Quân đội Serbia vừa tổ chức đợt tập trận quy mô lớn nhất từ trước tới nay mang tên “Hiệu lệnh 2016” với sự tham gia của nhiều đơn vị chiến đấu chủ lực nước này. Tuy nhiên những hình ảnh đầu tiên của đợt tập trận này khiến không ít người phải thất vọng khi kho vũ khí của của Serbia hầu như không hiện đại hóa sau gần 20 năm kể từ khi Nam Tư sụp đổ.Quân đội Serbia được chính thức tái thành lập từ năm 2006 chỉ với hai quân chủng là Lục quân và Phòng không – Không quân, chúng được xây dựng dựa trên những gì còn lại của Quân đội Nam Tư trước đây. Serbia thừa hưởng nền tảng quốc phòng khá vững chắc từ Nam Tư nhưng dường như nước này lại không mấy mặn mà với việc phát triển quân đội của mình.Lục quân Serbia có quân số khoảng 25.000 người và Phòng không – Không quân là 4.000 người. Trên thực tế quân đội quốc gia Đông Âu này đã bị thu hẹp đáng kể so với năm 2010 (hơn 50.000 quân). Trong ảnh là xe chiến đấu bộ binh BVP M-80 do Nam Tư phát triển từ những năm 1980 được Serbia sử dụng trong đợt tập trận “Hiệu lệnh 2016”.Trang thiết bị quân sự của Serbia đa phần đều do Liên Xô hoặc Nam Tư sản xuất và hầu như không được nâng cấp. Dù từng sở hữu hệ thống phòng không bắn hạ cả chiến đấu cơ tàng hình F-117 Nighthawk của Mỹ nhưng giờ đây Serbia lại duy trì hệ thống phòng không khá khiêm tốn, tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất của nước này là Kvadrat-ML 2K12-ML - biến thể hiện đại hóa của tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub do Liên Xô phát triển. Trong ảnh là hệ thống radar di động 1S91 của 2K12.Lục quân Serbia chỉ sở hữu hơn 850 xe tăng và xe bọc thép các loại, trong đó có 225 xe tăng chiến đấu chủ lực M-84 và T-72. Pháo binh Serbia cũng không khá hơn với 490 pháo kéo và pháo tự hành cùng gần 90 tổ hợp pháo phản lực các loại.Phòng không – Không quân Serbia được trang bị 75 máy bay chiến đấu, 15 máy bay vận tải và 78 trực thăng, 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Neva/Pechora, 3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub và các đơn bị pháo phòng không Bofors 40. Trong ảnh là các xe nạp đạn tên lửa thuộc tổ hợp phòng không S-125 của Serbia.Dàn chiến đấu cơ chính của Serbia là các phi đội J-22 Orao và G-4 Super Galeb đều do Nam Tư phát triển, tuy nhiên chúng chỉ là các máy bay tấn công hạng nhẹ và hầu như không có khả năng tham gia một cuộc chiến tranh hiện đại. Dòng máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Serbia là MiG-29 tuy nhiên chúng chỉ có vỏn vẹn 4 chiếc.Trong tổng số 47 trực thăng vũ trang của Serbia thì có tới 25 chiếc trực thăng vũ trang hạng nhẹ SA-341H, 20 chiếc SA-342L và nước này chỉ có 2 trực thăng tấn công đúng nghĩa là Mi-24. Trong ảnh là cabin đài điều khiển tổ hợp tên lửa phòng không.Trong ảnh là một trạm radar mặt đất được Phòng không – Không quân Serbia triển khai trong “Hiệu lệnh 2016”.Cận cảnh xe phóng thuộc tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub của Serbia, trong số 3 tên lửa trên dàn phóng chỉ có duy nhất một tên lửa đất đối không 3M9M1 hai tên lửa còn lại chỉ là đạn tên lửa mô phỏng dùng trong huấn luyện.Cụm radar điều khiển hỏa lực và dẫn đường SNR-125 "Low Blow" của tổ hợp tên lửa phòng không S-125 của Serbia với tầm hoạt động tối đa là 80km.Ngay bên cạnh SNR-125 là hệ thống radar di động 1S91 của 2K12 Kub.
Quân đội Serbia vừa tổ chức đợt tập trận quy mô lớn nhất từ trước tới nay mang tên “Hiệu lệnh 2016” với sự tham gia của nhiều đơn vị chiến đấu chủ lực nước này. Tuy nhiên những hình ảnh đầu tiên của đợt tập trận này khiến không ít người phải thất vọng khi kho vũ khí của của Serbia hầu như không hiện đại hóa sau gần 20 năm kể từ khi Nam Tư sụp đổ.
Quân đội Serbia được chính thức tái thành lập từ năm 2006 chỉ với hai quân chủng là Lục quân và Phòng không – Không quân, chúng được xây dựng dựa trên những gì còn lại của Quân đội Nam Tư trước đây. Serbia thừa hưởng nền tảng quốc phòng khá vững chắc từ Nam Tư nhưng dường như nước này lại không mấy mặn mà với việc phát triển quân đội của mình.
Lục quân Serbia có quân số khoảng 25.000 người và Phòng không – Không quân là 4.000 người. Trên thực tế quân đội quốc gia Đông Âu này đã bị thu hẹp đáng kể so với năm 2010 (hơn 50.000 quân). Trong ảnh là xe chiến đấu bộ binh BVP M-80 do Nam Tư phát triển từ những năm 1980 được Serbia sử dụng trong đợt tập trận “Hiệu lệnh 2016”.
Trang thiết bị quân sự của Serbia đa phần đều do Liên Xô hoặc Nam Tư sản xuất và hầu như không được nâng cấp. Dù từng sở hữu hệ thống phòng không bắn hạ cả chiến đấu cơ tàng hình F-117 Nighthawk của Mỹ nhưng giờ đây Serbia lại duy trì hệ thống phòng không khá khiêm tốn, tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất của nước này là Kvadrat-ML 2K12-ML - biến thể hiện đại hóa của tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub do Liên Xô phát triển. Trong ảnh là hệ thống radar di động 1S91 của 2K12.
Lục quân Serbia chỉ sở hữu hơn 850 xe tăng và xe bọc thép các loại, trong đó có 225 xe tăng chiến đấu chủ lực M-84 và T-72. Pháo binh Serbia cũng không khá hơn với 490 pháo kéo và pháo tự hành cùng gần 90 tổ hợp pháo phản lực các loại.
Phòng không – Không quân Serbia được trang bị 75 máy bay chiến đấu, 15 máy bay vận tải và 78 trực thăng, 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Neva/Pechora, 3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub và các đơn bị pháo phòng không Bofors 40. Trong ảnh là các xe nạp đạn tên lửa thuộc tổ hợp phòng không S-125 của Serbia.
Dàn chiến đấu cơ chính của Serbia là các phi đội J-22 Orao và G-4 Super Galeb đều do Nam Tư phát triển, tuy nhiên chúng chỉ là các máy bay tấn công hạng nhẹ và hầu như không có khả năng tham gia một cuộc chiến tranh hiện đại. Dòng máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Serbia là MiG-29 tuy nhiên chúng chỉ có vỏn vẹn 4 chiếc.
Trong tổng số 47 trực thăng vũ trang của Serbia thì có tới 25 chiếc trực thăng vũ trang hạng nhẹ SA-341H, 20 chiếc SA-342L và nước này chỉ có 2 trực thăng tấn công đúng nghĩa là Mi-24. Trong ảnh là cabin đài điều khiển tổ hợp tên lửa phòng không.
Trong ảnh là một trạm radar mặt đất được Phòng không – Không quân Serbia triển khai trong “Hiệu lệnh 2016”.
Cận cảnh xe phóng thuộc tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub của Serbia, trong số 3 tên lửa trên dàn phóng chỉ có duy nhất một tên lửa đất đối không 3M9M1 hai tên lửa còn lại chỉ là đạn tên lửa mô phỏng dùng trong huấn luyện.
Cụm radar điều khiển hỏa lực và dẫn đường SNR-125 "Low Blow" của tổ hợp tên lửa phòng không S-125 của Serbia với tầm hoạt động tối đa là 80km.
Ngay bên cạnh SNR-125 là hệ thống radar di động 1S91 của 2K12 Kub.