Theo tuyên bố của Không quân Mỹ hôm 8/6, quả bom hạt nhân nâng cấp mới B61-12 đã được thử thành công từ tiêm kích F-15E Strike Eagle tại khu thử nghiệm quốc gia ở Nevada. Quả bom đã hoàn thành vụ tấn công vào mục tiêu sau 55 giây được thả từ máy bay."Tất cả đều là việc thật ngoại trừ đầu đạn hạn nhân. Thử nghiệm đúc kết lại nhiều năm lên kế hoạch, thiết kế, phân tích, thử nghiệm và đánh giá nhằm thể hiện khả năng trang bị bom hạt nhân B61-12 trên F-15E Strike Eagle", chuyên gia Steven Samuels thuộc nhóm phụ trách về B61-12 cho biết.Vụ thử nằm trong chương trình nhằm tăng thời hạn phục vụ của bom hạt nhân chiến thuật B61 thêm ít nhất 20 năm. Giới quân sự Mỹ cho biết loại bom hạt nhân này đã thực hiện nhiệm vụ răn đe những kẻ thù tiềm tàng trong gần 50 năm, trở thành vũ khí lâu đời nhất của Mỹ với vô số lần được nâng cấp từ năm 1968 để tăng sức mạnh và tin cậy.Nhưng trái với những thông tin trước đó về việc Mỹ sẽ kích nổ đầu đạn hạt nhân thật khi thử bom B61-12 thì trong vụ thử nghiệm vừa hoàn thành, "tất cả đều thật ngoại trừ đầu đạn hạt nhân".Hiện Nga chưa có bình luận nào về vụ thử B61-12 của Mỹ nhưng ngay khi Mỹ thử thành công B61-12, Tổng giám đốc Công ty Tehmash, Sergey Rusakov cho biết: Mỹ thử nghiệm thành công là cơ sở để Nga tiếp tục trang bị loại ngòi nổ không tiếp xúc cho tất cả các loại bom của mình, đồng thời nghiên cứu phát triển các loại ngòi nổ mới dành cho bom giống như các loại tên lửa dẫn đường.Nếu điều này thành hiện thực các loại bom của Nga sẽ có sức công phá và độ chính xác vô cùng lớn. "Các cuộc thử nghiệm ngòi nổ đã thành công tốt đẹp. Bây giờ Viện nghiên cứu (NIIEP) sẽ chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm và tiến hành sản xuất hàng loạt. Tôi nghĩ rằng, trong tương lai gần các quả bom thế hệ mới sẽ bắt đầu được trang bị cho quân đội Nga", ông S. Rusakov nói.Trong quá trình thực hiện các công việc nhằm tạo ra ngòi nổ thế hệ mới các nhà thiết kế NIIEP đã phải giải quyết một loạt nhiệm vụ phức tạp: bảo đảm các tính năng sử dụng đã đặt ra, khả năng chống nhiễu trong điều kiện tác động của hệ thống tạp âm (nhiễu), và tăng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng.Nhiệm vụ phức tạp nhất đã hoàn thành. Trong việc bảo vệ khả năng làm việc của ngòi nổ không tiếp xúc trong điều kiện nhiệt độ cao do nhiệt động học trong quá trình vận chuyển trên giá bên ngoài với tốc độ siêu thanh.Để bảo đảm bảo vệ các bộ phận của ngòi nổ tiếp xúc khỏi sự ảnh hưởng của nhiệt độ các nhà thiết kế NIIEP của công ty Tehmash đã nghiên cứu cấu tạo nắp giữ nhiệt, chúng thải ra trong quá trình hoạt động và trong thành phần của quả bom sau khi thả chúng từ máy bay.Quả bom với ngòi nổ không tiếp xúc sẽ có khả năng tiêu diệt, sát thương vượt trội hơn rất nhiều so với các quả bom với ngòi nổ tiếp xúc mà hiện nay đang được trang bị cho các lực lượng quân đội của Nga.Hiện tại, nếu sử dụng các quả bom cùng với ngòi nổ tiếp xúc khi tiến hành khai thác một phần năng lượng rất lớn khi nổ sẽ bị hao phí do tạo thành các hố sâu và phá hủy mặt đất, kết quả làm giảm bán kính sát thương tiêu diệt địch và cho hiệu suất của đầu đạn thấp hơn.Còn các quả bom với ngòi nổ không tiếp xúc sẽ khắc phục được tất cả những vấn đề trên và tất cả năng lượng sau khi nổ sẽ tập trung tiêu diệt mục tiêu. Cần nhớ rằng, ngòi nổ tiếp xúc hoặc không tiếp xúc đã được Nga sử dụng từ lâu nhưng sử dụng cho bom hạng nặng thì đây là lần đầu.
Theo tuyên bố của Không quân Mỹ hôm 8/6, quả bom hạt nhân nâng cấp mới B61-12 đã được thử thành công từ tiêm kích F-15E Strike Eagle tại khu thử nghiệm quốc gia ở Nevada. Quả bom đã hoàn thành vụ tấn công vào mục tiêu sau 55 giây được thả từ máy bay.
"Tất cả đều là việc thật ngoại trừ đầu đạn hạn nhân. Thử nghiệm đúc kết lại nhiều năm lên kế hoạch, thiết kế, phân tích, thử nghiệm và đánh giá nhằm thể hiện khả năng trang bị bom hạt nhân B61-12 trên F-15E Strike Eagle", chuyên gia Steven Samuels thuộc nhóm phụ trách về B61-12 cho biết.
Vụ thử nằm trong chương trình nhằm tăng thời hạn phục vụ của bom hạt nhân chiến thuật B61 thêm ít nhất 20 năm. Giới quân sự Mỹ cho biết loại bom hạt nhân này đã thực hiện nhiệm vụ răn đe những kẻ thù tiềm tàng trong gần 50 năm, trở thành vũ khí lâu đời nhất của Mỹ với vô số lần được nâng cấp từ năm 1968 để tăng sức mạnh và tin cậy.
Nhưng trái với những thông tin trước đó về việc Mỹ sẽ kích nổ đầu đạn hạt nhân thật khi thử bom B61-12 thì trong vụ thử nghiệm vừa hoàn thành, "tất cả đều thật ngoại trừ đầu đạn hạt nhân".
Hiện Nga chưa có bình luận nào về vụ thử B61-12 của Mỹ nhưng ngay khi Mỹ thử thành công B61-12, Tổng giám đốc Công ty Tehmash, Sergey Rusakov cho biết: Mỹ thử nghiệm thành công là cơ sở để Nga tiếp tục trang bị loại ngòi nổ không tiếp xúc cho tất cả các loại bom của mình, đồng thời nghiên cứu phát triển các loại ngòi nổ mới dành cho bom giống như các loại tên lửa dẫn đường.
Nếu điều này thành hiện thực các loại bom của Nga sẽ có sức công phá và độ chính xác vô cùng lớn. "Các cuộc thử nghiệm ngòi nổ đã thành công tốt đẹp. Bây giờ Viện nghiên cứu (NIIEP) sẽ chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm và tiến hành sản xuất hàng loạt. Tôi nghĩ rằng, trong tương lai gần các quả bom thế hệ mới sẽ bắt đầu được trang bị cho quân đội Nga", ông S. Rusakov nói.
Trong quá trình thực hiện các công việc nhằm tạo ra ngòi nổ thế hệ mới các nhà thiết kế NIIEP đã phải giải quyết một loạt nhiệm vụ phức tạp: bảo đảm các tính năng sử dụng đã đặt ra, khả năng chống nhiễu trong điều kiện tác động của hệ thống tạp âm (nhiễu), và tăng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng.
Nhiệm vụ phức tạp nhất đã hoàn thành. Trong việc bảo vệ khả năng làm việc của ngòi nổ không tiếp xúc trong điều kiện nhiệt độ cao do nhiệt động học trong quá trình vận chuyển trên giá bên ngoài với tốc độ siêu thanh.
Để bảo đảm bảo vệ các bộ phận của ngòi nổ tiếp xúc khỏi sự ảnh hưởng của nhiệt độ các nhà thiết kế NIIEP của công ty Tehmash đã nghiên cứu cấu tạo nắp giữ nhiệt, chúng thải ra trong quá trình hoạt động và trong thành phần của quả bom sau khi thả chúng từ máy bay.
Quả bom với ngòi nổ không tiếp xúc sẽ có khả năng tiêu diệt, sát thương vượt trội hơn rất nhiều so với các quả bom với ngòi nổ tiếp xúc mà hiện nay đang được trang bị cho các lực lượng quân đội của Nga.
Hiện tại, nếu sử dụng các quả bom cùng với ngòi nổ tiếp xúc khi tiến hành khai thác một phần năng lượng rất lớn khi nổ sẽ bị hao phí do tạo thành các hố sâu và phá hủy mặt đất, kết quả làm giảm bán kính sát thương tiêu diệt địch và cho hiệu suất của đầu đạn thấp hơn.
Còn các quả bom với ngòi nổ không tiếp xúc sẽ khắc phục được tất cả những vấn đề trên và tất cả năng lượng sau khi nổ sẽ tập trung tiêu diệt mục tiêu. Cần nhớ rằng, ngòi nổ tiếp xúc hoặc không tiếp xúc đã được Nga sử dụng từ lâu nhưng sử dụng cho bom hạng nặng thì đây là lần đầu.