Nga tuyên bố lần đầu đánh chặn bom JDAM-ER của Mỹ

Google News

Phòng không Nga lần đầu đánh chặn thành công bom lượn thông minh JDAM-ER của Mỹ; trong khi đó, phòng không Ukraine khốn đốn vì bom lượn của Nga.

Nga tuyen bo lan dau danh chan bom JDAM-ER cua My
Tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga.

Theo tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng phòng không của Nga đã lần đầu tiên đánh chặn một quả bom JDAM-ER của Mỹ, do các phi công Ukraine sử dụng.

Trong khi đó, các quả bom lượn có điều khiển của Nga (tương tự như bom JDAM-ER của Mỹ) tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine, khiến hệ thống phòng không Ukraine không thể đánh chặn.

Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, chỉ riêng chiến trường Bakhmut, 9 phi vụ ném bom thông minh của Nga thành công; tiêu diệt nhiều vũ khí, trang bị và sinh lực của quân đội Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố, phòng không của họ đã bắn rơi 16 UAV và đánh chặn thành công 4 tên lửa HIMARS của Quân đội Ukraine. Gần đây, đã có sự gia tăng đáng kể hoạt động của UAV Ukraine, cả trong khu vực hoạt động đặc biệt và hậu phương của Nga.

Nga tuyen bo lan dau danh chan bom JDAM-ER cua My-Hinh-2
Bom lượn có điều khiển JDAM-ER của Mỹ. Nguồn Wikipedia.

Ngoài ra, còn có thông tin về các cuộc tấn công ban đêm của UAV Ukraine vào các mục tiêu của Nga nằm cách xa khu vực chiến tuyến. Hậu quả của một trong những cuộc tấn công này làm một kho chứa dầu ở khu vực Krasnodar bốc cháy và một nỗ lực tấn công chỗ ở của Tổng thống Nga Putin ở Điện Kremlin.

Còn theo hãng tin nhà nước Ukraine Ukrinform, trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga vào các vị trí tiền tuyến của Ukraine leo thang, Không quân Nga đã bắt đầu sử dụng bom lượn có điều khiển với số lượng đáng kể, để bổ sung cho hỏa lực ngày càng tăng cùng với pháo binh và tên lửa.

Vào ngày 2/5, người phát ngôn lực lượng Không quân Ukraine, Đại tá Yuri Ignat, cảnh báo về mối đe dọa mà bom lượn của Nga gây ra: “Những quả bom đó có thể bay khoảng 70 km, chúng có thể tấn công các mục tiêu quân sự và hạ tầng của Ukraine và chúng ta không thể chống lại loại đạn này...

Nga tuyen bo lan dau danh chan bom JDAM-ER cua My-Hinh-3
Bom lượn có điều khiển FAB-500M-62 sử dụng trên tiêm kích bom Su-34 của Không quân Nga. Nguồn Topwar. 

...Hệ thống phòng không của chúng ta không hiệu quả trước các loại bom lượn trên, nhưng có thể bắn hạ những chiếc tiêm kích bom Su-34 mang loại bom này”.

Mặc dù Nga trước đây được cho là chỉ có một “số lượng hạn chế” bom dẫn đường, nhưng theo một số thông tin, kho dự trữ vũ khí dẫn đường của Nga đã tăng lên đáng kể kể từ tháng 2/2022, do ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã tăng đáng kể việc sản xuất loại bom, đạn dẫn đường chính xác, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến.

Bom lượn có điều khiển không chỉ chính xác hơn rất nhiều, mà quan trọng là cho phép máy bay tấn công nhiều mục tiêu hơn. Điều quan trọng nữa là với khả năng tấn công từ ngoài tầm của các hệ thống phòng không dã chiến của Ukraine, nên giảm đáng kể khả năng máy bay Nga bị bắn hạ như trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.

Những loại bom lượn có điều khiển của Nga, đều được cải tiến từ bom thường, khi được trang bị hệ thống cánh nâng và mô-đun dẫn đường quán tính, có hiệu chỉnh bằng tín hiệu vệ tinh. Do vậy, giá thành những quả bom này của Nga rất rẻ so với tên lửa. Trong khi đó số lượng bom thường của Nga được thừa hưởng từ thời Liên Xô, số lượng còn rất nhiều.

Nga tuyen bo lan dau danh chan bom JDAM-ER cua My-Hinh-4
 Tiêm kích bom Su-34 của Nga. NguồnWikipedia.

Theo tờ “Quan sát quân sự” của Mỹ, các hệ thống phòng không S-300 của Ukraine có tầm bắn chỉ trong phạm vi khoảng 100 km hoặc ít hơn tùy thuộc vào biến thể;

Trái ngược với các biến thể hiện đại của S-300 được chế tạo ở Nga ngày nay, có tầm bắn 400 km. Nghĩa là máy bay Nga có thể tự do triển khai ném bom lượn mà không có nguy cơ bị đe dọa từ phòng không Ukraine.

Các cảnh báo tiếp tục gia tăng rằng, mạng lưới phòng không của Ukraine đang hết đạn tên lửa mà không còn hy vọng được bổ sung. Các quan chức Lầu Năm Góc đánh giá rằng, hệ thống phòng thủ được giao nhiệm vụ bảo vệ  các lực lượng ở tuyến đầu của Ukraine, sẽ “giảm hoàn toàn” trước ngày 23/5.

Ngay từ tháng 11/2022, Đại tá Yuri Ignat nói với trang tin Financial Times có trụ sở tại London rằng, việc không thể mua thêm đạn tên lửa cho các hệ thống S-300 và BuK, sẽ sớm bắt đầu hạn chế khả năng đánh chặn của phòng không Ukraine khi Nga gia tăng tấn công.

Cùng với đó là các cuộc tấn công của Nga nhằm tiêu diệt các khí tài phòng không, đặc biệt là hệ thống tên lửa S-300, càng làm trầm trọng thêm vấn đề.

Nga tuyen bo lan dau danh chan bom JDAM-ER cua My-Hinh-5
 Bệ phóng tên lửa phòng không S-300 của Ukraine bị tên lửa Nga phá hủy. Nguồn: Topwar.

Vào ngày 1/5 vừa qua, trong một cuộc tấn công vào kho vũ khí của Ukraine ở Pavlograd thuộc tỉnh Dnepropetrovsk. Bên cạnh việc phá hủy 200 tấn đạn dược của Ukraine ở Donetsk, thì Quân đội Nga đã phá hủy nhiều hệ thống phòng không S-300 (tương đương 2 trung đoàn tên lửa S-300) của Ukraine.

Cuộc tập kích trên của Nga, diễn ra sau một cuộc không kích thành công phá hủy bốn bệ phóng tên lửa cho các tổ hợp S-300 của Ukraine vào ngày 27/4.

Với việc Ukraine được thừa hưởng mạng lưới phòng không lớn nhất ở châu Âu khi Liên Xô tan rã, nhưng họ đã phung phí. Trong khi đó các nước phương Tây không sở hữu các loại vũ khí phòng không như của Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc việc bổ sung đạn tên lửa kiểu Liên Xô cho Ukraine hiện nay là “bất khả thi”.

Nga tuyen bo lan dau danh chan bom JDAM-ER cua My-Hinh-6
 Những hệ thống phòng không tầm xa S-300 của Ukraine ngày càng vắng bóng. Nguồn: Twitter.

Kết quả có thể đoán trước là Không quân Nga sẽ được “tự do hành động” nhiều hơn, khi khả năng ngăn chặn đường không của Ukraine đang tiếp tục suy giảm nhanh chóng.

Và những điều này sẽ tạo tiền đề mở đường cho Không quân Nga sử dụng các loại máy bay tiêm kích bom như Su-24 và đặc biệt là Su-34, tự do sử dụng bom lượn có điều khiển, tấn công các mục tiêu mặt đất của Ukraine, mà không sợ mối đe dọa từ hệ thống phòng không tầm xa S-300 của Ukraine.

Nga ném bom lượn có điều khiển, san phẳng căn cứ của Ukraine ở Lugansk.



Tiến Minh (theo Military Watch)

>> xem thêm

Bình luận(0)