|
Đầu tư quá mức vào quân sự và chiến sự với Ukraine khiến Nga đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải.
|
Trong một cuộc họp với các quan chức quân sự cấp cao vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga sẽ không có hạn chế trong tài trợ về quân sự. “Đất nước và chính phủ Nga sẽ cung cấp bất cứ thứ gì mà quân đội cần”, ông cho hay.
Tổng thống Putin đã ký duyệt khoản ngân sách lên tới 4,98 nghìn tỷ rúp (khoảng 52 tỷ USD) cho quốc phòng vào năm 2023. Tuy nhiên, theo một tài liệu mà trang tin Reuters có được, hiện khoản trợ cấp cho quốc phòng của Nga đã tăng gấp đôi, lên 9,7 nghìn tỷ rúp (khoảng 101 tỷ USD). Con số này thậm chí còn cao hơn gấp 3 lần số tiền Nga chi cho quốc phòng vào năm 2021, một năm trước khi Nga bắt đầu chiến sự Nga – Ukraine.
|
Chi phí cho quân sự của Nga tăng mạnh trong năm nay.
|
Ông Richard Connolly, chuyên gia về kinh tế Nga tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia, cho rằng chi tiêu quân sự của Điện Kremlin trong năm nay sẽ vượt xa con số 100 tỷ USD. Trước chiến sự Nga – Ukraine, Nga thường chỉ chi khoảng 3 – 4% GDP cho quốc phòng nhưng nay con số này có thể tăng 8% - 10%, ông nói.
Tuy nhiên, sự "hào phóng" của điện Kremlin co lĩnh vực quốc phòng lại khiến quốc gia này phải trả giá đắt về mặt kinh tế, tờ CNN nhận định.
Thâm hụt trong ngân sách của Nga đã tăng mạnh kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra. Doanh thu từ xuất khẩu dầu khí của Nga bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, giảm 41% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ tính riêng trong tháng 7 vừa qua, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đã giảm tới 4,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Nợ công của Nga hiện đang ở mức 22,8 nghìn tỷ rúp (251 tỷ USD), tương đương với 14,9% GPD và có nguy cơ tăng cao trong thời gian tới.
Trong cuộc họp hồi tháng 7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Irina Okladnikova cho biết tình hình hiện tại cho thấy Nga buộc sẽ phải nâng mức nợ lên do chi tiêu đang tăng lên khi Nga sẽ phải hỗ trợ lĩnh vực quân sự và 4 khu vực mới sáp nhập.
|
Kinh tế Nga có thể sẽ phải chịu thêm nhiều tổn thất.
|
Những khó khăn khác đang bủa vây nền kinh tế Nga có thể kể đến như giá trị đồng rúp suy giảm, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga giảm cùng lạm phát tiêu dùng hàng năm tăng lên mức 4,3% trong tháng 7 vừa qua, vượt qua mức 4% mà ngân hàng trung ương Nga đã dự báo trước đó.
Mặc dù chi tiêu quân sự ngày càng tăng sẽ thúc đẩy sản lượng công nghiệp của Nga nhưng “đây không phải là kiểu tăng trưởng mà chúng ta nên vui mừng”, nhà kinh tế độc lập Alexandra Suslina chia sẻ với tờ CNN.
“Nếu bạn sản xuất một chiếc xe tăng, điều đó tất nhiên sẽ đóng góp lớn vào mức tăng trưởng GDP. Thế nhưng chiếc xe tăng đó sẽ không cày ruộng được, nó cũng sẽ không giúp cho giáo dục hay y tế. Nói cách khác, đây không phải là động lực để phát triển đất nước lâu dài”, bà nói.
Capital Economics nhận định “sự ổn định kinh tế của Nga phụ thuộc vào việc giá dầu có duy trì được ở mức hiện tại hay không”. Nga có thể tài trợ cho chiến sự Nga – Ukraine trong khoảng một năm nữa nhưng nếu chiến sự này kéo dài hơn thế thì chính phủ sẽ phải đưa ra “những lựa chọn khó khăn”.
Theo các chyên gia, Nga có thể sẽ phải đánh đổi khi đầu tư quá nhiều vào quân sự, hoặc là quốc gia này sẽ phải tăng thuế, hoặc là cắt giảm chi tiêu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như xây cầu đường.
Nhà kinh tế Peach tại Capital Economics nói, sự cô lập với phương Tây và những khoản đầu tư vào quân sự sẽ làm suy yếu triển vọng tăng trưởng của nề kinh tế Nga và mức sống của người dân nơi đây.