India Times dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao không quân Ấn Độ (IAF) cho biết, họ sẽ nhận siêu bom xuyên cứng thông minh Spice-2000 vào trung tuần tháng 9 này.Quá trình chuyển giao vũ khí có thể sẽ diễn ra trong khoảng thời gian Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thăm Ấn Độ để hội đàm cùng Thủ tướng Narendra Modi.IAF đã ký hợp đồng mua sắm khẩn cấp 100 quả bom xuyên cứng thông minh Spice-2000 vào tháng 6 vừa qua.IAF muốn có loại vũ khí có thể tấn công chính xác, sau vụ không kích thành công vào một trại huấn luyện của tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammed ở Balakot, Pakistan hồi tháng 2.Trong cuộc không kích vào Balakot, IAF đã sử dụng một phiên bản bom thông minh Spice phóng từ máy bay chiến đấu Mirage-2000.Tuy nhiên, đây không phải là phiên bản bom Spice-2000 và dù có độ chính xác cực cao nhưng nó lại không có đủ sức công phá để phá hủy toàn bộ ngôi nhà.Chính vì thế Ấn Độ mới đẩy nhanh quá trình tiếp nhận phiên bản Spice-2000. New Delhi mong muốn có loại vũ khí vừa có độ chính xác lại vừa có thể phá hủy toàn bộ các trại huấn luyện của tổ chức Jaish-e-Mohammed.Spice-2000 là phiên bản bom xuyên cứng được trang bị đầu đạn Mk84 nặng 429 kg.Nó có thể xuyên qua lớp bê tông dày 0,9 m sau đó phát nổ để phá hủy toàn bộ kết cấu công trình.Spice-2000 là một trong số các vũ khí công nghệ hiện đại của tập đoàn sản xuất vũ khí Rafael, Israel."SPICE" thực ra là một bộ công cụ hướng dẫn được điều khiển bởi EO / GPS do Israel phát triển. Chúng có nhiệm vụ chuyển đổi bom không điều khiển được bằng không khí thành bom dẫn đường chính xác.Loại bom này được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2003 và chính thức phục vụ đắc lực trong biên chế một số nước cho tới nay.Spice-2000 kết hợp dẫn đường bằng vệ tinh và cảm biến quang điện có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ 3 m. Một ưu điểm khác của bom là bộ nhớ của nó có thể nạp trước tới 100 mục tiêu, nhưng mục tiêu cuối cùng sẽ được chọn bởi phi công lái máy bay mang nó.Bom được trang bị bộ vây lái và dẫn hướng chia thành 3 nhóm với tổng cộng 12 vây, cho phép bom lướt trong không trung với khoảng cách tới 60 km.Tuy nhiên, nhược điểm của bom Spice-2000 là đơn giá cao gấp đôi so với bom dẫn đường bằng GPS. Với việc trang bị loại bom thông minh và có sức công phá lớn này, Ấn Độ ít nhiều tạo ra lo ngại từ các đối thủ tiềm tàng trong đó có Trung Quốc và Pakistan.
India Times dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao không quân Ấn Độ (IAF) cho biết, họ sẽ nhận siêu bom xuyên cứng thông minh Spice-2000 vào trung tuần tháng 9 này.
Quá trình chuyển giao vũ khí có thể sẽ diễn ra trong khoảng thời gian Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thăm Ấn Độ để hội đàm cùng Thủ tướng Narendra Modi.
IAF đã ký hợp đồng mua sắm khẩn cấp 100 quả bom xuyên cứng thông minh Spice-2000 vào tháng 6 vừa qua.
IAF muốn có loại vũ khí có thể tấn công chính xác, sau vụ không kích thành công vào một trại huấn luyện của tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammed ở Balakot, Pakistan hồi tháng 2.
Trong cuộc không kích vào Balakot, IAF đã sử dụng một phiên bản bom thông minh Spice phóng từ máy bay chiến đấu Mirage-2000.
Tuy nhiên, đây không phải là phiên bản bom Spice-2000 và dù có độ chính xác cực cao nhưng nó lại không có đủ sức công phá để phá hủy toàn bộ ngôi nhà.
Chính vì thế Ấn Độ mới đẩy nhanh quá trình tiếp nhận phiên bản Spice-2000. New Delhi mong muốn có loại vũ khí vừa có độ chính xác lại vừa có thể phá hủy toàn bộ các trại huấn luyện của tổ chức Jaish-e-Mohammed.
Spice-2000 là phiên bản bom xuyên cứng được trang bị đầu đạn Mk84 nặng 429 kg.
Nó có thể xuyên qua lớp bê tông dày 0,9 m sau đó phát nổ để phá hủy toàn bộ kết cấu công trình.
Spice-2000 là một trong số các vũ khí công nghệ hiện đại của tập đoàn sản xuất vũ khí Rafael, Israel.
"SPICE" thực ra là một bộ công cụ hướng dẫn được điều khiển bởi EO / GPS do Israel phát triển. Chúng có nhiệm vụ chuyển đổi bom không điều khiển được bằng không khí thành bom dẫn đường chính xác.
Loại bom này được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2003 và chính thức phục vụ đắc lực trong biên chế một số nước cho tới nay.
Spice-2000 kết hợp dẫn đường bằng vệ tinh và cảm biến quang điện có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ 3 m. Một ưu điểm khác của bom là bộ nhớ của nó có thể nạp trước tới 100 mục tiêu, nhưng mục tiêu cuối cùng sẽ được chọn bởi phi công lái máy bay mang nó.
Bom được trang bị bộ vây lái và dẫn hướng chia thành 3 nhóm với tổng cộng 12 vây, cho phép bom lướt trong không trung với khoảng cách tới 60 km.
Tuy nhiên, nhược điểm của bom Spice-2000 là đơn giá cao gấp đôi so với bom dẫn đường bằng GPS. Với việc trang bị loại bom thông minh và có sức công phá lớn này, Ấn Độ ít nhiều tạo ra lo ngại từ các đối thủ tiềm tàng trong đó có Trung Quốc và Pakistan.