Dòng tên lửa đất đối không tầm trung cơ động đầu tiên của Liên Xô mang tên 2K12 Kub hay còn có biệt danh là " 3 ngón tay thần chết" bắt đầu được nước này nghiên cứu và phát triển kể từ năm 1958. Nguồn ảnh: Wiki.Ban đầu, các tổ hợp 2K12 Kub được yêu cầu có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bay với tốc độ 420 - 600 mét/giây từ độ cao khoảng 100 mét tới 7 km và tầm bắn tối đa 20 km. Nguồn ảnh: Wiki.Ngoài ra, các tướng lĩnh Liên Xô còn yêu cầu yêu cầu tỷ lệ bắn hạ mục tiêu của loại vũ khí này phải đạt 70%, nghĩa là bắn 10 phát phải trúng tối thiểu 7 phát. Nguồn ảnh: Wiki.Năm năm sau đó, tên lửa Kub của Liên Xô đã lần đầu tiên bắn thử mục tiêu bay vào ngày 18/12/1963 với mục tiêu giả định của nó là một máy bay ném bom Ilyushin Il-28 và tiêu diệt chính xác mục tiêu. Nguồn ảnh: Wiki.Sau đó, hệ thống tên lửa phòng không này của Liên Xô tiếp tục được thử nghiệm tới năm 1966, vượt qua một loạt các rào cản kỹ thuật mà nó gặp phải, tới năm 1967, hệ thống 2K12 Kub chính thức được trang bị cho các đơn vị quân đội của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.Ngay lập tức sau khi được đưa vào trang bị, tên lửa Kub đã nhận được yêu cầu hiện đại hóa để cải tiện các đặc tính chiến đấu bao gồm tầm bắn xa hơn, thời gian triển khai ngắn hơn. Chính yêu cầu này đã dẫn tới sự ra đời của Kub-M1 vào năm 1973. Nguồn ảnh: Wiki.Phiên bản cuối cùng của dòng tên lửa Kub mang mã "Kub-M4". Sử dụng các thành phần của Kub-M3 và kèm theo khả năng nhận thông tin điều khiển hỏa lực tiêu diệt mục tiêu từ xe mang radar và ống phóng. Nguồn ảnh: Wiki.Nguyên bản, trên mỗi xe phóng của Kub sẽ bao gồm ba quả đạn tên lửa. Đây là loại tên lửa 9M336, sử dụng hệ thống dẫn đường bán chủ động. Ở phiên bản Kub-M4 mới nhất, tên lửa có khả năng vươn tới độ cao từ 30 mét tới 14 km và có tốc độ tối đa Mach 2. Nguồn ảnh: Wiki.Tất cả các phiên bản Kub đều sử dụng tên lửa có trọng lượng 630 kg giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất chỉ nằm ở tầm hoạt động và trần bay tối đa mà chúng có thể vươn tới. Nguồn ảnh: Military.Các tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub từng tham gia vào rất nhiều cuộc chiến trên thế giới trong cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Hiện tại, trên thế giới có khoảng hơn 20 nước có sử dụng loại tên lửa này trong biên chế quân đội của mình. Nguồn ảnh: Oryx.Nhiều thông tin cho rằng Việt Nam cũng sở hữu loại vũ khí này, tuy nhiên chưa từng có bằng chứng xác đáng cho các thông tin trên. Nguồn ảnh: Air Power Mời độc giả xem Video: Cận cảnh hệ thống tên lửa 2K12 Kub khai hỏa tiêu diệt chính xác mục tiêu bay.
Dòng tên lửa đất đối không tầm trung cơ động đầu tiên của Liên Xô mang tên 2K12 Kub hay còn có biệt danh là " 3 ngón tay thần chết" bắt đầu được nước này nghiên cứu và phát triển kể từ năm 1958. Nguồn ảnh: Wiki.
Ban đầu, các tổ hợp 2K12 Kub được yêu cầu có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bay với tốc độ 420 - 600 mét/giây từ độ cao khoảng 100 mét tới 7 km và tầm bắn tối đa 20 km. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngoài ra, các tướng lĩnh Liên Xô còn yêu cầu yêu cầu tỷ lệ bắn hạ mục tiêu của loại vũ khí này phải đạt 70%, nghĩa là bắn 10 phát phải trúng tối thiểu 7 phát. Nguồn ảnh: Wiki.
Năm năm sau đó, tên lửa Kub của Liên Xô đã lần đầu tiên bắn thử mục tiêu bay vào ngày 18/12/1963 với mục tiêu giả định của nó là một máy bay ném bom Ilyushin Il-28 và tiêu diệt chính xác mục tiêu. Nguồn ảnh: Wiki.
Sau đó, hệ thống tên lửa phòng không này của Liên Xô tiếp tục được thử nghiệm tới năm 1966, vượt qua một loạt các rào cản kỹ thuật mà nó gặp phải, tới năm 1967, hệ thống 2K12 Kub chính thức được trang bị cho các đơn vị quân đội của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngay lập tức sau khi được đưa vào trang bị, tên lửa Kub đã nhận được yêu cầu hiện đại hóa để cải tiện các đặc tính chiến đấu bao gồm tầm bắn xa hơn, thời gian triển khai ngắn hơn. Chính yêu cầu này đã dẫn tới sự ra đời của Kub-M1 vào năm 1973. Nguồn ảnh: Wiki.
Phiên bản cuối cùng của dòng tên lửa Kub mang mã "Kub-M4". Sử dụng các thành phần của Kub-M3 và kèm theo khả năng nhận thông tin điều khiển hỏa lực tiêu diệt mục tiêu từ xe mang radar và ống phóng. Nguồn ảnh: Wiki.
Nguyên bản, trên mỗi xe phóng của Kub sẽ bao gồm ba quả đạn tên lửa. Đây là loại tên lửa 9M336, sử dụng hệ thống dẫn đường bán chủ động. Ở phiên bản Kub-M4 mới nhất, tên lửa có khả năng vươn tới độ cao từ 30 mét tới 14 km và có tốc độ tối đa Mach 2. Nguồn ảnh: Wiki.
Tất cả các phiên bản Kub đều sử dụng tên lửa có trọng lượng 630 kg giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất chỉ nằm ở tầm hoạt động và trần bay tối đa mà chúng có thể vươn tới. Nguồn ảnh: Military.
Các tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub từng tham gia vào rất nhiều cuộc chiến trên thế giới trong cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Hiện tại, trên thế giới có khoảng hơn 20 nước có sử dụng loại tên lửa này trong biên chế quân đội của mình. Nguồn ảnh: Oryx.
Nhiều thông tin cho rằng Việt Nam cũng sở hữu loại vũ khí này, tuy nhiên chưa từng có bằng chứng xác đáng cho các thông tin trên. Nguồn ảnh: Air Power
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh hệ thống tên lửa 2K12 Kub khai hỏa tiêu diệt chính xác mục tiêu bay.