Chính phủ Ấn Độ vừa qua đã quyết định mua lại 26 máy bay Dassault Rafale M từ Pháp, là một phần của chương trình Multi-Role Carrier-Based Aircraft (MRCBF) dành cho các tàu sân bay Ấn Độ.
|
Tiêm kích hạm Rafale do Pháp thiết kế và sản xuất. Ảnh: FP.
|
Được biết, Dassault Rafale M đã vượt qua đối thủ F/A-18 Super Hornet do Boeing sản xuất, và đánh gục hoàn toàn MiG-29K có xuất xứ từ Nga.
Trước đó vào đầu năm 2022, quân đội Ấn Độ đã thực hiện các bài thử nghiệm so sánh giữa Rafale M và F/A-18 Super Hornet. Mẫu Rafale M đã được chọn sau khi thử nghiệm phóng từ tàu sân bay giữa 2 mẫu máy bay trên hoàn tất. Chính phủ Ấn Độ cho biết mẫu Rafale M “phù hợp hơn với các yêu cầu vận hành của Hải quân Ấn Độ” so với đối thủ từ Boeing.
Đồng thời, cũng cần chỉ ra răng việc mua lại gần 30 máy bay chứng tỏ rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục tập trung vào chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 sử dụng cho tàu sân bay trong thời gian tới. Mẫu máy bay này dự kiến sẽ được cất cánh thử nghiệm vào năm 2026 tới, thuộc thế hệ 5 và sẽ có kích cỡ nhỏ hơn so với MiG-29K do Nga sản xuất.
Hiện các thông tin cụ thể về thương vụ Rafale M giữa hai nước vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên Ấn Độ từ chối mua tiêm kích hạm MiG-29K từ phía Nga. Nước này cho biết họ đưa ra quyết định này do các lỗi vận hành khi sử dụng MiG-29K: ít nhất đã có 3 máy bay trên bị phá hủy do nhiều lý do khác nhau.
Tuy vậy, theo The Military Balance 2022, Hải quân Ấn Độ hiện vẫn sở hữu ít nhất 43 máy bay MiG-29K và MiG-29KUB. Sẽ mất rất nhiều thời gian, để Ấn Độ có thể đưa dàn tiêm kích Rafale vào vận hành và đưa MiG-29K dần ra khỏi biên chế trực chiến của mình.