Mới đây, Cơ quan an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ (NNSA) đã chính thức cho phép bắt đầu sản xuất bom hạt nhân B61-12.Đây là phiên bản mới nhất của họ bom hạt nhân B61 do Viện nghiên cứu quốc gia Los Alamos thiết kế, được nhà máy Pantex sản xuất từ 1968 tới nay với 3.155 quả.Bình luận về loại bom hạt nhân mới này, chuyên gia quân sự Nga Sivkov cho biết: “Bom sẽ không qua hiện đại hóa, mà các blok của nó sẽ được cải tiến… Cũng không mất nhiều thời gian - tối đa là 1,5 năm, và sau đó bom sẽ được cung cấp. Đặc điểm của bom B61-12 là có độ chính xác rất cao”."Việc sản xuất các quả bom đó sẽ mở rộng đáng kể khả năng của máy bay chiến thuật Mỹ để tiêu diệt các cứ điểm chỉ huy tầm chiến lược được bảo vệ an toàn nhất của chúng ta (tức là nước Nga). Các phiên bản bom đổi mới trước đó đã được bố trí tại châu Âu, và không có nghi ngờ gì rằng phiên bản nâng cấp tiếp theo cũng sẽ được gửi tới đó”, ông Sivkov phải khen ngợi.Bom hạt nhân B61 Mod 12 hay gọi gọn là B61-12 sẽ được thay thế cho các phiên bản B61 Mod 3, 4, 7 và 10. Khoảng 400-500 quả sẽ được cung cấp cho Quân đội Mỹ, tuổi thọ khoảng 20 năm.So với B61-11, B61-12 có sức nổ kém hơn hẳn. Cụ thể, loại B61-11 mang đầu đạn công suất lên tới 400 kiloton. Trong khi đó, loại B61-12 chỉ có đầu đạn 50kiloton. Thế nhưng, B61-12 có độ chính xác cao hơn rất nhiều, với bán kính lệch mục tiêu chỉ là 30m (còn Mod 11 là 110-170m).Tuy nhiên, trong nhiệm vụ tiêu diệt các boongke tầm chiến lược thì hiệu quả của chúng là như nhau.Bom hạt nhân B61-12 có thể triển khai trên hầu hết các máy bay chiến đấu chiến thuật tới máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ.Trong ảnh, tiêm kích hạng nặng F-15E thử nghiệm mang 2 bom hạt nhân B61-12.Hầu hết các bom B61 có trang bị dù để giữ chậm và ổn định cho bom, để thuận lợi cho máy bay ném bom có thời gian thoát khỏi ảnh hưởng từ vụ nổ (cũng để tạo cho bom còn giữ được nguyên vẹn do va chạm mạnh với mặt đất trước khi nổ).Khoảnh khắc quả bom tập B61 đâm xuống mục tiêu được vẽ hình tròn, chứng minh độ chính xác rất cao của nó.Bom hạt nhân B61-12 đặt ra mối đe dọa rất lớn tới sở chỉ huy chiến lược, kho vũ khí chiến lược nằm dưới lòng đất hoặc trong núi của Liên bang Nga.Theo chuyên gia Sivkov, phía Nga chỉ có thể đưa ra biện pháp đối phó duy nhất là chế tạo đầu đạn hạt nhân cho tổ hợp tên lửa "Iskander".Với độ chính xác cực cao, khó đánh chặn, nếu phát hiện sớm, Iskander có thể san phẳng các sân bay – nơi xuất kích của máy bay ném bom hạt nhân ở châu Âu, hoặc là đáp trả tiêu diệt các căn cứ chỉ huy của NATO tại châu Âu. Bên cạnh đó, họ cần hơn bao giờ hết các tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm xa đối phó với các máy bay mang bom hạt nhân ở bên ngoài lãnh thổ Nga.
Mới đây, Cơ quan an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ (NNSA) đã chính thức cho phép bắt đầu sản xuất bom hạt nhân B61-12.
Đây là phiên bản mới nhất của họ bom hạt nhân B61 do Viện nghiên cứu quốc gia Los Alamos thiết kế, được nhà máy Pantex sản xuất từ 1968 tới nay với 3.155 quả.
Bình luận về loại bom hạt nhân mới này, chuyên gia quân sự Nga Sivkov cho biết: “Bom sẽ không qua hiện đại hóa, mà các blok của nó sẽ được cải tiến… Cũng không mất nhiều thời gian - tối đa là 1,5 năm, và sau đó bom sẽ được cung cấp. Đặc điểm của bom B61-12 là có độ chính xác rất cao”.
"Việc sản xuất các quả bom đó sẽ mở rộng đáng kể khả năng của máy bay chiến thuật Mỹ để tiêu diệt các cứ điểm chỉ huy tầm chiến lược được bảo vệ an toàn nhất của chúng ta (tức là nước Nga). Các phiên bản bom đổi mới trước đó đã được bố trí tại châu Âu, và không có nghi ngờ gì rằng phiên bản nâng cấp tiếp theo cũng sẽ được gửi tới đó”, ông Sivkov phải khen ngợi.
Bom hạt nhân B61 Mod 12 hay gọi gọn là B61-12 sẽ được thay thế cho các phiên bản B61 Mod 3, 4, 7 và 10. Khoảng 400-500 quả sẽ được cung cấp cho Quân đội Mỹ, tuổi thọ khoảng 20 năm.
So với B61-11, B61-12 có sức nổ kém hơn hẳn. Cụ thể, loại B61-11 mang đầu đạn công suất lên tới 400 kiloton. Trong khi đó, loại B61-12 chỉ có đầu đạn 50kiloton. Thế nhưng, B61-12 có độ chính xác cao hơn rất nhiều, với bán kính lệch mục tiêu chỉ là 30m (còn Mod 11 là 110-170m).
Tuy nhiên, trong nhiệm vụ tiêu diệt các boongke tầm chiến lược thì hiệu quả của chúng là như nhau.
Bom hạt nhân B61-12 có thể triển khai trên hầu hết các máy bay chiến đấu chiến thuật tới máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ.
Trong ảnh, tiêm kích hạng nặng F-15E thử nghiệm mang 2 bom hạt nhân B61-12.
Hầu hết các bom B61 có trang bị dù để giữ chậm và ổn định cho bom, để thuận lợi cho máy bay ném bom có thời gian thoát khỏi ảnh hưởng từ vụ nổ (cũng để tạo cho bom còn giữ được nguyên vẹn do va chạm mạnh với mặt đất trước khi nổ).
Khoảnh khắc quả bom tập B61 đâm xuống mục tiêu được vẽ hình tròn, chứng minh độ chính xác rất cao của nó.
Bom hạt nhân B61-12 đặt ra mối đe dọa rất lớn tới sở chỉ huy chiến lược, kho vũ khí chiến lược nằm dưới lòng đất hoặc trong núi của Liên bang Nga.
Theo chuyên gia Sivkov, phía Nga chỉ có thể đưa ra biện pháp đối phó duy nhất là chế tạo đầu đạn hạt nhân cho tổ hợp tên lửa "Iskander".
Với độ chính xác cực cao, khó đánh chặn, nếu phát hiện sớm, Iskander có thể san phẳng các sân bay – nơi xuất kích của máy bay ném bom hạt nhân ở châu Âu, hoặc là đáp trả tiêu diệt các căn cứ chỉ huy của NATO tại châu Âu. Bên cạnh đó, họ cần hơn bao giờ hết các tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm xa đối phó với các máy bay mang bom hạt nhân ở bên ngoài lãnh thổ Nga.