Chiến thuật nào được quân Nga sử dụng trên chiến trường Zaporozhye?

Google News

Tờ Sohu của Trung Quốc nhận định, dù gây ra tổn thất khá lớn cho phía Ukraine trên hướng Zaporozhye, nhưng quân đội Nga lại dường như không chịu bất cứ thiệt hại nào.

Chien thuat nao duoc quan Nga su dung tren chien truong Zaporozhye?

Xe tăng, xe bọc thép của quân đội Ukraine bị phá hủy trên hướng Zaporozhye. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga. 

Quân Nga thay đổi chiến thuật

Theo tờ Sohu, trong trận chiến xe tăng trên hướng Zaporozhye vào ngày 8/6 vừa qua, thiệt hại của quân đội Ukraine khiến phương Tây bàng hoàng; họ không ngờ quân đội Nga lại thay đổi chiến thuật nhanh như vậy.

Theo thống kê chưa đầy đủ, lực lượng phản công Ukraine được trang bị vũ khí hạng nặng của NATO, như xe tăng Leopard 2 của Đức, Challenger 2 của Anh, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Mỹ.

Tuy nhiên trong cuộc phản công trên hướng Zaporozhye và các phương tiện chiến đấu trên bộ tối tân của Ukraine bị tổn thất nặng nề; cuộc phản công do quân đội Ukraine phát động đã thất bại.

Đặc biệt, xe tăng Leopard 2 và xe chiến đấu bộ binh Bradley vốn được phương Tây dự định trở thành vũ khí phản công của Ukraine, không ngờ vừa bước vào chiến trường đã bị thiệt hại hàng loạt.

Trong chiến dịch này, các đơn vị tham gia chính của quân đội Ukraine là Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47, 23, 31 và Lữ đoàn 128 ở vùng Donetsk và Zaporozhye đã chịu tổn thất nặng nề, mất hơn 50 xe tăng chiến đấu chủ lực các loại, hơn 100 xe chiến đấu bọc thép và xe đặc chủng.

Tình báo Mỹ đã xác nhận rằng, hiện các đơn vị Ukraine đã buộc phải lùi về vị trí ban đầu, để tiến hành các hoạt động phòng ngự ở hầu hết các hướng.

Chien thuat nao duoc quan Nga su dung tren chien truong Zaporozhye?-Hinh-2
 Một xe tăng bị phá hủy của quân đội Ukraine. (Ảnh: Sputnik)

Theo Reuters, quân đội Ukraine đã tổ chức tấn công theo 4 hướng; tuy nhiên ở phía đông nam dường như là các cuộc tấn công thăm dò, hoặc có thể là tấn công nghi binh, với mục đích kiểm tra tốc độ phản ứng và khả năng phòng ngự của quân Nga.

Khu vực duy nhất mà quân đội Ukraine thành công trong cuộc phản công là Novodonetskye ở phía bắc Donetsk và Lobnoye ở phía bắc Zaporozhye. Nhưng họ chỉ tràn ngập được một vài khu dân cư và tiến thêm được vài trăm mét.

Hướng phản công dữ dội nhất của quân đội Ukraine là gần Bakhmut và Avdivka, quân đổ bộ đường không và quân cơ giới Ukraine chỉ tiến được không quá 300m, nhưng bị tổn thất rất lớn.

Xe tăng Leopard 2, xe chiến đấu bộ binh Bradley được quân đội phương Tây coi là vũ khí đột kích chủ yếu, tại sao tổn thất ngắn hạn lại lớn như vậy?

Theo Sohu, tổn thất của phương tiện chiến đấu phương Tây viện trợ cho Ukraine đến từ nhiều yếu tố. Một là quân đội Nga đã áp dụng chiến thuật "dàn mìn", bố trí trước một số lượng lớn mìn chống tăng trên tuyến đường tấn công có thể có của quân đội Ukraine, đồng thời sử dụng các phương tiện rải mìn bằng tên lửa để nhanh chóng bố trí các bãi mìn dã chiến.

Đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy nhiều xe tăng, thiết giáp phản công của quân đội Ukraine hoặc bị mắc kẹt trong bãi mìn không thể di chuyển, sau đó bị hỏa lực pháo binh Nga bao vây, phá hủy gần hết. Hoặc là bị mìn chặn đường trên con đường rộng mở, không thể ngụy trang và che giấu, chờ bị hỏa lực Nga đánh.

Thứ hai là tên lửa chống tăng của quân đội Nga bắn rất ác liệt, tiêu diệt nhiều xe tăng, thiết giáp và xe đặc chủng.

Thứ ba là Nga đã sử dụng rộng rãi UAV tự sát Lancet tấn công các phương tiện bọc thép.

Thứ tư, trực thăng vũ trang Ka-52 của quân đội Nga đã thể hiện tính năng càn quét trong đợt hành quân này.

Chien thuat nao duoc quan Nga su dung tren chien truong Zaporozhye?-Hinh-3
 Quân đội Ukraine cơ động tới tuyến chiến đấu. Nguồn Reuters

Bên cạnh đó, lực lượng xe tăng Nga đã cải tiến chiến thuật, khi phối hợp bộ binh - xe tăng trong chiến đấu phòng ngự. Xe tăng không trực tiếp tấn công địch ở tuyến đầu mà bố trí ở tuyến hai để tiêu diệt địch từ xa, dưới sự trợ giúp của UAV trinh sát.

Nhưng thay vào đó, người Ukraine đã lặp lại những sai lầm mà Nga đã mắc phải trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt, đặt xe tăng chiến đấu chủ lực và xe bọc thép hạng nhẹ đi đầu trong một cuộc tấn công đột phá.

Xe tăng, thiết giáp của Ukraine không có đủ lực lượng bộ binh đi cùng để phát hiện mìn, diệt quân phục kích chứ chưa nói đến yểm trợ trên không; đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại, khiến Quân đội Nga đã hoàn toàn nắm được thế chủ động trên chiến trường.

Đồng thời, quân đội Nga hiện đang sử dụng chiến thuật phối hợp bộ binh-xe tăng một cách thận trọng hơn, khiến tên lửa chống tăng Javelin của quân đội Ukraine trở nên không có đất diễn.

Quân đội Nga hiện có hai chiến thuật chính, một là triển khai ở phía sau trận địa phòng ngự và hỗ trợ hỏa lực. Điều này gây khó khăn cho quân đội Ukraine trong việc tiêu diệt quân phòng ngự chủ lực của Nga và quân Ukraine chỉ có thể tiến công một cách thụ động.

Thứ hai là quân Nga cố gắng tránh việc bị phát hiện từ UAV trinh sát của Ukraine; vì vậy họ thực hiện các cuộc tấn công ban đêm.

Đầu tiên, sau khi xác định mục tiêu, họ nhanh chóng cơ động đến vị trí, sau đó tiến hành tập kích hỏa lực dữ dội và rút lui nhanh chóng. Các cuộc tấn công như vậy thường làm tê liệt việc luân chuyển và phòng thủ của các lực lượng Ukraine, gây ra sự hoảng loạn tối đa.

Ngoài ra, các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn với vũ khí tầm xa, có độ chính xác cao nhằm vào các khu vực tập kết lực lượng dự bị Ukraine và lính đánh thuê nước ngoài, cũng như các kho quân sự chứa thiết bị do nước ngoài cung cấp cho Kiev.

Tiến Minh (theo Sohu)

>> xem thêm

Bình luận(0)