Theo Sputnik, Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Georgette Mosbacher đang đề nghị Warsaw có thể đồng ý tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu nếu Đức từ chối.Trong trường hợp Mỹ đàm phán với Ba Lan thành công để có thể triển khai vũ khí hạt nhân thì đây sẽ là mối đe dọa lớn cho Nga.Trong trường hợp xảy ra xung đột, các pháo đài bay, đặc biệt là máy bay ném bom tàng hình B-2 Mỹ có thể cất cánh và mang theo các quả bom nguyên tử để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.Khoảng cách từ Ba Lan tới Nga ngắn hơn so với khoảng cách từ Đức, điều này không chỉ tạo ra ưu thế bất ngờ mà còn có thể nhanh chóng tung ra các cuộc không kích cường độ cao.Đặc biệt với loại bom hạt nhân B61-12 với sự chính xác và sức hủy diệt lớn sẽ gây ra không ít khó khăn cho Nga.B61-12 hiện là loại bom hạt nhân tiêu chuẩn trang bị trên các loại máy bay của quân đội Mỹ.Do được thiết kế để có thể triển khai cả chiến đấu cơ tàng hình nên kích thước của loại bom này khá gọn.Chúng có trọng lượng chỉ 320 kg; chiều dài 3,56 m; đường kính 33 cm.Đương lượng nổ của bom B61-12 có các tùy chọn 0,3 kT; 1,0 kT; 1,5 kT và mức cao nhất lên tới 50 kT, như vậy loại bom này có thể được xếp vào vũ khí chiến lược khi mang đầy đủ sức mạnh.B61-12 lại có độ chính xác cực cao, gấp 3 lần so với các loại bom tiền nhiệm là bom B61-11.Cụ thể, B61-12 có độ chính xác cao hơn rất nhiều, với bán kính lệch mục tiêu chỉ là khoảng trên dưới 20m (còn B61-11 là 170m).Đây là một con số cực kỳ ấn tượng. Với độ chính xác này không cần thiết phải trang bị đương lượng nổ lớn cho loại bom này vẫn có thể đạt được hiệu suất diệt mục tiêu tối đa.Việc kết hợp giữa bom hạt nhân B61-12 và các loại máy bay tàng hình sẽ đem lại hiệu quả tấn công với sức mạnh lớn.Hiện Mỹ đang tiếp tục nâng cấp bom hạt nhân B61-12 để chúng có thể đáp ứng tốt hơn trong môi trường tác chiến hiện đại.Mặc dù vậy, giới quan sát cũng đánh giá rằng Nga có các hệ thống phòng không đủ mạnh để có thể đối đầu sòng phẳng trong một cuộc chiến nếu đối phương tung ra các máy bay mang theo bom hạt nhân.Bên cạnh đó, họ cũng có thể có động thái tương tự khi chuyển các hệ thống phòng thủ cực mạnh hoặc các loại tên lửa đạn đạo tới các đồng minh tại Nam Mỹ để trả đũa Mỹ nếu Washington triển khai bom hạt nhân tại Ba Lan.
Theo Sputnik, Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Georgette Mosbacher đang đề nghị Warsaw có thể đồng ý tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu nếu Đức từ chối.
Trong trường hợp Mỹ đàm phán với Ba Lan thành công để có thể triển khai vũ khí hạt nhân thì đây sẽ là mối đe dọa lớn cho Nga.
Trong trường hợp xảy ra xung đột, các pháo đài bay, đặc biệt là máy bay ném bom tàng hình B-2 Mỹ có thể cất cánh và mang theo các quả bom nguyên tử để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Khoảng cách từ Ba Lan tới Nga ngắn hơn so với khoảng cách từ Đức, điều này không chỉ tạo ra ưu thế bất ngờ mà còn có thể nhanh chóng tung ra các cuộc không kích cường độ cao.
Đặc biệt với loại bom hạt nhân B61-12 với sự chính xác và sức hủy diệt lớn sẽ gây ra không ít khó khăn cho Nga.
B61-12 hiện là loại bom hạt nhân tiêu chuẩn trang bị trên các loại máy bay của quân đội Mỹ.
Do được thiết kế để có thể triển khai cả chiến đấu cơ tàng hình nên kích thước của loại bom này khá gọn.
Chúng có trọng lượng chỉ 320 kg; chiều dài 3,56 m; đường kính 33 cm.
Đương lượng nổ của bom B61-12 có các tùy chọn 0,3 kT; 1,0 kT; 1,5 kT và mức cao nhất lên tới 50 kT, như vậy loại bom này có thể được xếp vào vũ khí chiến lược khi mang đầy đủ sức mạnh.
B61-12 lại có độ chính xác cực cao, gấp 3 lần so với các loại bom tiền nhiệm là bom B61-11.
Cụ thể, B61-12 có độ chính xác cao hơn rất nhiều, với bán kính lệch mục tiêu chỉ là khoảng trên dưới 20m (còn B61-11 là 170m).
Đây là một con số cực kỳ ấn tượng. Với độ chính xác này không cần thiết phải trang bị đương lượng nổ lớn cho loại bom này vẫn có thể đạt được hiệu suất diệt mục tiêu tối đa.
Việc kết hợp giữa bom hạt nhân B61-12 và các loại máy bay tàng hình sẽ đem lại hiệu quả tấn công với sức mạnh lớn.
Hiện Mỹ đang tiếp tục nâng cấp bom hạt nhân B61-12 để chúng có thể đáp ứng tốt hơn trong môi trường tác chiến hiện đại.
Mặc dù vậy, giới quan sát cũng đánh giá rằng Nga có các hệ thống phòng không đủ mạnh để có thể đối đầu sòng phẳng trong một cuộc chiến nếu đối phương tung ra các máy bay mang theo bom hạt nhân.
Bên cạnh đó, họ cũng có thể có động thái tương tự khi chuyển các hệ thống phòng thủ cực mạnh hoặc các loại tên lửa đạn đạo tới các đồng minh tại Nam Mỹ để trả đũa Mỹ nếu Washington triển khai bom hạt nhân tại Ba Lan.