liên hoàn, từ gần đến xa, từ mạnh đến yếu. Ảnh: Công sự của cấp chỉ huy trong một cuộc diễn tập quân sự điển hình - Nguồn: QĐND.
Video Việt Nam sở hữu tên lửa có tầm bắn tới 600 km | Tên lửa bờ Bastion-P - Nguồn: QPVN