Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11 đã công khai tuyên bố rằng, Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga đã phóng một tên lửa siêu thanh tầm trung mới, có tên mã là Oreshnik về phía Ukraine, để đáp trả việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp, tấn công vào lãnh thổ Nga.Giới quan sát nhìn chung cho rằng, tên lửa Oreshnik được Nga sử dụng lần này, được cải tiến từ tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh. Theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới được Mỹ và Nga ký kết, RS-26 Rubezh là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng nó cũng có thể được phân loại là tên lửa đạn đạo tầm trung, khi mang trọng tải nặng hơn và có tầm bắn dưới 5.500 km.Sau vụ tấn công tên lửa tầm xa của Mỹ vào vùng Bryansk của Nga, Đại sứ quán Mỹ tại Kiev cảnh báo, Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công tên lửa cực mạnh vào Ukraine ngày 20/11. Một số chuyên gia phương Tây chỉ ra rằng, cảnh báo do Đại sứ quán Mỹ đưa ra là “rất bất thường” và là lần đầu tiên được đưa ra, kể từ xung đột Nga-Ukraine. Các kênh truyền hình Ukraina đưa tin, Văn phòng Tổng thống Ukraine đã phớt lờ cảnh báo từ Điện Kremlin, thông qua Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi về hậu quả của việc sử dụng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.Vào sáng sớm ngày 21/11, Không quân Ukraine báo cáo rằng, hệ thống cảnh báo phòng không của họ đã phát hiện một tên lửa đạn đạo liên lục địa, do Nga phóng hướng tới thành phố Dnipropetrovsk ở miền đông Ukraine. Nơi này “tình cờ” cũng là quê hương của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ông Serhiy Lysak, thống đốc vùng Dnipropetrovsk của Ukraine, cho biết ít nhất một nhà máy quốc phòng ở địa phương đã bị tấn công trong vụ tấn công. Trong khi Quân đội Ukraina tuyên bố rằng, họ không có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Các chuyên gia Nga cho biết, tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh là dự án hệ thống tên lửa chiến lược di động trên mặt đất của Nga, được xếp vào loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Nó là phiên bản nâng cấp của dự án RS-24 Yars và được trang bị đầu đạn dẫn đường mới, có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. RS-26 Rubezh cũng là phiên bản cải tiến của hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược Topol-M. Tên lửa có tầm bắn hơn 6.000 km và trọng lượng phóng 50 tấn, tương đương với trọng lượng phóng của 3 tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M. Các chuyên gia thế giới cũng đang “rối trí” về việc Moscow sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới trong chiến đấu. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, nhưng lần này Quân đội Nga phóng tên lửa mang đầu đạn thông thường.Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre, ngày 21/11 đã xác nhận, Quân đội Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung về phía Ukraine, nhưng điều này sẽ không ngăn cản Mỹ và chính quyền Biden sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Một số chuyên gia cho rằng, dù là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hay tên lửa đạn đạo tầm trung, thì tầm bắn không phải là yếu tố quan trọng nhất. Tên lửa được Nga sử dụng lần này mang nhiều đầu đạn, vốn chỉ liên quan đến tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Tổng thống Putin đã nói rõ vào ngày 21/11 rằng, tên lửa của Nga phóng lần này không mang đầu đạn hạt nhân.Nhà Trắng cũng cho biết, họ không ngạc nhiên khi Tổng thống Putin chấp thuận những thay đổi trong chính sách quốc gia cơ bản của Nga về răn đe hạt nhân và đặt ra các điều kiện mới cho việc sử dụng kho vũ khí hạt nhân của nước này, đồng thời có nói rõ rằng, Mỹ hiện tại không cần phải điều chỉnh học thuyết hạt nhân của họ. Trong khi đó, vào ngày 22/11, Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng, để tấn công doanh nghiệp Yuzhmash ở Dnepropetrovsk, Nga không sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới Oreshnik như Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, mà là hệ thống tên lửa Kedr, nhưng không nêu rõ chi tiết. Cần lưu ý rằng, thời gian bay của tên lửa từ thời điểm phóng ở vùng Astrakhan đến khi chạm tới cơ sở công nghiệp quân sự ở Dnepropetrovsk là khoảng 15 phút. Tên lửa được trang bị sáu đầu đạn phân hướng, mỗi đầu đạn lần lượt có sáu đầu đạn phụ. Tốc độ của tên lửa ở phần cuối của quỹ đạo, theo radar quan sát của Ukraina, đã vượt quá Mach 11. Tình báo Ukraine cũng cho biết, họ đã nắm được các cuộc thử nghiệm tổ hợp tên lửa Kedr đã diễn ra tại bãi thử nghiệm Kapustin Yar ở vùng Astrakhan vào mùa thu năm 2023 và mùa hè năm 2024. Nhưng trên thực tế là thông tin về loại tên lửa Kedr đã xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2021.Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, Nga sẽ phải mất nhiều thời gian để hoàn thành việc phát triển tên lửa loại này và thời gian tổ hợp này được đưa vào biên chế chiến đấu không sớm hơn vào cuối thập niên này. Nhưng tình báo Ukraine cho thấy, Nga đã chế tạo được tên lửa này nhanh hơn nhiều lần so với kế hoạch trước đó. (Nguồn ảnh: Sputnik, Ukrinform, CNN, Wikepedia).
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11 đã công khai tuyên bố rằng, Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga đã phóng một tên lửa siêu thanh tầm trung mới, có tên mã là Oreshnik về phía Ukraine, để đáp trả việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp, tấn công vào lãnh thổ Nga.
Giới quan sát nhìn chung cho rằng, tên lửa Oreshnik được Nga sử dụng lần này, được cải tiến từ tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh. Theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới được Mỹ và Nga ký kết, RS-26 Rubezh là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng nó cũng có thể được phân loại là tên lửa đạn đạo tầm trung, khi mang trọng tải nặng hơn và có tầm bắn dưới 5.500 km.
Sau vụ tấn công tên lửa tầm xa của Mỹ vào vùng Bryansk của Nga, Đại sứ quán Mỹ tại Kiev cảnh báo, Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công tên lửa cực mạnh vào Ukraine ngày 20/11. Một số chuyên gia phương Tây chỉ ra rằng, cảnh báo do Đại sứ quán Mỹ đưa ra là “rất bất thường” và là lần đầu tiên được đưa ra, kể từ xung đột Nga-Ukraine.
Các kênh truyền hình Ukraina đưa tin, Văn phòng Tổng thống Ukraine đã phớt lờ cảnh báo từ Điện Kremlin, thông qua Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi về hậu quả của việc sử dụng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.
Vào sáng sớm ngày 21/11, Không quân Ukraine báo cáo rằng, hệ thống cảnh báo phòng không của họ đã phát hiện một tên lửa đạn đạo liên lục địa, do Nga phóng hướng tới thành phố Dnipropetrovsk ở miền đông Ukraine. Nơi này “tình cờ” cũng là quê hương của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Ông Serhiy Lysak, thống đốc vùng Dnipropetrovsk của Ukraine, cho biết ít nhất một nhà máy quốc phòng ở địa phương đã bị tấn công trong vụ tấn công. Trong khi Quân đội Ukraina tuyên bố rằng, họ không có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Các chuyên gia Nga cho biết, tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh là dự án hệ thống tên lửa chiến lược di động trên mặt đất của Nga, được xếp vào loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Nó là phiên bản nâng cấp của dự án RS-24 Yars và được trang bị đầu đạn dẫn đường mới, có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
RS-26 Rubezh cũng là phiên bản cải tiến của hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược Topol-M. Tên lửa có tầm bắn hơn 6.000 km và trọng lượng phóng 50 tấn, tương đương với trọng lượng phóng của 3 tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Các chuyên gia thế giới cũng đang “rối trí” về việc Moscow sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới trong chiến đấu. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, nhưng lần này Quân đội Nga phóng tên lửa mang đầu đạn thông thường.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre, ngày 21/11 đã xác nhận, Quân đội Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung về phía Ukraine, nhưng điều này sẽ không ngăn cản Mỹ và chính quyền Biden sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Một số chuyên gia cho rằng, dù là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hay tên lửa đạn đạo tầm trung, thì tầm bắn không phải là yếu tố quan trọng nhất. Tên lửa được Nga sử dụng lần này mang nhiều đầu đạn, vốn chỉ liên quan đến tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Tổng thống Putin đã nói rõ vào ngày 21/11 rằng, tên lửa của Nga phóng lần này không mang đầu đạn hạt nhân.
Nhà Trắng cũng cho biết, họ không ngạc nhiên khi Tổng thống Putin chấp thuận những thay đổi trong chính sách quốc gia cơ bản của Nga về răn đe hạt nhân và đặt ra các điều kiện mới cho việc sử dụng kho vũ khí hạt nhân của nước này, đồng thời có nói rõ rằng, Mỹ hiện tại không cần phải điều chỉnh học thuyết hạt nhân của họ.
Trong khi đó, vào ngày 22/11, Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng, để tấn công doanh nghiệp Yuzhmash ở Dnepropetrovsk, Nga không sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới Oreshnik như Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, mà là hệ thống tên lửa Kedr, nhưng không nêu rõ chi tiết.
Cần lưu ý rằng, thời gian bay của tên lửa từ thời điểm phóng ở vùng Astrakhan đến khi chạm tới cơ sở công nghiệp quân sự ở Dnepropetrovsk là khoảng 15 phút. Tên lửa được trang bị sáu đầu đạn phân hướng, mỗi đầu đạn lần lượt có sáu đầu đạn phụ. Tốc độ của tên lửa ở phần cuối của quỹ đạo, theo radar quan sát của Ukraina, đã vượt quá Mach 11.
Tình báo Ukraine cũng cho biết, họ đã nắm được các cuộc thử nghiệm tổ hợp tên lửa Kedr đã diễn ra tại bãi thử nghiệm Kapustin Yar ở vùng Astrakhan vào mùa thu năm 2023 và mùa hè năm 2024. Nhưng trên thực tế là thông tin về loại tên lửa Kedr đã xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2021.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, Nga sẽ phải mất nhiều thời gian để hoàn thành việc phát triển tên lửa loại này và thời gian tổ hợp này được đưa vào biên chế chiến đấu không sớm hơn vào cuối thập niên này. Nhưng tình báo Ukraine cho thấy, Nga đã chế tạo được tên lửa này nhanh hơn nhiều lần so với kế hoạch trước đó. (Nguồn ảnh: Sputnik, Ukrinform, CNN, Wikepedia).