Vào ngày 18/4, Bộ Quốc phòng Đức thông báo rằng các hệ thống Patriot đầu tiên đã đến Ukraine. Gói viện trợ này nhằm cung cấp cho chính quyền Kiev các khí tài phòng không tầm xa của phương Tây.Đây là lần đầu tiên Berlin xác nhận chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cho Kiev. Hệ thống này nằm trong danh mục viện trợ quân sự trị giá khoảng 14,2 tỷ USD cho Ukraine. Đây chỉ là những khẩu đội đầu tiên trong số những khẩu đội Patriot từ các thành viên NATO đã cam kết viện trợ cho Kiev.Ngoài Đức, Mỹ và Hà Lan cũng cam kết cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine (vào ngày 22/12/2022 và 17/01/2023), mặc dù với số lượng rất nhỏ. Tuy nhiên, thời gian bàn giao dự kiến của các đơn vị tiếp theo thì vẫn đang để ngỏ.Hệ thống phòng không Patriot là một trong số những vũ khí mới của phương Tây được đưa vào Ukraine, nhằm hỗ trợ cho những nỗ lực chống lại các lực lượng của Nga.Patriot sử dụng hệ thống radar AN/MPQ-53/65. Đây là radar mạng pha quét điện tử thụ động. Loại radar này cho phép phát hiện, xác định, bám dẫn tên lửa tiêu diệt mục tiêu; điều khiển bằng điện tử quét từng phần của bầu trời sau vài micro giây và rất khó bị gây nhiễu…Phạm vi hoạt động của chúng thay đổi linh hoạt, từ 90 km đến 160 km (đối với tên lửa PAC-1, PAC-2) và từ 30 - 60 km đối với PAC-3/PAC-3MSE. Các tên lửa có độ cao triệt hạ mục tiêu tối đa hơn 24 km và hoạt động ở tốc độ từ Mach 2,8 đến Mach 4, đủ để đánh chặn hầu hết mọi vật thể trên lý thuyết.Tên lửa PAC-3 được coi là “sở trường” để đối phó tiêu diệt các mối đe dọa nguy hiểm nhất, tên lửa có chiều dài 5,21 m; trọng lượng 312 kg; được trang bị một động cơ kép xung lực, có thể tiêu diệt tên lửa đang bay ở độ cao 40 km với tốc độ bay đạt Mach 5.Nhờ tốc độ cao, sử dụng công nghệ tìm, diệt mục tiêu chính xác cho phép tên lửa đánh chặn nhiều mục tiêu trên không như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.Tuy nhiên, hệ thống phòng không Patriot sẽ không phải là yếu tố thay đổi cục diện trên chiến trường ở Ukraine do nó vẫn đang còn những nhược điểm nhất định.So với hệ thống phòng không S-300 mà Ukraine đang có hay hệ thống S-500 mà Nga đang sử dụng, hệ thống phòng không Patriot có thông số kỹ thuật kém hơn rất nhiều như phạm vi, tốc độ, khả năng đánh chặn...Các hệ thống Patriot đã từng thất bại trong việc đánh chặn một cuộc tấn công bằng tên lửa, do quân nổi dậy Yemen phóng vào Ả Rập Saudi vào năm 2017 nhằm vào sân bay quốc tế King Khalid ở thủ đô Riyadh.Đối với các loại tên lửa hiện đại hàng đầu của Nga hiện nay như Iskander, Kh-22 thì khả năng đánh chặn của Patriot là gần như không có.Mặc dù nhận được số lượng ít và vẫn còn những nhược điểm, nhưng hệ thống phòng không Patriot mà Đức viện trợ, có thể giúp Ukraine bảo vệ các khu vực quân sự và phi quân sự quan trọng.
Vào ngày 18/4, Bộ Quốc phòng Đức thông báo rằng các hệ thống Patriot đầu tiên đã đến Ukraine. Gói viện trợ này nhằm cung cấp cho chính quyền Kiev các khí tài phòng không tầm xa của phương Tây.
Đây là lần đầu tiên Berlin xác nhận chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cho Kiev. Hệ thống này nằm trong danh mục viện trợ quân sự trị giá khoảng 14,2 tỷ USD cho Ukraine. Đây chỉ là những khẩu đội đầu tiên trong số những khẩu đội Patriot từ các thành viên NATO đã cam kết viện trợ cho Kiev.
Ngoài Đức, Mỹ và Hà Lan cũng cam kết cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine (vào ngày 22/12/2022 và 17/01/2023), mặc dù với số lượng rất nhỏ. Tuy nhiên, thời gian bàn giao dự kiến của các đơn vị tiếp theo thì vẫn đang để ngỏ.
Hệ thống phòng không Patriot là một trong số những vũ khí mới của phương Tây được đưa vào Ukraine, nhằm hỗ trợ cho những nỗ lực chống lại các lực lượng của Nga.
Patriot sử dụng hệ thống radar AN/MPQ-53/65. Đây là radar mạng pha quét điện tử thụ động. Loại radar này cho phép phát hiện, xác định, bám dẫn tên lửa tiêu diệt mục tiêu; điều khiển bằng điện tử quét từng phần của bầu trời sau vài micro giây và rất khó bị gây nhiễu…
Phạm vi hoạt động của chúng thay đổi linh hoạt, từ 90 km đến 160 km (đối với tên lửa PAC-1, PAC-2) và từ 30 - 60 km đối với PAC-3/PAC-3MSE. Các tên lửa có độ cao triệt hạ mục tiêu tối đa hơn 24 km và hoạt động ở tốc độ từ Mach 2,8 đến Mach 4, đủ để đánh chặn hầu hết mọi vật thể trên lý thuyết.
Tên lửa PAC-3 được coi là “sở trường” để đối phó tiêu diệt các mối đe dọa nguy hiểm nhất, tên lửa có chiều dài 5,21 m; trọng lượng 312 kg; được trang bị một động cơ kép xung lực, có thể tiêu diệt tên lửa đang bay ở độ cao 40 km với tốc độ bay đạt Mach 5.
Nhờ tốc độ cao, sử dụng công nghệ tìm, diệt mục tiêu chính xác cho phép tên lửa đánh chặn nhiều mục tiêu trên không như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.
Tuy nhiên, hệ thống phòng không Patriot sẽ không phải là yếu tố thay đổi cục diện trên chiến trường ở Ukraine do nó vẫn đang còn những nhược điểm nhất định.
So với hệ thống phòng không S-300 mà Ukraine đang có hay hệ thống S-500 mà Nga đang sử dụng, hệ thống phòng không Patriot có thông số kỹ thuật kém hơn rất nhiều như phạm vi, tốc độ, khả năng đánh chặn...
Các hệ thống Patriot đã từng thất bại trong việc đánh chặn một cuộc tấn công bằng tên lửa, do quân nổi dậy Yemen phóng vào Ả Rập Saudi vào năm 2017 nhằm vào sân bay quốc tế King Khalid ở thủ đô Riyadh.
Đối với các loại tên lửa hiện đại hàng đầu của Nga hiện nay như Iskander, Kh-22 thì khả năng đánh chặn của Patriot là gần như không có.
Mặc dù nhận được số lượng ít và vẫn còn những nhược điểm, nhưng hệ thống phòng không Patriot mà Đức viện trợ, có thể giúp Ukraine bảo vệ các khu vực quân sự và phi quân sự quan trọng.