|
Hiện tại, NATO đang có tổng cộng 29 nước thành viên. Ảnh: BBC.
|
Việc thành lập một khối phòng thủ chung bao gồm nhiều cường quốc quân sự ở châu Âu và sự tham gia của Mỹ được coi là cơ hội duy nhất để tạo ra cán cân trong lĩnh vực quân sự ở châu Âu vì sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu là quá lớn, các cường quốc ở châu Âu và Mỹ lại không muốn bị chi phối bởi sự ảnh hưởng này nên đã quyết tâm bắt tay với nhau để nhắm tới việc "khoá chặt" Moscow.
Đáp lại việc NATO ra đời, Liên Xô cùng các nước Xã hội Chủ nghĩa ở châu Âu khác bao gồm Albania, Ba Lan, Bulgaria, Romania, Đông Đức, Hungary và Tiệp Khắc cũng đã thành lập khối Warszawa (Vác-sa-va) vào năm 1955 để có thêm sức nặng cho đối trọng của NATO. Kể từ đó tới hết Chiến tranh Lạnh, mục đích chính của NATO không những chỉ dừng lại ở việc đối phó với Liên Xô mà còn là đối phó với toàn bộ các nước nằm trong khối Warszawa.
|
Sứ mệnh lịch sử của NATO có lẽ đã phải kết thúc từ lâu. Ảnh: NATO.
|
Đối trọng không còn
Cùng với sự xụp đổ của bức tường Berlin vào năm 1989 và sự tan rã của toàn bộ các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa ở châu Âu mà tiêu biểu là Liên Xô đã khiến cho liên minh quân sự Warszawa tan rã theo. Nga cùng nhiều nước cộng hoà khác từng thuộc Liên Xô sau khi giành độc lập thậm chí còn quá vất vả để vực dậy nền kinh tế của quốc gia mình chứ không "hơi đâu" tiếp tục cuộc chạy đua vũ trang đầy tốn kém thời Chiến tranh Lạnh.
Đáng lẽ ra, Warszawa xụp đổ cũng khiến NATO phải giải tán theo vì đối thủ duy nhất của tổ chức này nay đã không còn. Tuy nhiên mọi chuyện lại ngược lại, khi không còn đối thủ để giữ vững "cán cân", các nước NATO đã tỏ ra hung hăng hơn và chuyển từ việc là một tổ chức hiệp ước "Phòng thủ", sẵn sàng chuyển sang thế tấn công và đi xâm lược các quốc gia khác trên thế giới.
Ngay sau khi khối Warszawa tan rã, NATO đã tổ chức một vài cuộc can thiệp quân sự dưới nhiều danh nghĩa và lý do khác nhau vào các quốc gia độc lập khác thuộc châu Âu như nhúng tay vào việc phân chia Nam Tư, can thiệt quân sự tại Bosna và Hercegovina hay đánh bom Serbia.
|
Tính chính danh của NATO dường như đã không còn kể từ khi đối trọng của nó là Liên Xô và khối hiệp ước Warszawa tan rã. Ảnh: NATO.
|
Tới khi sức mạnh quân sự của Nga được phục hồi, đối thủ tiếp theo của NATO lại là Nga, tuy nhiên đây lại là một đối thủ miễn cưỡng.
Đối thủ miễn cưỡng
Thực tế, Nga là đối thủ của Mỹ chứ không phải đối thủ của các nước châu Âu, thậm chí, với nhiều nước châu Âu Nga còn là đối tác khá quan trọng về mặt kinh tế. Việc NATO đối đầu với Nga thực chất là một cuộc chiến giữa Mỹ và Nga vì từ lâu, sự đóng góp của các quốc gia thuộc NATO cho sức mạnh quân sự của tổ chức này đã gần như không còn đáng kể ngoại trừ việc cho NATO mượn đất để đặt tên lửa.
Kể từ sau vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ tới nay, Mỹ đã càng ngày càng can thiệp sâu và chi phối gần như toàn bộ NATO, ảnh hưởng trực tiếp tới cả những chính sách đối ngoại và phòng thủ của các nước trong khu vực châu Âu. Kèm theo đó là cuộc chiến chống khủng bố được Mỹ phát động ở Trung Đông để "trả thù" cho hành động tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9 đã kéo theo cả sự tham gia của các nước NATO, khiến nhiều binh lính tới từ Anh, Pháp, Canada phải thiệt mạng để bảo toàn cho... "lợi ích Mỹ" trong khi đó, làn sóng nhập cư từ Trung Đông tràn vào các nước châu Âu là hệ quả do các cuộc chiến tranh mà Mỹ gây ra thì châu Âu phải tự chịu một mình, Mỹ hoàn toàn không nhúng tay vào.
Với việc thuộc cùng một "phe", quân đội Mỹ có thể đặt căn cứ quân sự ở mọi quốc gia châu Âu thuộc NATO nếu cần. Việc Mỹ đặt căn cứ quân sự ở các quốc gia châu Âu thuộc NATO như một sự đảm bảo rằng lợi ích của người Mỹ và của quốc gia đó là một và sẽ không bị xâm phạm bởi bất cứ một thế lực nào.
Tuy nhiên, hệ quả của nó cũng không phải là ít. Việc có quá nhiều căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại NATO khiến cho các quốc gia thuộc NATO trở nên ỷ lại vào sự hiện diện của người Mỹ, không còn quan tâm tới việc đầu tư vào quốc phòng hay chi tiêu cho các hoạt động quân sự. Thêm vào đó, một vài quốc gia ở châu Âu cũng tin rằng, việc tham gia NATO sẽ khiến quốc gia họ rơi vào cảnh "trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết" các nước châu Âu sẽ bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh với Liên Xô trước kia và Nga ngày nay dù bản thân họ không muốn vậy.
Chính vì lý do này, Pháp đã xin ra khỏi NATO từ năm 1966. Tuy nhiên tới năm 2009 vừa rồi, quốc hội Pháp với số phiếu áp đảo đã đưa nước này trở lại gia nhập NATO.
|
Càng dựa dẫm vào Mỹ, nền quân sự của các nước thuộc NATO càng... nát. Ảnh: European.
|
Thoát khỏi vòng vây của Mỹ
Dường như càng ngày, các quốc gia thuộc NATO càng mệt mỏi với những yêu cầu của Mỹ với tư cách là đồng minh chung một nhóm quân sự. Cùng với sự thay đổi của thời gian và thay đổi của tình hình địa chính trị trên khắp thế giới, NATO đã không còn thực sự quan trọng và là một tổ chức với mục đích "chỉ đường" sáng rõ như trước kia nữa mà hoạt động gần như phụ thuộc vào Mỹ khi lúc thì tổ chức này lên tiếng chống Nga, khi thì lại kéo quân đi chống... khủng bố.
Để thoát khỏi cảnh lệ thuộc vào Mỹ và độc lập hơn trong các chính sách quốc phòng của mình, một vài quốc gia mfa trong đó có các cường quốc như Pháp, Đức và Anh đã ủng hỗ việc xây dựng một tổ chức quân sự mới ở châu Âu, không có sự tham gia của Mỹ. Do là một tổ chức quân sự độc lập nên rất có thể, các quốc gia không thuộc EU vẫn hoàn toàn có thể gia nhập tổ chức này - điều này sẽ khiến Anh, quốc gia sắp rời Liên Minh Châu Âu được phép tham gia một tổ chúc phòng thủ chung khác ngay khi ra khỏi NATO cùng với Brexit.
Có thể, đây chính là lối thoát tốt nhất dành cho các quốc gia thuộc NATO khiến tổ chức này đi vào thoái trào và tan rã như cách Warszawa đã từng "tan đàn xẻ nghé". Mặc dù hơi muộn, nhưng việc NATO "giải tán" trong tương lai rõ ràng vẫn là việc ''có còn hơn không" vì từ lâu, tổ chức này đã tồn tại với không đúng mục đích ban đầu của mình.
Mời độc giả xem Video: Đội hình của NATO và khối hiệp ước Warszawa trong thời kỳ cuối của Chiến tranh Lạnh.