Đoạn video được thực hiện bởi Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos và Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia Hoa Kỳ (NNSA), cho thấy vụ thử nghiệm diễn ra ngày 25/8 tại Tonopah, Nevada.
Video Tiêm kích F-35 thả bom hạt nhân có tốc độ siêu thanh
Steven Samuels, người quản lý của Nhóm Hệ thống B61-12 của Sandia, cho biết: “Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên thực hiện tất cả các hệ thống, bao gồm liên kết giữa B61-12 và F-35A. Vụ thử nghiệm mới nhất là một phần quan trọng trong chương trình kết hợp giữa F-35A và B61-12".
Văn phòng Chương trình Liên hợp F-35 của Lầu Năm Góc trước đó đã công bố các bức ảnh vào tháng 6 về các cuộc thử nghiệm khác tại Căn cứ Không quân Edwards của California, trong đó một chiếc F-35 cũng thả bom hạt nhân B61-12 không mang đầu đạn hạt nhân.
Một chiếc F-35A thả một quả bom B61-12 không mang đầu đạn hạt nhân trong một chuyến bay thử nghiệm trước đó.
B61-12 là phiên bản mới nhất của dòng bom trọng lực hạt nhân thả từ trên không B61, được giới thiệu vào năm 2015. Chỉ dài 12 feet, thu gọn trong khoang chứa vũ khí của F-35.
Phần đuôi màu đỏ của quả bom hạt nhân B61-12 giả có thể nhìn thấy bên trong khoang chứa bom của chiếc F-35A trong một chuyến bay thử nghiệm.
F-35 không phải là máy bay duy nhất của Mỹ có khả năng mang vũ khí hạt nhân có tốc độ siêu thanh: F-15 Eagle và F-16 Falcon cũng có thể mang bom B61. Ngoài ra B-2 Spirit siêu âm không chỉ mang theo B61, mà còn có thể mang bom nhiệt hạch B83 lớn hơn nhiều.
Mặc dù các cuộc thử nghiệm thành công với bom hạt nhân không mang đầu đạn, F-35 vẫn chưa được chứng nhận mang vũ khí hạt nhân thực sự và việc nâng cấp lên phiên bản Block 4 của máy bay đã bị trì hoãn gần một năm, cho đến ít nhất là tháng 3 năm 2021. Việc nâng cấp phần mềm là vô cùng cần thiết để kết hợp chính xác hơn với những quả bom hạt nhân.
Theo thỏa thuận chia sẻ vũ khí đặc biệt, F-35 dự kiến sẽ đảm nhận vai trò máy bay tấn công hạt nhân cho một số đồng minh NATO sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ.