Một trong những quốc gia vẫn đang sử dụng phổ biến tên lửa phòng không SA-6 là Ba Lan – mặc dù nước này đã gia nhập khối NATO. Trong ảnh, tên lửa SA-6 rời bệ phóng trong một cuộc tập trận của Quân đội Ba Lan.SA-6 hay có tên thật là tổ hợp tên lửa 2K12 Kub do Liên Xô sản xuất, được biết đến hay là nổi tiếng nhất kể từ cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973. Khi đó, các tổ hợp 2K12 của Ai Cập đã bắn rơi 65 máy bay chiến đấu của Israel chỉ trong vài ngày. Sự đáng sợ của 2K12 Kub đã khiến các phi công Israel đặt cho nó biệt danh "ba ngón tay của thần chết" khi họ trông thấy bệ phóng với 3 đạn tên lửa."Trái tim" của SA-6 - tổ hợp radar điều khiển hỏa lực 1S91 (NATO gọi là Straight Flush) có tầm hoạt động hoạt động 75 km và bắt đầu chiếu mục tiêu và điều khiển tên lửa ở tầm 28 km. Đài radar này có thể điều khiển một hoặc hai tên lửa bay đến một mục tiêu cùng lúc.Bệ phóng tự hành 2P25 đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-568 với phần bệ phóng có thể xoay đổi hướng 360 độ. Trên bệ lắp ba ray phóng với các đạn tên lửa phòng không 3M9.Hiện Quân đội Ba Lan còn có trong biên chế khoảng 30 bệ phóng tên lửa SA-6.Đạn tên lửa của SA-6 trang bị hai động cơ đẩy cho tầm bắn 24km, độ cao đánh chặn 12km, tốc độ hành trình Mach 2,8.Trên đạn được trang bị radar bán chủ động 1SB4 sẽ thu sóng dội lại từ mục tiêu khi đài 1S91 chiếu rọi để tự đưa đạn tới mục tiêu. Ảnh: Đạn tên lửa SA-6 phụt lửa rời bệ phóng hướng ra biển.Trong lịch sử hoạt động, tên lửa SA-6 đã gây ra một sự cố đáng xấu hổ với lực lượng phòng không Ba Lan. Vào ngày 19/8/2003, khẩu đội SA-6 trong một cuộc tập trận đã bắn nhầm máy bay cường kích Su-22M4K khi nó đang bay cách bờ biển 21km. Rất may phi công đã nhảy dù an toàn và được cứu hai tiếng sau đó.Ngoài SA-6, hiện Quân đội Ba Lan vẫn còn duy trì số lượng lớn lên tới 64 tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp 9K33 Osa. Trong đó, có ít nhất 30 tổ hợp đã được nâng cấp lên chuẩn Osa-AKM-P1.Gói nâng cấp này chủ yếu trang bị mới hệ thống nhận diện và phát hiện bị động SIC 12/TA cũng như hệ thống phân biệt bạn-thù ISZ-01 có lẽ phù hợp với việc nhận dạng các máy bay khối NATO với Nga.
Một trong những quốc gia vẫn đang sử dụng phổ biến tên lửa phòng không SA-6 là Ba Lan – mặc dù nước này đã gia nhập khối NATO. Trong ảnh, tên lửa SA-6 rời bệ phóng trong một cuộc tập trận của Quân đội Ba Lan.
SA-6 hay có tên thật là tổ hợp tên lửa 2K12 Kub do Liên Xô sản xuất, được biết đến hay là nổi tiếng nhất kể từ cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973. Khi đó, các tổ hợp 2K12 của Ai Cập đã bắn rơi 65 máy bay chiến đấu của Israel chỉ trong vài ngày. Sự đáng sợ của 2K12 Kub đã khiến các phi công Israel đặt cho nó biệt danh "ba ngón tay của thần chết" khi họ trông thấy bệ phóng với 3 đạn tên lửa.
"Trái tim" của SA-6 - tổ hợp radar điều khiển hỏa lực 1S91 (NATO gọi là Straight Flush) có tầm hoạt động hoạt động 75 km và bắt đầu chiếu mục tiêu và điều khiển tên lửa ở tầm 28 km. Đài radar này có thể điều khiển một hoặc hai tên lửa bay đến một mục tiêu cùng lúc.
Bệ phóng tự hành 2P25 đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-568 với phần bệ phóng có thể xoay đổi hướng 360 độ. Trên bệ lắp ba ray phóng với các đạn tên lửa phòng không 3M9.
Hiện Quân đội Ba Lan còn có trong biên chế khoảng 30 bệ phóng tên lửa SA-6.
Đạn tên lửa của SA-6 trang bị hai động cơ đẩy cho tầm bắn 24km, độ cao đánh chặn 12km, tốc độ hành trình Mach 2,8.
Trên đạn được trang bị radar bán chủ động 1SB4 sẽ thu sóng dội lại từ mục tiêu khi đài 1S91 chiếu rọi để tự đưa đạn tới mục tiêu. Ảnh: Đạn tên lửa SA-6 phụt lửa rời bệ phóng hướng ra biển.
Trong lịch sử hoạt động, tên lửa SA-6 đã gây ra một sự cố đáng xấu hổ với lực lượng phòng không Ba Lan. Vào ngày 19/8/2003, khẩu đội SA-6 trong một cuộc tập trận đã bắn nhầm máy bay cường kích Su-22M4K khi nó đang bay cách bờ biển 21km. Rất may phi công đã nhảy dù an toàn và được cứu hai tiếng sau đó.
Ngoài SA-6, hiện Quân đội Ba Lan vẫn còn duy trì số lượng lớn lên tới 64 tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp 9K33 Osa. Trong đó, có ít nhất 30 tổ hợp đã được nâng cấp lên chuẩn Osa-AKM-P1.
Gói nâng cấp này chủ yếu trang bị mới hệ thống nhận diện và phát hiện bị động SIC 12/TA cũng như hệ thống phân biệt bạn-thù ISZ-01 có lẽ phù hợp với việc nhận dạng các máy bay khối NATO với Nga.