Để chứng minh chiến đấu cơ F-35 thành dòng chiến đấu cơ hàng đầu thế giới với những công nghệ tối tân, Không quân Mỹ bắt đầu tích hợp Auto GCAS lên tiêm kích F-35. Đây là hệ thống có thể cứu mạng phi công và máy bay khi gặp tình huống nguy hiểm.
Trung tá Tucker Hamilton, chỉ huy Lữ đoàn FLTS 461 và là Giám đốc Lực lượng thử nghiệm tích hợp tiêm kích F-35 cho biết: "Đối với Auto GCAS, chúng tôi biết công nghệ này quan trọng như thế nào đối với phi công và chúng tôi làm mọi thứ trong khả năng của mình để hoàn thiện nó".
Auto GCAS là hệ thống lái tự động phòng tránh va chạm. Hệ thống này sẽ tự động kích hoạt trong tình huống khi máy bay xuống tới độ cao 2.500m, sau khi so sánh hướng bay của máy bay và dữ liệu địa hình mặt đất, hệ thống này sẽ tự nhận ra tình huống nguy hiểm là có thể đâm xuống đất.
|
Tiêm kích F-35. |
Sau đó, Auto GCAS sẽ tự động điều khiển lấy lại thăng bằng cho máy bay và điều khiển máy bay lượn vòng bay lên. Tính từ lúc máy bay rơi tự do đến lúc máy bay lấy lại điều khiển chỉ mất không đến 10 giây. Hệ thống này đặc biệt quan trong với các tình huống phi công bất ngờ gặp vấn đề về sức khỏe và không điều khiển được máy bay.
Auto GCAS là một phần trong hệ thống lớn hơn có tên là Công nghệ phòng tránh va chạm với mặt đất do NASA, Không lực Mỹ và hãng Lockheed Martin phối hợp phát triển suốt nhiều năm qua. Hiện hệ thống lái tự động này mới bắt đầu được trang bị cho F-35, sau đó sẽ được tích hợp trên chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22.
Không quân Mỹ khẳng định, trên thế giới hiện không có bất kỳ chiến đấu đấu cơ nào được trang bị hệ thống có tính năng tương tự như Auto GCAS, kể cả tiêm kích tàng hình Su-57 của người Nga. Với việc tích hợp Auto GCAS, Mỹ đang khẳng định F-35 sở hữu những công nghệ đỉnh cao và đạt được thành công khiến Su-57 Nga phải mơ ước. Bởi tính đến đầu năm 2019, máy bay F-35 đã đạt mốc giao hàng chiếc thứ 300.
Chiếc máy bay thứ 300 là phiên bản cất hạ cánh thông thường (CTOL) F-35A dành cho Không lực Hoa Kỳ (USAF). Tính đến thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng 197 F-35A, 75 F-35B và 28 F-35C xuất xưởng. Như vậy dự kiến 300 chiếc tiếp theo sẽ được bàn giao dứt điểm vào cuối năm 2020, người sử dụng nó đều là những cường quốc quân sự - kinh tế hàng đầu thế giới.
Theo thông báo, tốc độ sản xuất F-35 đã đạt mức dự kiến theo kế hoạch là 66 chiếc trong năm 2017, Lockheed Martin cho biết họ muốn đạt được mục tiêu 91 chiếc trong năm 2018 và sản lượng vào năm 2023 dự kiến sẽ đạt mốc 160 máy bay/năm.
Khi đó giá thành của F-35 sẽ chỉ còn khoảng 80 triệu USD, tức là rẻ hơn cả Su-35, các con số trên đều là mơ ước của Su-57. Chính vì vậy, Nhật Bản cũng đang dự định đưa vào kế hoạch phòng thủ 5 năm trung hạn mới cho giai đoạn tài khóa 2019-2023 mục mua thêm 20 máy bay tiêm kích tàng hình F-35A của Mỹ.
Nhật Bản sẽ trang bị cho không quân 42 máy bay tiêm kích loại này cho đến tài khóa 2024. Theo kế hoạch phòng thủ mới, việc mua thêm 20 máy bay F-35A nữa sẽ được bắt đầu vào năm 2020 và kết thúc vào tài khóa 2023. Việc trang bị sẽ bắt đầu vào năm 2024 và kết thúc vào tài khóa 2027.
Không chỉ dừng lại ở các con số bán hàng, dòng chiến đấu cơ này đã chứng minh được khả năng của mình trên chiến trường Trung Đông tiêm kích F-35 thuộc biên chế Không quân Israel đã liên tiếp cho thấy tính năng kỹ chiến thuật cực kỳ ưu việt của nó khi ra vào không phận Syria "như đi chợ", phá hủy nhiều mục tiêu ngay trước mũi các tổ hợp phòng không tối tân do Nga sản xuất.
Thậm chí mới đây Đại giáo chủ Iran Ayatollah Khamenei của Iran còn phải ra lệnh cách chức tư lệnh phòng không nước này vì che giấu chuyện tiêm kích F-35I dễ dàng tiếp cận các cơ sở hạt nhân trước sự bất lực của S-300PMU2.
Việc F-35I qua mặt S-300PMU2 của Iran quá dễ dàng đã gây bối rối cho cả người Nga và điều này cho thấy một thực tế, F-35 đang âm thầm khẳng định đẳng cấp đỉnh cao của mình bất chấp bị tố còn tồn tại hàng tá lỗi và là "con lợi béo vô dụng".