Israel từ lâu đã đe dọa tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran, nếu Tehran cố gắng chế tạo vũ khí hạt nhân. Các cơ sở hạt nhân của Iran chắc chắn sẽ được bảo vệ bởi hệ thống phòng không rất mạnh.Hiện Iran có hơn một nghìn khẩu pháo phòng không, nhiều loại tên lửa đất đối không hiện đại (cả nhập khẩu và tự chế tạo), trong đó có hệ thống phòng không S-300PMU; và đã nhiều lần đề nghị Nga bán hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400.Cùng nằm ở khu vực Trung Đông, nhưng khoảng cách địa lý giữa Israel và Iran là quá xa nhau. Cự ly từ thủ đô Tel Aviv của Israel đến thủ đô Tehran của Iran là 2.000 km. Vượt quá tầm bay của tất cả các loại chiến đấu cơ của Israel.Nếu Iran đe dọa dùng lực lượng tên lửa đạn đạo hùng hậu của mình, để "san phẳng" Israel; thì Israel chỉ dựa vào số chiến đấu cơ, nhất là số máy bay chiến đấu tàng hình F-35I vừa mới nhập của Mỹ. Nhưng với bán kính hoạt động chỉ 1.200 km, thì F-35 chưa bay đến biên giới Iran, đã hết nhiên liệu.Để có thể tiến công Iran bằng tiêm kích F-35, Israel phải dựa vào số máy bay tiếp dầu trên không. Lực lượng Không quân Israel (IAF) từ lâu đã duy trì khả năng tiếp nhiên liệu trên không, lợi thế này cho phép máy bay chiến đấu của họ, có tầm hoạt động khắp Trung Đông.Vừa qua Bộ Ngoại giao Mỹ, đã chấp thuận yêu cầu của Israel, mua 8 máy bay tiếp dầu trên không KC-46A Pegasus. Bao gồm thiết bị hỗ trợ, phụ tùng thay thế và đào tạo, thỏa thuận trị giá 2,4 tỷ USD; chiếc đầu tiên sẽ gia nhập biên chế IAF, vào năm 2023.Không quân Israel hiện có 11 máy bay tiếp dầu, trong đó có 7 chiếc Boeing 707 do Mỹ sản xuất và 4 máy bay vận tải Lockheed Martin C-130H. Tuy nhiên đó là những máy bay tiếp dầu cho Israel cải biến; và đây cũng là lần đầu tiên, Mỹ bán máy bay tiếp dầu cho Israel.Hầu hết các máy bay tiếp dầu Boeing của IAF đều đã trên 60 tuổi, chiếc Boeing 707 ra đời từ năm 1958, đã từ lâu không còn hoạt động trong lĩnh vực hàng không thương mại, và không còn phụ tùng thay thế. Năm 2017, IAF đã phải mua một chiếc 707 cũ, của Lực lượng Không quân Brazil, chỉ để lấy phụ tùng thay thế.Máy bay tiếp dầu KC-46A Pegasus được chế tạo dựa trên máy bay chở khách hai động cơ Boeing 767, KC-46A có thể mang theo 29,5 tấn nhiên liệu, để tiếp dầu trên không cho các loại máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay cảnh báo sớm trên không. Tầm hoạt động của KC-46A Pegasus là 11.830 km, thừa tầm bao phủ toàn bộ khu vực Trung Đông và Bắc Phi.Không quân Mỹ đã chấp nhận dùng KC-46A để thay thế 31 chiếc KC-135 Stratotanker có từ những năm 1950. Tuy nhiên vào năm 2019, những chiếc KC-46A đã phải sửa chữa một loạt sai sót, nhất là việc điều khiển tiếp nhiên liệu từ xa. Việc này đã giúp những chiếc KC-46A của Israel được hưởng lợi.Điều quan trọng nữa là việc Mỹ chấp thuận bán máy bay tiếp dầu hiện đại cho đồng minh Israel, với mục đích ngoài phục vụ IAF, chúng sẽ được sử dụng để hỗ trợ các lực lượng của Mỹ trong thời chiến. Tuy nhiên, Mỹ cũng khẳng định rằng, thương vụ này “sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực”.Trước đó, Israel đã đề nghị mua 50 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ và đã có hai phi đội. Mẫu F-35A của Không quân Mỹ có tầm bay hơn 2.500 km (với điều kiện máy bay không mang theo vũ khí), nếu chỉ sử dụng nhiên liệu bên trong, mà không phải tiếp dầu trên không.Những phiên bản F-35I của Israel, được Israel tiến hành sửa đổi, có sử dụng thùng nhiên liệu bên ngoài, được thiết kế đặc biệt; nếu được tiếp dầu trên không, có thể bay phủ hầu hết lãnh thổ Iran (lưu ý là máy bay tiếp dầu KC-46A, chỉ có thể tiếp cận ngoài không phận của Iran).Với điều kiện khó khăn về địa lý cùng với hệ thống phòng không rất mạnh của Iran, nếu Israel tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran, máy bay F-35 cũng như các máy bay chiến đấu F-15 của IAF, sẽ cần phải tiếp nhiên liệu trên không và có thể là nhiều lần tiếp lại.Máy bay tiếp dầu KC-46A chở được nhiều nhiên liệu hơn các máy bay tiếp dầu hiện nay của Israel, đồng thời nó có các cảm biến và thiết bị gây nhiễu tốt hơn, để tồn tại trước các hệ thống phòng không của đối phương.Tuy nhiên những chiếc KC-46A cũng không thể mạo hiểm tiếp cận vào lãnh thổ Iran, công việc xuyên thủng hệ thống phòng không Iran, đó là nhiệm vụ của những máy bay chiến đấu tàng hình F-35I hoặc F-15, được trang bị các hệ thống gây nhiễu điện tử mạnh.Mặc dù những chiếc KC-46A, không thể trực tiếp tham gia cuộc tấn công của Israel vào Iran, nhưng sẽ giúp nối dài tầm bay của các loại chiến đấu cơ trên; đặt toàn bộ lãnh thổ Iran vào tầm khống chế của F-35I và F-15 của lực lượng Không quân Israel. Nguồn ảnh: Flickr. Không bay được tới lãnh thổ của nhau, Israel và Iran "không hẹn mà gặp" trên chiến trường Syria. Nguồn: itvNews.
Israel từ lâu đã đe dọa tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran, nếu Tehran cố gắng chế tạo vũ khí hạt nhân. Các cơ sở hạt nhân của Iran chắc chắn sẽ được bảo vệ bởi hệ thống phòng không rất mạnh.
Hiện Iran có hơn một nghìn khẩu pháo phòng không, nhiều loại tên lửa đất đối không hiện đại (cả nhập khẩu và tự chế tạo), trong đó có hệ thống phòng không S-300PMU; và đã nhiều lần đề nghị Nga bán hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400.
Cùng nằm ở khu vực Trung Đông, nhưng khoảng cách địa lý giữa Israel và Iran là quá xa nhau. Cự ly từ thủ đô Tel Aviv của Israel đến thủ đô Tehran của Iran là 2.000 km. Vượt quá tầm bay của tất cả các loại chiến đấu cơ của Israel.
Nếu Iran đe dọa dùng lực lượng tên lửa đạn đạo hùng hậu của mình, để "san phẳng" Israel; thì Israel chỉ dựa vào số chiến đấu cơ, nhất là số máy bay chiến đấu tàng hình F-35I vừa mới nhập của Mỹ. Nhưng với bán kính hoạt động chỉ 1.200 km, thì F-35 chưa bay đến biên giới Iran, đã hết nhiên liệu.
Để có thể tiến công Iran bằng tiêm kích F-35, Israel phải dựa vào số máy bay tiếp dầu trên không. Lực lượng Không quân Israel (IAF) từ lâu đã duy trì khả năng tiếp nhiên liệu trên không, lợi thế này cho phép máy bay chiến đấu của họ, có tầm hoạt động khắp Trung Đông.
Vừa qua Bộ Ngoại giao Mỹ, đã chấp thuận yêu cầu của Israel, mua 8 máy bay tiếp dầu trên không KC-46A Pegasus. Bao gồm thiết bị hỗ trợ, phụ tùng thay thế và đào tạo, thỏa thuận trị giá 2,4 tỷ USD; chiếc đầu tiên sẽ gia nhập biên chế IAF, vào năm 2023.
Không quân Israel hiện có 11 máy bay tiếp dầu, trong đó có 7 chiếc Boeing 707 do Mỹ sản xuất và 4 máy bay vận tải Lockheed Martin C-130H. Tuy nhiên đó là những máy bay tiếp dầu cho Israel cải biến; và đây cũng là lần đầu tiên, Mỹ bán máy bay tiếp dầu cho Israel.
Hầu hết các máy bay tiếp dầu Boeing của IAF đều đã trên 60 tuổi, chiếc Boeing 707 ra đời từ năm 1958, đã từ lâu không còn hoạt động trong lĩnh vực hàng không thương mại, và không còn phụ tùng thay thế. Năm 2017, IAF đã phải mua một chiếc 707 cũ, của Lực lượng Không quân Brazil, chỉ để lấy phụ tùng thay thế.
Máy bay tiếp dầu KC-46A Pegasus được chế tạo dựa trên máy bay chở khách hai động cơ Boeing 767, KC-46A có thể mang theo 29,5 tấn nhiên liệu, để tiếp dầu trên không cho các loại máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay cảnh báo sớm trên không. Tầm hoạt động của KC-46A Pegasus là 11.830 km, thừa tầm bao phủ toàn bộ khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Không quân Mỹ đã chấp nhận dùng KC-46A để thay thế 31 chiếc KC-135 Stratotanker có từ những năm 1950. Tuy nhiên vào năm 2019, những chiếc KC-46A đã phải sửa chữa một loạt sai sót, nhất là việc điều khiển tiếp nhiên liệu từ xa. Việc này đã giúp những chiếc KC-46A của Israel được hưởng lợi.
Điều quan trọng nữa là việc Mỹ chấp thuận bán máy bay tiếp dầu hiện đại cho đồng minh Israel, với mục đích ngoài phục vụ IAF, chúng sẽ được sử dụng để hỗ trợ các lực lượng của Mỹ trong thời chiến. Tuy nhiên, Mỹ cũng khẳng định rằng, thương vụ này “sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực”.
Trước đó, Israel đã đề nghị mua 50 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ và đã có hai phi đội. Mẫu F-35A của Không quân Mỹ có tầm bay hơn 2.500 km (với điều kiện máy bay không mang theo vũ khí), nếu chỉ sử dụng nhiên liệu bên trong, mà không phải tiếp dầu trên không.
Những phiên bản F-35I của Israel, được Israel tiến hành sửa đổi, có sử dụng thùng nhiên liệu bên ngoài, được thiết kế đặc biệt; nếu được tiếp dầu trên không, có thể bay phủ hầu hết lãnh thổ Iran (lưu ý là máy bay tiếp dầu KC-46A, chỉ có thể tiếp cận ngoài không phận của Iran).
Với điều kiện khó khăn về địa lý cùng với hệ thống phòng không rất mạnh của Iran, nếu Israel tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran, máy bay F-35 cũng như các máy bay chiến đấu F-15 của IAF, sẽ cần phải tiếp nhiên liệu trên không và có thể là nhiều lần tiếp lại.
Máy bay tiếp dầu KC-46A chở được nhiều nhiên liệu hơn các máy bay tiếp dầu hiện nay của Israel, đồng thời nó có các cảm biến và thiết bị gây nhiễu tốt hơn, để tồn tại trước các hệ thống phòng không của đối phương.
Tuy nhiên những chiếc KC-46A cũng không thể mạo hiểm tiếp cận vào lãnh thổ Iran, công việc xuyên thủng hệ thống phòng không Iran, đó là nhiệm vụ của những máy bay chiến đấu tàng hình F-35I hoặc F-15, được trang bị các hệ thống gây nhiễu điện tử mạnh.
Mặc dù những chiếc KC-46A, không thể trực tiếp tham gia cuộc tấn công của Israel vào Iran, nhưng sẽ giúp nối dài tầm bay của các loại chiến đấu cơ trên; đặt toàn bộ lãnh thổ Iran vào tầm khống chế của F-35I và F-15 của lực lượng Không quân Israel. Nguồn ảnh: Flickr.
Không bay được tới lãnh thổ của nhau, Israel và Iran "không hẹn mà gặp" trên chiến trường Syria. Nguồn: itvNews.